Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 9

Câu hỏi 17: Vì sao Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?(có nêu dẫn chứng). Nguyên nhân vì sao từ thập niên 70 thế kỉ XX nền kinh tế Mĩ suy giảm?

Hướng dẫn trả lời:

- Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:

+ Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá.

+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.

+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật thế giới.

+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi giàu.

+ Nhờ trình độ quản lí và tập trung tư bản.

- Dẫn chứng:

+ Về công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ Về nông nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới.

+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

- Nguyên nhân suy giảm:

+ Tây Âu và Nhật Bản phát triển cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

+ Kinh tế không ổn định, thường xảy ra suy thoái.

+ Chi phí lớn cho chạy đua vũ trang, lập căn cứ quân sự và gây chiến tranh xâm lược.

+ Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn trong xã hội.

 

doc39 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự động, hệ thống máy tự động.
+ Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, thủy triều
+ Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime
+ Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.
+ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.
+ Chinh phục vũ trụ.
- Thành tựu quan trọng đáng chú ý nhất là chinh phục vũ trụ, vì nhờ có thành tựu này mà con người khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên trái đất.
Câu 29 : Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có tác động như thế nào đối với cuộc sống con người? Chúng ta phải làm gì để hạn chế những tiêu cực mà cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại ?
Hướng dẫn trả lời:
- Tác động tích cực :
+ Làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của con người.
+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất năng suất lao động, nâng cao mức sống của con người.
+Thay đổi cơ cấu dân cư lao động, lao động công nông nghiệp giảm, lao động dịch vụ tăng nhất là các nước phát triển cao.
- Tác động tiêu cực :
+ Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng (khí quyển, đại dương, sông hồ)
+ Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.
+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.
- Biện pháp hạn chế:
+ Con người cần phải nghiên cứu để khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên.
+ Sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào đúng mục đích hòa bình, nhân đạo..
BÀI 13
Tổng kết lịch sử thế giới
Câu hỏi 30 : Tại sao nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức với các dân tộc ? 
Hướng dẫn trả lời:
- Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất. 
-Thách thức:Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.
- Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. 
- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. 
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. 
PHẦN HAI
LỊCH SỬ VI ỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Chương I
Việt Nam trong những năm 1919-1930
Bài 14:
Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu hỏi 31: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân, bộ phận nhỏ yêu nước.
- Tầng lớp tư sản: 
+ Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp.
+ Tư sản dân tộc ít người có tinh thần dân tộc.
- Tầng lớp tiểu tư sản: Bị Pháp chèn ép, bạc đãi, có tinh thần hăng hái cách mạng.
- Giai cấp nông dân: Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
- Giai cấp công nhân: là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.
Bài 15:
Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu hỏi 32: Phong trào công nhân (1919- 1925) đã diễn ra như thế nào ? mang ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Phong trào công nhân:
+ Năm 1922 cuộc đấu tranh của công nhân các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì đòi nghĩ ngày chủ nhật có trả lương 
+ Năm 1924 có nhiều bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương
+ Năm 1925 cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Sài Gòn thắng lợi.
- Ý nghĩa: 
+ Đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác. 
+ Giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
CAÙC CAÂU HOÛI OÂN THI HOÏC KÌ II
MOÂN : LÒCH SÖÛ 9
Bài 16
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài những năm 1919-1925
Câu hỏi 33: Trong thời gian ở Pháp (1917-1923) Hãy trình bày những hoạt động gì nổi bật của Nguyễn Ái Quốc? 
Hướng dẫn trả lời:
- Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vecxai bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi : Tự do, Dân chủ và quyền tự quyết.
- Tháng 7/1920, sau khi đọc luận cương của Lê Nin , Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê Nin và đứng về Quốc tế thứ ba.
- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành, gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
 - Năm 1921, Lập hội Liên Hiệp thuộc địa để tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê Nin ở các nước thuộc địa.
- Năm 1922, xuất bản báo “Người cùng khổ”, ngoài ra Người còn viết bài cho báo “Nhân Đạo” “Đời sống công nhân” và cuốn “Bản án chế độ thực dân pháp”.
- 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự đại hội quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành.
- 1924, Nguyễn Ái Quốc dự đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản và trình bầy lập trường quan điểm của mình
=> Chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam..
- Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu- Trung Quốc.
- 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
- Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ, xuất bản báo thanh niên(1925) và tác phẩm Đường cách mệnh(1927)
=> Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của 1 chính đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam
Câu hỏi 34: Hãy cho biết ý nghĩa những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925?
Hướng dẫn trả lời:
- Thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.
- Tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc.
- Truyền bá tư tưởng cứu nước mới, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin vào Việt Nam.
- Là Người đầu tiên đưa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam vào quỹ đạo chung của 
cách mạng thế giới.
=> Chuẩn bị về chính trị và tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập chính đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam..
Bài 17
Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
 Câu hỏi 35: Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản Việt Nam cuối năm 1929 ? Ý nghĩa việc thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929?
Hướng dẫn trả lời:
 -Hoàn cảnh: 
+ Cuối năm 1928 đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công, nông phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một Đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng
+Tháng 3/1929 Chi bộ Cộng sản đầu tiên thành lập tại nhà số 5D phố Hàm Long-Hà Nội
+Tháng 5/2929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng Thạnh niên, kiến nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc kì bỏ ra về kêu gọi các tầng lớp nhân dân ủng hộ chủ trương thành lập đảng cộng sản
-Ba tổ chức Cộng sản thành lập:
+ Ngày 17/ 6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kì, thông qua tuyên ngôn, điều lệ, ra báo “Búa Liềm”là cơ quan ngôn luận. 
+ Tháng 8/1929 An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Trung Quốc 
+ Tháng 9/1929 Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập ở Trung Kì 
+ Như vậy đến tháng 9 năm 1929 ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản lần lượt tuyên bố thành lập 
- Ý nghĩa việc thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929:
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của phong trào cách mạng Việt Nam 
+ Chứng tỏ chủ nghĩa Mác Lê Nin đã thu hút đông đảo những người cách mạng Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau
+ Giai cấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình: Lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng chứng tỏ rằng điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi trong cả nước 
Câu hỏi 36: Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra như thế nào ? Vì sao lại thất bại nhanh chóng ?
Hướng dẫn trả lời:
- Nguyên nhân: Sau vụ ám sát tên Ba Danh bị thất bại, Pháp khủng bố, Việt Nam Quốc Dân Đảng bị tổn thất nặng nề.
- Diễn biến :
+ Đêm 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội .
+ Tại Yên Bái: nghĩa quân chiếm được trại lính, sau đó bị Pháp tiêu diệt 
+ Khởi nghĩa bị thất bại, Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí bị bắt và xử tử 
- Nguyên nhân thất bại:
+ Khách quan: Khởi nghĩa nổ ra lúc Pháp còn đang rất mạnh.
+ Chủ quan: Lãnh đạo còn non yếu, tổ chức thiếu thận trọng, thiếu cơ sở vững chắc trong quần chúng. 
Câu hỏi 37: Lập bảng niên biểu về sự ra đời của ba tổ chức công sản vào cuối năm 1929 :
Thời gian
Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản
Ý nghĩa
6/1929
8/1929
9/1929
Hướng dẫn trả lời:
Thời gian
Tên tổ chức Cộng sản
Ý nghĩa
6/1929
Đông Dương cộng sản Đảng 
