Đề kiểm chất lượng 8 tuần kỳ I môn: Ngữ văn 8 - Đề số 3

4- Trong văn bản tự sự yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể.

A- Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn

B- Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn

C- Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn

D- Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật

5-“ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A- Bút kí C- Hồi kí

B- Truyện ngắn D-Tiểu thuyết

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm chất lượng 8 tuần kỳ I môn: Ngữ văn 8 - Đề số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phßng GD-§T H¶i HËu
Tr­êng. THCS H¶i Hµ
.......................
§Ò thi 8 tuÇn
M«n Ng÷ v¨n - Líp 8
Thêi gian lµm bµi 90 phót
I . Phần I: Trắc nghiệm
Bài1(2 điểm) khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1.Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?
A- Rũ rượi C- Xộc xệch
B- Hu hu D- Vật vã
2- Các từ sau từ nào không phải từ tượng hình?
A- Vật vã C- Xôn xao
C- Rũ rượi D- Xộc xệch
3- Tóm tắt văn bản tự sự là gì?
A- Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn
B-Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn
C- Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu cảu văn bản một cách ngắn gọn
D- Là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản
4- Trong văn bản tự sự yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể.
A- Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn
B- Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn
C- Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn
D- Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật
5-“ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
A- Bút kí C- Hồi kí
B- Truyện ngắn D-Tiểu thuyết
6- Nhân vật chính trong tác phẩm “ Tôi đi học” là ai?
A- Người mẹ C- Người thầy giáo
B- Ông Đốc D- Nhân vật “ tôi”
7-Đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió” được kể bằng lời kể của ai?
A- Đôn Ki-Hô-Tê C-Xan-chôPan-xa
B-Xéc –van –téc D-Các nhân vật khác
8- Đối với giôn –xi ,chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?
A- Nếu chiếc lá rụng thì cô sẽ rất đau khổ
B- Nếu chiếc lá rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa
C- Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa
D- Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.
II- Tự luận:
Câu 1: Thế nào là trường từ vựng ? Lấy 1 ví dụ về trường từ vựng?
Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi đã oà lên khóc rồi cứ thế nức nở, mẹ tôi cũng sụt sùi theo”
 ( Trích “Trong lòng mẹ”- Nguyên Hồng)
 Câu 3: Từ văn bản“ Tôi đi học” của Thanh Tịnh em hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình.
III. Đáp án:
Phần: Trắc nghiệm 
Câu 1: B Câu 5:D
Câu 2: C Câu 6: D
Câu 3:A Câu 7:B
Câu 4:D Câu 8:D
( Đúng mỗi câu 0, 25đ)
Phần tự luận:
 Câu 1: Trả lời đúng khái niệm trường từ vựng như sgk cho 0,5 đ
Lấy đúng vd cho 0,5 đ
Câu 2: ( 3đ)
Trả lời theo các ý sau:
*Nội dung khái quát của đoạn văn:
- Miêu tả trạng thái xúc động mừng rỡ cuống cuồng và niềm hạnh phúc khi gặp mẹ
- Để diễn tả cảm giác mừng rỡ, trạng thái xúc động khi gặp mẹ của chú bé Hồng, đoạn văn có sự kết hợp khéo léo giữa các phương thức kể tả và biểu cảm .
- Trạng thái xúc động được miêu tả qua những từ ngữ: “ thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi” 
 - Đó là cử chỉ vội vã bối rối lập cập. Sự mừng rỡ đến cuống cuồng của đứa con lâu ngày được gặp mẹ, khao khát tình mẹ được diễn tả bằng động từ tính từ.
 - Ba từ “ oà khóc, nức nở, sụt sùi” thuộc cùng một trường nghĩa nối nhau miêu tả các dạng thức đặc biệt của tiếng khóc. Đây là âm thanh, tiếng khóc của bao nỗi niềm tâm trạng của hai mẹ con, tủi thân bàng hoàng sung sướng.
- Giọt nước mắt lần này khác hẳn giọt nước mắt lần khác khi trò chuyện với bà cô, không còn là giọt nước mắt đau đớn và căm tức, hờn giỗi tức tưởi mà là giọt nước mắt hạnh phúc mãn nguyện.
- Qua đó thấy được lòng khao khát tình mẹ, tình yêu mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng.
* Lưu ý: Nếu trình bày đủ các ý trên và diễn đạt thành một bài văn ngôn ngữ trong sáng, hàm xúc cho 3 điểm.
* Nếu trình bày được 2/3 ý cho 2 điểm.
* Nếu trình bày được 1/2 ý cho 1,5 điểm. 
* Nếu diễn đạt thành một bài văn và chỉ nêu được vài ý cho 1 – 0,5 điểm.
* Nếu lạc đề không có điểm nào.
Câu 3: Phần mở bài đảm bảo các ý sau: 
Giới thiệu sự việc: Những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học của mình.
Giới thiệu nhân vật: Tôi hồi tưởng lại những kỉ niệm và kể lại.
Tình huống xảy ra câu chuyện 
( Nếu đủ các ý trên cho 0,5 điểm)
Thân bài:
Hồi tưởng lại ngày đầu tiên đến trường.
Đêm trước ngày khai trường ( mẹ chuẩn bị quần áo sách vở)
Tâm trạng háo hức hồi hộp.
Sáng hôm sau: Dậy sớm mặc quần áo mới và sách vở đến trường.
Lúc ấy thấy mình lớn hơn, trạng trọng hơn.
Kỉ niệm xuất dọc đường đến trường : tung tăng đi bên mẹ, nhìn cảnh vật xung quoanh, con người, bạn bè, ý ới gọi nhau vui vẻ. Lòng hồi hộp phấn khởi.
Ngôi trường mới khang trang đồ sộ.
Trên sân trường thấy dày đặc cả người.
Thấy các bạn học sinh: có bạn khóc, tủi thân.
Khi nghe thầy giáo gọi tên mình vào lớp thấy rạo rực hồi hộp.
Nhìn vào lớp học thấy vừa lạ vừa quen.
( Nêu được các ý trên cho 3 điểm: Văn phong trong sáng các yếu tố tự sự miêu tả kết hợp chặt chẽ với nhau, nếu các ý không đầy đủ mà bài viết mạch lạc cho 2,5 điểm, ..... Dựa trên cơ sở bài viết của học sinh để cho điểm.)
Kết bài:
 Cảm nghĩ của mình về ngày đến trường, vui sướng và nhớ mãi.
 - Hứa sẽ chăm ngoan học tập để xây dựng quê hương và nhà cửa ( 0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docH.Ha.doc
Giáo án liên quan