Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn khối 7

A . MỤC TIÊU KIỂM TRA.

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình HKI môn ngữ văn với mục đích củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học từ đầu năm của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận. Cụ thể là đánh giá mức độ đạt được sau các bài đã học.

B . HÌNH THỨC KIỂM TRA.

-Hình thức: TNKQ và tự luận.

-Phần TNKQ học sinh làm khoảng trong 15 phút, tự luận khoảng 75 phút.

C . THIẾT LẬP MA TRẬN.

1/ nội dung các bài kiểm tra.

A/ Phần văn: Cổng trường mở ra, mẹ tôi, cuộc chia tay của những con búp bê, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người, sông núi nước Nam, bánh trôi nước, qua Đèo ngang, Bạn đến chơi nhà, cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, cảnh khuya, , tiếng gà trưa, một thứ quà của lúa non: cốm, mùa xuân của tôi.

B/ Tiếng Việt: Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, từ Hán Việt (tt), quan hệ từ, chữa lỗi về quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghia, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.

C/ Tập làm văn: THC về văn biểu cảm, đặc diểm văn biểu cảm, đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm, Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
A . MỤC TIÊU KIỂM TRA.
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình HKI môn ngữ văn với mục đích củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học từ đầu năm của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận. Cụ thể là đánh giá mức độ đạt được sau các bài đã học.
B . HÌNH THỨC KIỂM TRA.
-Hình thức: TNKQ và tự luận.
-Phần TNKQ học sinh làm khoảng trong 15 phút, tự luận khoảng 75 phút.
C . THIẾT LẬP MA TRẬN.
1/ nội dung các bài kiểm tra.
A/ Phần văn: Cổng trường mở ra, mẹ tôi, cuộc chia tay của những con búp bê, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người, sông núi nước Nam, bánh trôi nước, qua Đèo ngang, Bạn đến chơi nhà, cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, cảnh khuya, , tiếng gà trưa, một thứ quà của lúa non: cốm, mùa xuân của tôi.
B/ Tiếng Việt: Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, từ Hán Việt (tt), quan hệ từ, chữa lỗi về quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghia, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.
C/ Tập làm văn: THC về văn biểu cảm, đặc diểm văn biểu cảm, đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm, Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
2/ Thiết lập khung ma trận.
a) Phần trắc nghiệm:
 Möùc ñoä
Noäi dung
Nhaän bieát
Thoâng hieåu
Vaän duïng
Cộng điểm
Thaáp
Cao
Cổng trường mở ra
1
0.25
Cuộc chia tay của những con búp bê
1
0.25
Bạn đến chơi nhà
1
0.25
Sông núi nước Nam
1
0.25
Bánh trôi nước
1
0.25
Qua Đèo ngang
1
0.25
Tiếng gà trưa
1
0.25
Từ ghép
1
0.25
Đại từ
1
0.25
Từ đồng âm
1
0.25
Từ Hán việt
1
0.25
Quan hệ từ
1
0.25
Số câu
7 câu
5 câu
3.0
b) Phần tự luận:
 Möùc ñoä
Noäi dung
Nhaän bieát
Thoâng hieåu
Vaän duïng
Cộng điểm
Thaáp
Cao
Cảnh khuya
1
2.0
Viết văn biểu cảm về con người và sự vật
1
5.0
Số câu
1 câu
1 câu
7.0
D . BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA :
I/ Trắc nghiệm: ( 3điểm) HS trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Nội dung chính của văn bản “ cổng trường mở ra” là gì?
	A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