- Là bước nhảy vọt của cách mạngViệt Nam 
- Điều kiện thành lập Đảng cộng sản đã chín muồi 
8/1929
An Nam cộng sản Đảng 
- Chứng tỏ CNXH ngày càng lôi cuốn đông đảo hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh Niên tham gia 
9/1929
Đông Dương cộng sản liên đoàn
- Chứng tỏ điều kiện thành lập Đảng cộng sản đã chín muồi trong cả nước 
CHƯƠNG II
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1939
Bài 18
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Câu hỏi 38: Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 ?
Hướng dẫn trả lời:
- Hoàn cảnh:
+ Cuối năm 1929 ở nước ta có ba tổ chức cộng sản ra đời.
+ Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.
+ Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một chính Đảng thống nhất.
+ Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị tại Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc ) từ ngày 3 đến 7/2/1930 để họp nhất thành một Đảng cộng sản.
- Nội dung:
+ Hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
+ Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
- Ý nghĩa:
+ Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.
+ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu hỏi 39: Trình bày luận cương chính trị của Đảng tháng 10 năm 1930 ?
Hướng dẫn trả lời:
-Tháng 10/1930, Hội nghị lần I của Ban Chấp Hành Trung ương lâm thời họp tại Hương Cảng, Trung Quốc: 
+ Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương
+ Bầu Ban Chấp Hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư.
+ Thông qua luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.
- Nội dung luận cương:
+ Tính chất: Cuộc cách mạng tư sản dân quyền, bỏ qua thời kì TBCN tiến lên XHCN.
+ Nhiệm vụ: Cách mạng tư sản dân quyền đánh đổ phong kiến và đánh Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
+ Lực lượng: Công nhân và nông dân.
+ Phương pháp đấu tranh: Tập hợp lãnh đạo quần chúng đấu tranh, vũ trang bạo động, đánh đổ chính quyền giai cấp thống trị.
+ Điều cốt yếu để cách mạng thắng lợi: Phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Câu hỏi 40: Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) ?
Hướng dẫn trả lời:
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của sự đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới.
- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp Chủ Nghĩa Mác Lê-Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam
- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
Bài 19
Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930-1935.
Câu hỏi 41: Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô Viết Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng? Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 ?
Hướng dẫn trả lời:
- Xô Viết - Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng:
+ Chính trị: Thành lập chính quyền mới do nhân dân quản lý, thực hiện quyền tự do dân chủ, phát triển các tổ chức đoàn thể quần chúng như công hội, Nông hội, Hội phụ nữ...Việc tuyên truyền , giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng được tổ chức rông rãi
 + Kinh tế: Chia lại ruộng đất công, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ, bỏ các thuế vô lý, tổ chức lại sản xuất.
+ Quân sự: Trấn áp bọn phản cách mạng, ở mỗi làng lập đội tự vệ vũ trang.
+Văn hoá-xã hội: Khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục, trật tự xã hội được đảm bảo, nạn trộm cướp không còn. - Ý nghĩa lịch sử :
+ Lần đầu tiên liên minh công nông được thiết lập chống đế quốc, phong kiến và giáng một đòn mạnh vào nền thống trị đế quốc phong kiến.
+ Chứng tỏ tinh thần oanh liệt và khả năng cách mạng to lớn của nhân dân lao động Việt Nam.
+ Là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám sau này
Bài 20
Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
Câu hỏi 42: Cuộc vận động dân chủ Đông Dương trong những năm 1936-1939 có ý nghĩa lịch sử như thế nào ? 
Hướng dẫn trả lời:
- Là một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ rộng lớn.
- Nâng cao trình độ chính trị và công tác của cán bộ đảng viên 
- Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rông và thấm sâu trong nhân dân
- Chủ nghĩa Mác Lê Nin và đường lối của Đảng được tuyên truyền và giáo dục sâu rộng trong nhân dân.
- Có tác dụng lớn trong việc động viên, gioá dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh
- Thông qua cao trào, Đảng đã tập hợp, xây dựng, giáo dục được một đội quân chính trịhàng triệu người
- Đậy là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng 8/ 1945. 
Câuhỏi 43: Em hãy trình bày chủ trương, nhiệm vụ của Đảng và diễn biến của phong trào dân chủ Đông Dương 1936-1939 ?
