Đề khảo sát chất lượng khối 10 lần 1 năm học 2014-2015 môn: Hóa học

B. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1 (2,75 điểm)

Trong mỗi nguyên tố được mô tả dưới đây, hãy xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.

1. Nguyên tố (A) có số hiệu nguyên tử là 16.

2. Các electron của nguyên tử nguyên tố (B) được phân bố trên 3 lớp, trong đó tổng số electron lớp ngoài cùng bằng 1/3 tổng số electron.

3. Trong cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố (D) có số electron ở phân lớp 3d chỉ bằng một nửa số electron ở phân lớp 4s.

4. Tổng số hạt cơ bản trong ion M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng khối 10 lần 1 năm học 2014-2015 môn: Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đề thi có 2 trang)
Ngày thi 29/11/2014
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 10 LẦN I
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: Hóa học
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
Học sinh ghi rõ mã đề vào tờ giấy thi trước khi làm bài
Mã đề thi 132
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Br = 80; I = 127; Sr = 88 ; Ba = 137; NA = 6,02.1023
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ..
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): 
Câu 1: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. NaF.	B. CH4.	C. CO2.	D. H2O.
Câu 2: Phân tử có liên kết cộng hoá trị phân cực là:
A. NH3.	B. NaCl.	C. Cl2.	D. O2.
Câu 3: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị là
A. 50%.	B. 54%.	C. 27%.	D. 73%.
Câu 4: Cho nguyên tử của nguyên tố X có cấu tạo như sau (hình vẽ):
Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô số 7, chu kì 2, nhóm VA	B. Ô số 7, chu kì 2, nhóm VIIA.
C. Ô số 5, chu kì 2, nhóm VA	D. Ô số 5, chu kì 7, nhóm VIIA.
Câu 5: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm () lần lượt là
A. 13 và 13.	B. 13 và 15.	C. 12 và 14.	D. 13 và 14.
Câu 6: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.	B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.	D. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
Câu 7: Ở 20oC có khối lượng riêng của Au là 19,32 gam/cm3. Với giả thiết các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích mạng tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng của các quả cầu và nguyên tử khối của Au là 196,97u. Bán kính nguyên tử gần đúng Au là:
A. 1,22.10-8 cm	B. 1,44.10-8 cm	C. 2,12.10-8 cm	D. 1,75.10-8 cm
Câu 8: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. Y < M < X < R.	B. M < X < Y < R.	C. M < X < R < Y.	D. R < M < X < Y.
Câu 9: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L. Số proton có trong nguyên tử X là
A. 8.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: X, Y, Z ? Biết 
A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
B. X và Z có cùng số khối.
C. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.
D. X và Y có cùng số nơtron.
Câu 11: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong R+ là
A. 10.	B. 21.	C. 22.	D. 11.
Câu 12: Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức là M2O là 140, trong phân tử X thì tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số proton có trong nguyên tử M là:
A. 15	B. 11	C. 14	D. 19
Câu 13: Chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr.	B. SO2.	C. CO2.	D. H2O.
Câu 14: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s22s22p43s1.	B. 1s22s22p63s1.	C. 1s22s22p63s2.	D. 1s22s22p53s2.
Câu 15: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là
A. X2Y5.	B. X2Y3.	C. X3Y2.	D. X5Y2.
B. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Bài 1 (2,75 điểm)
Trong mỗi nguyên tố được mô tả dưới đây, hãy xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
1. Nguyên tố (A) có số hiệu nguyên tử là 16.
2. Các electron của nguyên tử nguyên tố (B) được phân bố trên 3 lớp, trong đó tổng số electron lớp ngoài cùng bằng 1/3 tổng số electron.
3. Trong cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố (D) có số electron ở phân lớp 3d chỉ bằng một nửa số electron ở phân lớp 4s.
4. Tổng số hạt cơ bản trong ion M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.
Bài 2 (0,75 điểm)
Biết thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro và trong oxit cao nhất tương ứng là a và b. với a:b = 54:17. Xác định tên nguyên tố R.
Bài 3 (2,0 điểm)
Nguyên tử nguyên tố hiđro có 3 đồng vị ; Nguyên tử nguyên tố clo có 2 đồng vị .
1. Từ 3 đồng vị của nguyên tử hiđro và 2 đồng vị của nguyên tử clo có thể tạo ra được tối đa bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau ?
2. Biết nguyên tử khối trung bình của clo là 35,45. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của trong clorua vôi (CaOCl2). Cho O: 16, Ca: 40.
3. Trong 17,725 gam khí clo có bao nhiêu nguyên tử ?
Bài 4 (1,5 điểm)
Cho 6,4 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì liên tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl 14,6% (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch Y.
1. Xác định hai kim loại và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
2. Tính C% các muối trong dung dịch Y.
Ghi chú: 	Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn.
	Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_thi_20150726_095803.doc