Đề cương ôn thi học kỳ 2 môn Hóa lớp 9

g) Chất béo (RCOO3)C3H5:

- Tác dụng với nước tạo thành glixerol và các axit béo (phản ứng thủy phân):

Pthh: (RCOO3)C3H5 + 3H2O t◦, axit C3H5(OH)3 + 3RCOOH

- Đun nóng chất béo với kiềm, chất béo cũng bị thủy phân nhưng tạo ra glixerol và muối của các axit béo (phản ứng xà phòng hóa):

Pthh: (RCOO3)C3H5 + 3NaOH t◦ C3H5(OH)3 + 3RCOONa

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kỳ 2 môn Hóa lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ 2 MÔN HÓA LỚP 9A3
I/ Lý Thuyết: 
Viết CTCT của các HCHC. Chú ý hợp chất có chứa O (Học tờ đã vẽ).
Khái niệm và phân loại hợp chất hữu cơ: 
Khái niệm hợp chất hữu cơ: Là những hợp chất của cacbon (trừ CO; CO2; H2CO3 và các muối cacbonat kim loại)
Phân loại hợp chất hữu cơ: Gồm 2 loại:
Hiđrocacbon là những hợp chất chỉ chứa cacbon và hiđro như: CH4; C2H4; C2H2; ...
Dẫn xuất hiđrocacbon là những hợp chất hữu cơ ngoài cacbon và hiđro, trong phân tử còn có các nguyên tố khác: oxi, nitơ, clo,.như: C2H6O; C2H5O2N; C2H5Cl ...
Tính chất hóa học của các hiđrocacbon: Metan (CH4); Etilen (C2H4); Axetilen (C2H2); Benzen (C6H6); Rượu etylic (C2H6O); Axit axetic (C2H4O2); Chất béo (RCOO3)C3H5; Glucozơ (C6H12O6).
Metan (CH4):
Tác dụng với oxi tạo thành khí cacbon đioxit và nước:
Pthh: CH4 + 2O2 t◦ CO2 + H2O
Tác dụng với Clo (phản ứng thế):
Pthh: CH4 + Cl2 ánh sáng CH3Cl + HCl
Etilen (C2H4):
Tác dụng với oxi tạo thành khí cacbon đioxit và nước:
Pthh: C2H4 + O2 	 t◦	 2CO2 + H2O
Tác dụng với dung dịch brom tạo thành đibrometan (phản ứng cộng):
Pthh: C2H4 + Br2 	 C2H4Br2
Phản ứng trùng hợp.
Pthh: nCH2=CH2 xt,t,p	 (‒CH2‒ CH2‒)n
Axetilen (C2H2):
Tác dụng với oxi tạo thành khí cacbon đioxit và nước:
Pthh: 2C2H2 + 5O2 t◦	 4CO2 + 2H2O
Tác dụng với dung dịch brom (phản ứng cộng):
Pthh: CHBr=CHBr + Br2 	 CHBr2‒CHBr2
Benzen (C6H6)
Tác dụng với oxi tạo thành khí cacbon đioxit và nước:
Pthh: 2C6H6 + 15O2 t◦	 12CO2 + 6H2O
Tác dụng với brom tạo thành brombenzen và khí hiđro bromua (phản ứng thế):
Pthh: C6H6 + Br2 Fe, t◦	 C6H5Br + HBr
Tác dụng với hiđro tạo thành xiclohexan (phản ứng cộng)
Pthh: C6H6 + 3H2 Ni, t◦	 C6H12
Rượu etylic (C2H6O):
Tác dụng với oxi tạo thành khí cacbon đioxit và nước:
Pthh: C2H6O + 3O2 t◦ 2CO2 + 3H2O
Tác dụng với kim loại hoạt động mạnh:
Pthh: 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
Axit axetic (C2H4O2):
Tác dụng với oxi tạo thành khí cacbon đioxit và nước:
Pthh: C2H4O2 + 2O2 t◦ 2CO2 + 2H2O
Tác dụng với kim loại hoạt động mạnh:
Pthh: 2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2O
Tác dụng với oxit bazơ và bazơ tạo thành muối và nước:
Pthh: 2CH3COOH + Na2O 2CH3COONa + H2O
 CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
