Đề cương ôn thi học kì II môn: Sinh học 6

Câu 9: Địa y là gì?

 Địa y là hình thức sống cộng sinh giữa tảo với nấm.

Câu 10: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.

 - Ngăn chặn phá rừng.

 - Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quí hiếm.

 - Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn .

 - Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quí hiếm đặc biệt

 - Tuyên truyền rộng rãi trong nông dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Câu 11: Nêu đặc điểm chung của thực vật Hạt kín?

 Hạt kín là nhóm thực vật có hoa có đặc điểm chung như sau:

 - Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép ) trong thân có mạch dẫn phát triển.

 - Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước đó noãn nằm trong bầu) là 1 ưu thế của cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

 - Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm TV tiến hóa hơn cả.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì II môn: Sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 6
NĂM HỌC: 2014-2015
 Câu 1: Cây có hoa có mấy loại cơ quan? Mỗi cơ quan gồm những phần nào? Trình bày chức năng các phần của cơ quan sinh dưỡng?
- Cây có hoa có 2 loại cơ quan:
 + Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá 
 + Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt 
- Chức năng của từng cơ quan :
 + Rễ: hấp thụ nước và muối khoáng. 
 + Thân: vận chuyển nước, muối khoáng, chất hữu cơ. 
 + Lá: chế tạo chất hữu cơ, trao đổi khí và thoát hơi nước. 
Câu 2: Nêu những đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm?
Lớp 1 lá mầm 
Lớp 2 lá mầm 
- Rễ chùm
- Thân cỏ, cột
- Gân lá song song, hình cung
- Phôi của hạt có 1 lá mầm
- Hoa có 3 hoặc 6 cánh
VD: cây lúa, ngô, hành
- Rễ cọc
- Thân gỗ, cỏ, thân leo, thân bò.
- Gân lá hình mạng.
- Phôi của hạt có 2 lá mầm.
- Hoa có 4 hoặc 5cánh
VD: cây ổi, bàng, 
 + Đặc điểm chủ yếu phân biệt giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm là: Số lá mầm của phôi.
 Câu 3: Nêu vai trò của thực vật đối với động vật?
	- Cung cấp oxi cho động vật hô hấp
	- Cung cấp thức ăn cho nhiều động vật và con người
	- Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật. Một số gây hại như: duốc cá,...
Câu 4: Thế nào là thực vật quí hiếm ?Cho VD
Thực vật quí hiếm là thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức.
-VD : Cây Trắc, cây Lim, cây tam thất
Câu 5: Môi trường sống của rêu? Cấu tạo của rêu? Rêu sinh sản bằng gì?
 * Môi trường sống của rêu: Tuy sống trên cạn nhưng rêu chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt.
 * Cấu tạo của rêu: Rêu là những thực vật có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản: Thân ngắn, không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức, chưa có hoa. Rêu là thực vật bậc cao.
 * Rêu sinh sản bằng bào tử
Câu 6: Kể tên các cây thuộc ngành Dương xỉ?
 Cây dương xỉ, cây rau bợ, cây lông culi
Câu 7: Vì sao hầu hết vi khuẩn không có khả năng tự tạo chất hữu cơ?Vi khuẩn có những hình thức dinh dưỡng nào?
	Hầu hết vi khuẩn không có khả năng tự tạo chất hữu cơ, do vi khuẩn không có chất diệp lục. Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng (hoại sinh, ký sinh). Một số ít có khả năng tự dưỡng
Câu 8: Thế nào là nấm kí sinh? Lợi ích của nấm? Cho ví dụ?
* Nấm kí sinh là những nấm sống bám trên cơ thể sống khác để lấy chất hữu cơ
* Lợi ích của nấm:
 - Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. Ví dụ: các nấm hiển vi trong đất
 - Sản xuất rượu bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì. VD: một số nấm men.
 - Làm thức ăn. Ví dụ: nấm hương, nấm rơm, nấm sò
 - Làm thuốc. Ví dụ: Mốc xanh, nấm linh chi.
Câu 9: Địa y là gì?
	Địa y là hình thức sống cộng sinh giữa tảo với nấm.
Câu 10: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
 - Ngăn chặn phá rừng.
 - Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quí hiếm.
 - Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn.
 - Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quí hiếm đặc biệt
 - Tuyên truyền rộng rãi trong nông dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Câu 11: Nêu đặc điểm chung của thực vật Hạt kín?
 Hạt kín là nhóm thực vật có hoa có đặc điểm chung như sau:
 - Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép) trong thân có mạch dẫn phát triển.
 - Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước đó noãn nằm trong bầu) là 1 ưu thế của cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
 - Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm TV tiến hóa hơn cả.
Câu 12: So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ và cây rêu? Cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?
 + Giống nhau:* Đều có rễ, thân, lá.
 * Có chất diệp lục.
 + Khác nhau:
Rêu
Dương xỉ
- Rễ giả.
- Thân ngắn, không phân nhánh
- Lá nhỏ mỏng.
- Chưa có mạch dẫn
- Cấu tạo đơn giản.
- Rễ thật.
- Thân ngầm, hình trụ
- Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn ở đầu.
- Có mạch dẫn.
- Cấu tạo phức tạp.
 à Cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn.
Câu 13: Nêu các bộ phận của hạt?
 - Hạt gồm: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
 + Phôi gồm lá mầm, thân mầm, chồi mầm và rễ mầm.
 + Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ.
Câu 14: Quả gồm những loại nào?VD
Quả có 2 loại:1/Quả thịt (quả mộng: cà chua, đu đủ...; quả hạch: xoài, mơ...). 2/Quả khô
( quả khô nẻ: quả đậu, quả bông...; quả khô không nẻ: quả chò, quả thìa là...)
Câu 15: Quả và hạt có mấy cách phát tán?VD
Quả và hạt có 3 cách phát tán: nhờ gió (quả chò,quả bồ công anh), nhờ động vật(ké đầu ngựa, hạt thông), tự phát tán( quả cải, quả đậu). Ngoài ra còn phát tán nhờ con người.
* Chú ý: Chú thích các hình vẽ sau:
	1.Hình 33.1 SGK/108 	
	2. Hình 36.1 SGK/116 
	3. Hình 51.3 A SGK/166 
H.51.3A. Cấu tạo nấm mũ

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_thi_chi_tiet_si_6_HK_II_20142015_20150726_103522.doc