	B. Kể về tâm trạng một chú bé ngày đầu tiên đi học.
	C. Tâm trạng lo lắng của người con trong đêm trước ngày khai trường của mình.
D. Ghi lại tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai?
	A. Hai con búp bê.	B. Hai anh em Thành và Thủy.
 C. Bố mẹ Thành và Thủy.	D. Cô giáo của Thủy.
Câu 3: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được viết theo thể thơ nào?
 	A. Thất ngôn bát cú.	 B.Thất ngôn tứ tuyệt. 
	C. Lục bát.	 D. Song thất lục bát.
Câu 4: Bài thơ nào được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta viết bằng thơ ?
 	A. Qua Đèo Ngang.	B. Sau phút chi li.
	C. Sông núi nước Nam.	D. Phò giá về kinh.
Câu 5: Ai được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm?
 	A. Huyện Thanh Quan.	B. Hồ Xuân Hương.	 
 	C. Đoàn Thị Điểm.	D.Xuân Quỳnh.
Câu 6: Trong hai câu thơ đầu của bài Qua đèo ngang, cảnh vật Đèo Ngang được miêu tả như thế nào ?
A . Tươi tắn, sinh động. 	B . Phong phú, đầy sức sống.
 C . Um tùm, rậm rạp. 	D . Hoang vắng, thê lương.
Câu 7: Dòng nào sau đây giải thích đúng nghĩa cho từ “ chắt chiu” trong câu “ Dành từng quả chắt chiu” – (Tiếng gà trưa) ?
A . Tiết kiệm, dè sẻn. 	B . Âu yếm, vỗ về.
 C . Quan tâm, chăm sóc. 	D . Giữ gìn, nâng niu.
Câu 8: Từ nào sau đây là từ ghép chính phụ?
	A. Sách vở.	B.Bà ngoại.	C. Bàn ghế.	D. Quần áo.
Câu 9 : Đại từ “ ai ” trong câu ca dao sau đây giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
 “ Ai làm cho bể kia đầy
 Cho ao kia can, cho gầy cò con”.
	A. Chủ ngữ.	B. Vị ngữ.	C. Trạng ngữ. 	D. Phụ ngữ.
Câu 10: Trong câu “ Bác nồi đồng đã bị vứt ra ngoài đồng” đã sử dụng hiện tượng gì của từ ngữ?
 	A. Đồng nghĩa.	B. Trái nghĩa.	C. Đồng âm.	D. Gần âm.
Câu 11: Từ nào có thể thay thế được cho từ “chết” trong câu “ Chiếc xe đã bị chết máy”?
 	A. Mất.	B. Đi. 	C. Qua đời.	D. Hỏng.
Câu 12: Quan hệ từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống trong câu “ Tuy nó nhỏ người..nó học rất giỏi.”?
 	A. Nhưng.	B. Vì.	C. Nên.	D. Và.	
II/ Tự luận (7 điểm)
1/ Chép lại bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. ( 2 điểm) 
2/ Học sinh chọn 1 trong 2 đề:
- Cảm nghĩ về người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em)
- Loài cây em yêu.
III. Hướng dẫn chấm Đề 1.
I. Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
A
C
B
C
D
B
A
C
D
A
II. Tự luận.
1. Chép lại bài thơ " Cảnh khuya"
	Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
	Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
	Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
	Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
2/ TLV
* Đề 1.
Mở bài: 
 -Giới thiệu loài cây và lí do vì sao em thích loài cây đó.
Thân bài: 
 - Miêu tả một vài đặc điểm có sức gợi cảm của cây: Thân, lá, hoa.
 - Kể một vài kỉ niệm gắn bó với cây.
 - Tác dụng của cây đối với đời sống con người.
 - Tác dụng của cây đối với đời sống của em.
Kết bài:
 Tình cảm của em đối với loài cây đó.
* Đề 2
 -MB: Giới thiệu người thân và nêu cảm nghĩ chung khái quát về người thân.
-TB: 
-Miêu tảvài đặc điểm có sức gợi cảm về người thân: ánh mắt, miệng cười...
-Kể vài kỉ niệm gắn bó với người thân.
-Tình cảm của người viết đối với người thân qua cử chỉ, việc làm của người thân
-KB: -Tình cảm của em đối với người thân, lời hứa với người thân.
*Yêu cầu: HS có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu:
