Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử 9 - Lịch sử thế giới hiện đại (Từ giữa năm 1945 đến nay)

Câu 6. “ASEAN cộng ba” tức là ba quốc gia nào hợp tác phát triển với ASEAN nhiều mặt nhất?

A. Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. B. Trung Quốc, Hàn Quốc, Mĩ.

*C. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. D. Trung Quốc, Nga, Nhật.

Câu 7. Những chi tiết nào cho thấy châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo?

A. 1/4 dân số đói kinh niên. B. 32/57 quốc gia nghèo nhất thế giới.

C. Nợ nước ngoài lên đến 300 tỉ USD. *D. Cả 3 đều đúng.

Câu 8. Mối quan hệ giữa Việt Vam và Cu-ba đang ở phương diện nào?

A. Đối đầu nhau. B. Qua hệ anh em gắn bó với nhau.

C. Quan hệ trung lập. D. Không quan tâm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6576 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử 9 - Lịch sử thế giới hiện đại (Từ giữa năm 1945 đến nay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2014
Tiết: 19
Tuần: 19
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ 9
NĂM HỌC: 2014-2015
CHỦ ĐỀ
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Từ giữa năm 1945 đến nay)
Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra HKI.
* Kiến thức:
- Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Các nuốc Á, Phi, Mĩ La – tinh từ năm 1945 đến nay.
- Mĩ, Nhật Ban, Tây Âu từ năm 1945 đến nay.
* Giáo dục: Ý thức học tập, không quay cóp, không sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra.
* Kỹ năng: Làm tốt tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra học kì I.
Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra HKI.
	Kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan là tự luận trong đề thi HKI.
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra HKI (Bảng mô tả)
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
thời gian tồn tại của chế độ XHCN ở Liêng bang Xô Viết.
Số câu: 2
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Các nuốc Á, Phi, Mĩ La – tinh từ năm 1945 đến nay.
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
ASEAN cộng ba.
châu Phi trong tình trạng đói nghèo.
Vì sao nói năm 1960 là “Năm châu Phi”?
Thái Lan là vùng đệm cho các nước đế quốc.
mối quan hệ VN Cu-ba
Số câu: 6
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 6
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
Mĩ, Nhật Ban, Tây Âu từ năm 1945 đến nay.
chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ.
Nhật bản khôi phục kinh tế sau 1945.
sự phát triển thần kì
hiểu gì về mối quan hệ VN và Mĩ
Số câu: 2
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 2/3+ 2/3
Số điểm: 4,0
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1/3
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1/3
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ: 60%
Tổng Số câu: 10
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 5+2/3 +2/3
Số điểm: 6,5
Tỉ lệ: 65%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1/3
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1/3
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
TS câu: 10
TS điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận. 
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM)
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)
Câu 1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào năm nào?
A. 1949.	*B. 1957.	C. 1961	D. 1967.
Câu 2. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết tồn tại trong thời gian bao lâu?
*A. 74 năm.	B. 75 năm.	C. 76 năm.	D. 77 năm.
Câu 3. Vì sao nói: Năm 1960 là “Năm châu Phi?
A. Cả châu Phi thoát khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân.
B. Đảng Cộng sản ở một số nước châu Phi được thành lập.
*C. 17 quốc gia châu Phi tuyên bố độc lập.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 4. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời vào thời gian nào?
A. 01/09/1949.	*B. 01/10/1949.	C. 10/01/1949.	D. 01/10/1959.
Câu 5. Vì sao nói: Thái Lan là một quốc gia không bị các nước đế quốc xâm lược?
A. Thái Lan có chính sách kinh tế tốt.	B. Thái Lan ít nguồn tài nguyên khoáng sản.
C. Thái Lan là vùng đệm cho các nước đế quốc.	D. Thái Lan trở thành nước đế quốc.
Câu 6. “ASEAN cộng ba” tức là ba quốc gia nào hợp tác phát triển với ASEAN nhiều mặt nhất?
A. Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.	B. Trung Quốc, Hàn Quốc, Mĩ.
*C. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.	D. Trung Quốc, Nga, Nhật.
Câu 7. Những chi tiết nào cho thấy châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo?
A. 1/4 dân số đói kinh niên.	B. 32/57 quốc gia nghèo nhất thế giới.
C. Nợ nước ngoài lên đến 300 tỉ USD.	*D. Cả 3 đều đúng.
Câu 8. Mối quan hệ giữa Việt Vam và Cu-ba đang ở phương diện nào?
A. Đối đầu nhau.	B. Qua hệ anh em gắn bó với nhau.	
C. Quan hệ trung lập.	D. Không quan tâm.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)
Câu 1. (3,0 điểm) Nêu chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ từ sau năm 1945 đến nay? Em biết gì về mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Mĩ hiện nay?
Câu 2: (3,0 điểm) Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ hai? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm.
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM)
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
C
B
C
C
D
B
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)
Câu 1. (3,0 điểm) Nêu chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ từ sau năm 1945 đến nay? Em biết gì về mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Mĩ hiện nay?
Trả lời: 
* Chính sách đối nội, đối ngoại:
- Ban hành đạo luật phản động chống ĐCS Mĩ, phong trào công nhân và dân chủ.	(0,5đ)
- Mặt dù gặp nhiều khó khăn, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ, của người da đen 1963, phong trào chống chiến tranh Việt Nam 1969-1972.	(0,5đ)
- Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” với mưu đồ thống trị thế giới, chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân, viện trợ cho chính quyền thân Mĩ, gây chiến tranh xâm lược (Việt Nam).	(1,0đ)
* Mối quan hệ: (Học sinh tự trả lời đạt được một trong các ý sau:..)	(1,0đ)
- Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao vớiViệt Nam vào ngày 11 tháng 7, 1995.
- Họ ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000
- Qua những tổ chức phi chính phủ, Hoa Kỳ cũng thường xuyên viện trợ nhân đạo cho Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.
- 5/2007, Quốc hội Hoa Kỳ đã phân bổ khoản ngân sách 3 triệu USD nhằm khắc phục ảnh hưởng của chất độc da cam và môi trường tại một số điểm nóng nhất và năm 2009 tăng lên 6 triệu USD
Câu 2: (3,0 điểm) Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ hai? Những nguyên nhân nào dẫn đến “sự phát triển thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Trả lời:
* Khôi phục kinh tế:
- Những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản tăng trưởmg mạnh mẽ “sự phát triển thần kì” với những thành tựu: tăng trưởng công nghiệp, tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP), kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.	(1,0đ)
- Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.	(0,5đ)
- Nguyên nhân phát triển: con người Nhật được đào tạo chu đáo, có sự quản lý hiệu quả của các xí nghiệp, công ty, biết đề ra chiến lược phát triển của chính phủ Nhật.	(0,5đ)
- Trong thập niên 90, kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài, có năm tăng trưởng âm (1997 âm 0.7%, 1998 âm 1.0%). Nên nền kinh tế Nhật đòi hỏi cải cách theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật.	(1,0đ)
* Nguyên nhân “sự phát triển thần kì”: nhờ đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ mở chiến tranh xâm lược Triều Tiên (1950- 1953), Việt Nam (1954-1975). Đây được coi là cơ hội của Nhật để phát triển kinh tế và được gọi là “Ngọn gió thần kì”.	(1,0đ)
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra HKI.
	Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
	1. Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
	2. Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp).
	3. Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).
	4. Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
DUYỆT CỦA BGH
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Mỹ Bình, ngày 14/10/2014
NGƯỜI RA ĐỀ

File đính kèm:

  • docDe thi HKI LS9 matrandapan moi 1415.doc
Giáo án liên quan