Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2013 - 2014 môn: Giáo dục công dân - lớp 9

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn: GDCD - Lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:

1. Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

 - Hiểu được công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách nào. Cho ví dụ minh hoạ.

- Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Nắm được thế nào là vi phạm pháp luật. Biết vận dụng kiến thức về pháp luật để làm bài tập tình huống.

2. Về thái độ:

- Rèn luyện kĩ năng làm bài, trình bày những kiến thức có liên quan

- Phân biệt được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2013 - 2014 môn: Giáo dục công dân - lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP CAO BẰNG 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: GDCD - Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm)
Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Để trở thành người lao động tốt, có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ các em cần phải làm gì ?
Câu 2: (2,0 điểm) 
Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách nào? Cho ví dụ cụ thể đối với từng cách?
Câu 3: (2,0 điểm)
Hãy cho biết thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Là một học sinh lớp 9 em có thể làm gì để bảo vệ Tổ quốc ?
Câu 4: (3,0 điểm)
a. Cho tình huống sau:
An là học sinh lớp 11 lấy xe của bố đi chơi. Đang đi xe máy trên đường, bất ngờ một em bé 5 tuổi chạy ngang qua, tai nạn xảy ra, em bé bị ngất đi. Bố em bé có ý định đánh An, nhưng sau đó chỉ yêu cần An đưa giúp em bé đến bệnh viện. An không đồng ý vì cho rằng mình không có lỗi và yêu cầu bố đứa bé bồi thường tiền hư hỏng xe.
 Câu hỏi:
- Em hãy phân tích hành vi đúng sai của các nhân vật trên? 
- Cho biết ai là người vi phạm pháp luật? 
- Nêu các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí mà họ phải chấp hành.
b. Qua tình huống trên em hiểu thế nào là vi phạm pháp luật ?
______________Hết_____________
PHÒNG GD&ĐT TP CAO BẰNG 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: GDCD - Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
	- Hiểu được công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách nào. Cho ví dụ minh hoạ.
- Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Nắm được thế nào là vi phạm pháp luật. Biết vận dụng kiến thức về pháp luật để làm bài tập tình huống.
2. Về thái độ:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài, trình bày những kiến thức có liên quan
- Phân biệt được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
3. Về kĩ năng:
- Nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra
 	- Có thái độ tôn trọng và chấp tốt các quy định của pháp luật.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận 100%
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Nội dung chủ đề
Các cấp độ tư duy
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Nêu được thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Để trở thành người lao động tốt, có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ các em cần phải làm gì
Số câu
0,5
0,5
1,0
Số điểm
2,0
1,0
3,0
Tỉ lệ
20
10
30
2. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
Nêu được công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách nào.
Cho ví dụ về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách trực tiếp và gián tiếp.
Số câu
0,5
0,5
1,0
Số điểm
1,0
1,0
2,0
Tỉ lệ
10%
10%
20%
3. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Nêu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc
 Liên hệ với bản thân về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Số câu
0,5
0,5
1,0
Số điểm
1,0
1,0
2,0
Tỉ lệ
10%
10%
20%
4. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
Nắm được khái niệm vi phạm pháp luật là gì. 
Biết vận dụng kiến thức về pháp luật để làm bài tập tình huống
Số câu
0,5
0,5
1,0
Số điểm
1,0
2,0
3,0
Tỉ lệ
10%
20%
30
Số câu
2,0
1,0
1,0
4,0
Số điểm
5,0
2,0
3,0
10,0
Tỉ lệ
50%
20%
30%
100%
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI:
Câu 1: (3,0 điểm)
Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ? Để trở thành người lao động tốt, có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ các em cần phải làm gì ?
Câu 2: (2,0 điểm) 
Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách nào? Cho ví dụ cụ thể đối với từng cách?
Câu 3: (2,0 điểm)
Hãy cho biết thế nào là bảo vệ Tổ quốc ? Là một học sinh lớp 9 em có thể làm gì để bảo vệ Tổ quốc ?
Câu 4: (3,0 điểm)
a. Cho tình huống sau:
An là học sinh lớp 11 lấy xe của bố đi chơi. Đang đi xe máy trên đường, bất ngờ một em bé 5 tuổi chạy ngang qua, tai nạn xảy ra, em bé bị ngất đi. Bố em bé có ý định đánh An, nhưng sau đó chỉ yêu cần An đưa giúp em bé đến bệnh viện. An không đồng ý vì cho rằng mình không có lỗi và yêu cầu bố đứa bé bồi thường tiền hư hỏng xe.
 Câu hỏi:
- Em hãy phân tích hành vi đúng sai của các nhân vật trên? 
- Cho biết ai là người vi phạm pháp luật? 
- Nêu các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí mà họ phải chấp hành.
b. Qua tình huống trên em hiểu thế nào là vi phạm pháp luật ?
______________Hết_____________
V. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Đáp án
Điểm
1
Lao động là quyền vì: 
Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình. 
1,0
Lao động là nghĩa vụ vì: 
Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước
1,0
Để trở thành người lao động tốt, có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần:
- Cố gắng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, học tập thật tốt.
- Tham gia các hoạt động lao động tại trường, lớp.
- Giúp đỡ cha mẹ làm những công việc nhẹ phù hợp lứa tuổi tại gia đình.
1,0
2
Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách:
- Trực tiếp: Tham gia vào các công việc của Nhà nước; bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. 
0,5
- Gián tiếp: tham gia thông qua các đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 
0,5
Cho ví dụ cụ thể:
- Thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước trực tiếp: Làm cán bộ, công chức nhà nước
0,5
- Thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước gián tiếp: Tham gia đóng ý kiến qua đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; kiến nghị, đóng góp ý kiến bằng văn bản; ....
0,5
3
Khái niệm bảo vệ tổ quốc:
Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1,0
Học sinh cần phải:
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, tu dưỡng đạo đức để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.
 - Tham gia bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh của trường, lớp, địa phương.
 - Tham gia thực hiện chính sách hậu phương quân đội như: thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng...
1,0
4
a. Hành vi vi phạm pháp luật của các nhân vật trên:
- An đi xe máy khi chưa đủ tuổi là vi phạm pháp luật - Vi phạm hành chính
0,5
- An không đồng ý chở người đi cấp cứu là hành vi có lỗi - Vi phạm hình sự theo điều 102 Bộ luật hình sự.
0,5
- An có lỗi nên yêu cầu bố đứa bé bồi thường là không hợp lí. 
- Em bé có lỗi khi qua đường, nhưng chưa đủ năng lực trách nhiệm pháp lí (5 tuổi) nên không truy cứu.
0,5
- Bố em bé có ý định đánh người nhưng chưa thực hiện và không gây hậu quả gì nghiêm trọng nên không vi phạm.
0,5
b. Vi phạm pháp luật là:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 
1,0
VI. XEM XÉT ĐIỀU CHỈNH.

File đính kèm:

  • docGDCD HK II (13-14)DT.doc