- Không lạc đề.
-Văn viết mạch lạc, trôi chảy, có tính liên kết
-Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng
-Biểu điểm:
-Điểm4-5:Bài làm đáp ứng đủ các yêu cầu trên
-Điểm3-4 :Bài làm đáp ứng tương đối đủ các yêu trên, sai sót vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
-Điểm 2- 3: -Bài làm chưa đáp ứng đủ các yêu cầu của đáp án
 -Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chưa chính xác
-Điểm 1-2:-Bài làm sơ sài
-Điểm 0- 1 :Bài làm bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu nhập đề
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
A . MỤC TIÊU KIỂM TRA.
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình HKI môn ngữ văn với mục đích củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học từ đầu năm của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận. Cụ thể là đánh giá mức độ đạt được sau các bài đã học.
B . HÌNH THỨC KIỂM TRA.
-Hình thức: TNKQ và tự luận.
-Phần TNKQ học sinh làm khoảng trong 15 phút, tự luận khoảng 75 phút.
C . THIẾT LẬP MA TRẬN.
1/ nội dung các bài kiểm tra.
A/ Phần văn: Cổng trường mở ra, mẹ tôi, cuộc chia tay của những con búp bê, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người, sông núi nước Nam, bánh trôi nước, qua Đèo ngang, Bạn đến chơi nhà, cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, cảnh khuya, , tiếng gà trưa, một thứ quà của lúa non: cốm, mùa xuân của tôi.
B/ Tiếng Việt: Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, từ Hán Việt (tt), quan hệ từ, chữa lỗi về quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghia, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.
C/ Tập làm văn: THC về văn biểu cảm, đặc diểm văn biểu cảm, đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm, Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
2/ Thiết lập khung ma trận.
a) Phần trắc nghiệm:
 Möùc ñoä
Noäi dung
Nhaän bieát
Thoâng hieåu
Vaän duïng
Cộng điểm
Thaáp
Cao
Bạn đến chơi nhà
1
0.25
Cổng trường mở ra
1
0.25
Cuộc chia tay của những con búp bê
1
0.25
Qua đèo ngang
1
0.25
Tiếng gà trưa
1
0.25
Những câu hát châm biếm
1
0.25
Bánh trôi nước
1
0.25
Chơi chữ
1
0.25
Từ trái nghĩa
1
0.25
Đại từ
1
0.25
Từ Hán Việt
1
0.25
Từ ghép
1
0.25
Số câu
7 câu
5 câu
3.0
b) Phần tự luận:
 Möùc ñoä
Noäi dung
Nhaän bieát
Thoâng hieåu
Vaän duïng
Cộng
Thaáp
Cao
Tiếng gà trưa
1
1
Viết bài văn biểu cảm về con người và sự vật
1
1
Số câu
1
1
2
Số điểm
2 điểm
5 điểm
7 điểm
D . BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA :
I/ Trắc nghiệm: ( 3điểm) HS trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái vào câu trả lời đúng.
Câu 1: Tác giả của văn bản Bạn đến chơi nhà là ai ?
	A . Xuân Quỳnh.	B . Thạch Lam.
	C . Nguyễn Khuyến.	D . Huyện thanh Quan.
Câu 2: Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con như thế nào?
 	A .Căng thẳng hồi hộp . 	B .Thao thức đợi chờ	 
 	C . Phấp phỏng lo lắng 	D . Vô tư thanh thản
Câu 3: “Cuộc chia tay của những con búp bê” Khánh Hoài muốn đề cập đến quyền gì của trẻ em?
 	A.Được vui chơi giải trí.	B. Được đi học, được sống trong gia đình hạnh phúc.
 	C.Được tham gia bầu cử.	D. Được tự do ngôn luận
Câu 4: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào?
 	A .Xế trưa.	B . Đêm khuya.	C .Sớm mai.	D . Xế chiều.
Câu 5: Đặc sắc về nghệ thuật của bài Tiếng gà trưa là: 