Tác dụng với muối và axit yếu:
Pthh: 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + CO2 + H2O
Tác dụng với rượu etylic tạo thành etyl axetat và nước: H2SO4
Pthh: CH3COOH + C2H5OH t◦ CH3COOC2H5 + H2O 
Chất béo (RCOO3)C3H5:
Tác dụng với nước tạo thành glixerol và các axit béo (phản ứng thủy phân): 
Pthh: (RCOO3)C3H5 + 3H2O t◦, axit C3H5(OH)3 + 3RCOOH
Đun nóng chất béo với kiềm, chất béo cũng bị thủy phân nhưng tạo ra glixerol và muối của các axit béo (phản ứng xà phòng hóa):
Pthh: (RCOO3)C3H5 + 3NaOH t◦ C3H5(OH)3 + 3RCOONa
Glucozơ (C6H12O6):
Phản ứng oxi hóa glucozơ (phản ứng tráng gương):
Pthh: C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
Phản ứng lên men:
Pthh: C6H12O6 men rượu 2C2H5OH + 2CO2
II/ Bài tập: 
Viết chuỗi phản ứng của các HCHC: 
Etylen 1 rượu etylic 	 2 axit axetic 3 etyl axetat 4 natri axetat 5 metan 6 axetilen.
C2H4 1 C2H5OH 2 CH3COOC2H5 3 CH3COONa 4 CH4 
 5 C2H2. 
CH4 1 C2H4 2 C2H5OH 3 CH3COOC2H5 4 CH3COONa 
 5 CH4.
Khí cacbonic 1 tinh bột 2 glucozơ 3 rượu etylic 4 axit axetic 5 etyl axetat 6 rượu etylic 7 khí cacbonic.
C6H12O6 1 C2H5OH 2 CH3COOH 3 CH3COOC2H5
CH4 1 C2H2 2 C2H4 3 C2H5OH 4 CH3COOH 5 CO2
Nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hóa học:
Bằng phương pháp hóa học, hãy nêu cách nhận biết các chất lỏng sau: rượu etylic, axit axetic, glucozơ.
Bằng phương pháp hóa học, hãy nêu cách nhận biết các chất lỏng sau: benzen, axit axetic, glucozơ.
Bằng phương pháp hóa học, hãy nêu cách nhận biết các chất lỏng sau: rượu etylic, glucozơ, saccarozơ.
Dạng bài về độ rượu:
Cho 35ml rượu etylic 92○ tác dụng với Kali dư, khối lượng riêng của rượu bằng 0.8g/ml, của nước bằng 1g/ml.
Viết PTHH xảy ra.
Tính thể tích và khối lượng rượu nguyên chất đã phản ứng?
Tính thể tích hiđro sinh ra ở đktc?
Cho 20ml rượu 96○ tác dụng với Natri dư, khối lượng riêng của rượu bằng 0.8g/ml, của nước bằng 1g/ml.
Viết PTTHH xảy ra.
Tính thể tích và rượu nguyên chất đã phản ứng?
Tính thể tích hiđro sinh ra ở đktc?
Pha thêm 10,6ml nước vào rượu 96○. Tính độ rượu thu được?
Nếu cho 10ml rượu 96○ trên tác dụng với 30ml dung dịch axit axetic thì nồng độ mol của dung dịch thu được là bao nhiêu?
Dạng bài khó về tính nồng độ của dung dịch: 
Cho dung dịch axit axetic có nồng độ a% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH có nồng độ 5% thu được dung dịch muối có nồng độ 5,125%. Tính giá trị a?
Cho dung dịch axit axetic có nồng độ a% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH có nồng độ 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Tính giá trị a?
Nếu có gì không hiểu thì liên hệ Ngân hoặc Dung. Cảm ơn các bạn. 
Chúc các bạn thi tốt ^_^

File đính kèm:

  • doc30_bai_nlxh_20150725_041808.doc