	A . cách diễn đạt tự nhiên, với những hình ảnh giản dị, chân thực.
	B . ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.
	C . sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa có giá trị biểu cảm cao
	D . sử dụng rộng rãi lối liên tưởng tưởng tượng.
Câu 6: “Phơi bày những sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu và sự việc đáng cười trong xã hội” là nội dung của:
 	A .Những câu hát về tình cảm gia đình.	B. Những câu hát than thân.	
 	C . Những câu hát châm biếm.	D . Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước.
Câu 7: Trong bài thơ Bánh trôi nước, câu nào sau đây nói về số phận long đong của người phụ nữ trong xã hội cũ?
	A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn.	B. Bảy nổi ba chìm với nước non.
	C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.	D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 8: Tác giả sử dụng lối chơi chữ nào trong câu: 
 “Cô Xuân đi chợ hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông.”
	A . Dùng lối nói lái.	B . Dùng cặp từ trái nghĩa.
	C . Dùng cách điệp âm.	D . Dùng từ đồng âm.	
Câu 9: Cặp từ trái nghĩa nào có thể phù hơp để điền vào chỗ trống trong câu:
 “ Khi . muốn khóc, . tênh lại cười”
	A. vui- buồn.	B. trẻ- già.	C. đi – về.	D. gần – xa.
Câu 10:.Đại từ nào sau đây không phải để hỏi vế không gian?
	A. Ở đâu.	B. Khi nào.	C. Nơi đâu	D. Chỗ nào 
 Câu 11: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời?
	A. Thiên lí.	B. Thiên thư.	C. Thiên hạ.	D. Thiên thanh.
Câu12: Từ nào sau đây là từ ghép đẳng lập ?
	A. Nhà xe.	B. Xe đạp .	C. Hoa hồng .	D. Làm ăn.
II/ Tự luận (7 điểm)
1/ Nêu ý nghĩa bài thơ "Tiếng gà trưa". ( 2 điểm)
2/ Học sinh chọn 1 trong 2 đề:
- Cảm nghĩ về người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em)
- Loài cây em yêu.
III. Hướng dẫn chấm Đề 2.
I. Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
B
A
A
C
B
D
A
B
C
D
II. Tự luận.
1/ Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
2/ TLV
* Đề 1.
Mở bài: -Giới thiệu loài cây và lí do vì sao em thích loài cây đó.
Thân bài: 
 - Miêu tả một vài đặc điểm có sức gợi cảm của cây: Thân, lá, hoa.
 - Kể một vài kỉ niệm gắn bó với cây.
 - Tác dụng của cây đối với đời sống con người.
 - Tác dụng của cây đối với đời sống của em.
Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó.
* Đề 2
 -MB: Giới thiệu người thân và nêu cảm nghĩ chung khái quát về người thân.
-TB: 
-Miêu tảvài đặc điểm có sức gợi cảm về người thân: ánh mắt, miệng cười...
-Kể vài kỉ niệm gắn bó với người thân.
-Tình cảm của người viết đối với người thân qua cử chỉ, việc làm của người thân
-KB: -Tình cảm của em đối với người thân, lời hứa với người thân.
*Yêu cầu: HS có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu:
- Không lạc đề.
-Văn viết mạch lạc, trôi chảy, có tính liên kết
-Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng
-Biểu điểm:
-Điểm4-5:Bài làm đáp ứng đủ các yêu cầu trên
-Điểm3-4 :Bài làm đáp ứng tương đối đủ các yêu trên, sai sót vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
-Điểm 2- 3: -Bài làm chưa đáp ứng đủ các yêu cầu của đáp án
 -Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chưa chính xác
-Điểm 1-2:-Bài làm sơ sài
-Điểm 0- 1 :Bài làm bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu nhập đề
Giaó viên bộ môn
Lâm Quôc Hồ

File đính kèm:

  • docHỌC KÌ I VĂN 7 năm 2014 - 2015.doc