Hướng dẫn trả lời:
* Chủ trương của Đảng:
- Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là bọn phản động pháp và bè lũ tay sai.
- Tạm hoãn các khẩu hiệu “ Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”, “ tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày “ thay bằng khẩu hiệu “Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do , dân chủ, cơm áo , hòa bình.”
- Chủ trương : Thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương (năm1936).
- Hình thức đấu tranh: Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và bán công khai
- Diễn biến phong trào 1936-1939:
+ Mở đầu là phong trào vận động thành lập ủy ban trù bị Đông Dương nhằm thu thập nguyện vọng quần chúng tiến tới Đông Dương đại hội.(giữa năm 1936)
+ Đầu năm 1937, phong trào đón tiếp phái viên của chính phủ Pháp và toàn quyền mới của Đông Dương
+ Tổng bãi công của công nhân Hòn Gai ( 11/1936); Công nhân xe lửa Trường Thi (7/1937)
+ 1/5/1938 tại khu Đấu xảo Hà Nội diễn ra cuộc biểu tình của 2,5 vạn người, đòi thi hành luật lao động , giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh.
+ Phong trào báo chí: Sách báo về chủ nghĩa Mác Lê Nin và của Đảng được tuyên truyền, lưu hành rộng rãi trong nhân dân. 
+ Từ cuối 1938 phong trào dần bị thu hep và đến 9/1939 thì chấm dứt hẳn
Câuhỏi 44: Đường lối lãnh đạo ,hình thức đấu tranh, mục tiêu, lực lượng cách mạng giai đoạn 1930-1931 và 1936-1939 có gì khác nhau ?
Hướng dẫn trả lời:
Nội dung
Thời kì 1930-1931
Thời kì 1936-1939
Kẻ thù
Đế quốc và phong kiến
Thực dân Pháp và phong kiến phản động 
Mục tiêu
 Độc lập dân tộc và người cày có ruộng 
Chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, hòa bình.
Lực lượng 
Liên minh công nông 
( Xô Viết Nghệ - Tĩnh)
Mặt trận dân chủ Đông Dương tập hợp mọi lực lượng tiến bộ
Hình thức đấu tranh
 Vũ trang, bãi công, biểu tình.
 Công khai, bí mật và bán công khai.
Câu hỏi 45: Tình hình thế giới và trong nước trong những năm 1936-1939 có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào ?
Hướng dẫn trả lời:
- Thế giới:
+ Chủ nghĩa phát xít hình thành đe dọa nền hòa bình và an ninh thế giới.
+ Tháng 7/1935 đại hội lần thứ 7 của quốc tế cộng sản họp ở Matxcơva chủ trương thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít.
+ Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chính quyền, ban hành nhiều chính sách tiến bộ đối với các nước thuộc địa.
 - Trong nước:
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
+ Chính quyền thực dân vẫn tiếp tục bóc lột, vơ vét, khủng bố, đàn áp.
Bài 21
Việt Nam trong những năm 1939-1945
Câu hỏi 46: Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương ?
Hướng dẫn trả lời:
- Nguyên nhân bùng nổ:
+ Khởi nghĩa Bắc Sơn: Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua chạy qua Bắc Sơn, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy.
+ Khởi nghĩa Nam Kì: Thực dân Pháp bắt lính người Việt Nam làm bia đỡ đạn chống lại quân Xiêm, nhân dân, binh lính bất bình liên lạc với Đảng, Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa.
+ Binh biến Đô Lương: Binh lính người Việt bất bình bị đưa sang biên giới Lào - Thái Lan, làm bia đỡ đạn cho Pháp, họ đã nổi dậy.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại cho Đảng cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Chương III
Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng tám năm 1945
Bài 22
Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng tám 1945
Câu hỏi 47: Tại sao Nhật đảo chính Pháp ? Quân Pháp ở Đông Dương thất bại ra sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Nhật đảo chính Pháp :
+ Tháng 11/1944 nước Pháp được giải phóng 
+ Nhật ở Thái Bình Dương khốn đốn trước những đòn tấn công của Anh - Mĩ 
+ Nhân cơ hội đó Pháp ở Đông Dương chuẩn bị nổi dậy 
+ Trước tình hình đó Nhật buộc phải tiến hành đảo chính lật đổ Pháp độc chiếm Đông Dương để trừ mối họa bị Pháp đánh sau lưng.
- Diễn biến :
+ Đêm 9/3/1945 Nhật nổ súng đánh vào Pháp trên toàn Đông Dương 
+ Pháp chống cự yếu ớt sau vài giờ đã đầu hàng .
Câu hỏi 48: Tại sao Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước ? Diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước ?
Hướng dẫn trả lời:
- Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước vì:
Căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mau lẹ có lợi cho cách mạng Việt Nam Đảng ta quyết định cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa 
- Diễn biến :
+ Phong trào đấu tranh khởi nghĩa từng phần phát triển mạnh ở căn cứ, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập. 
+ Nhân dân ở các thành phố, đô thị mít tinh, diễn thuyết, các đội danh dự Việt Minh trừ khử bọn tay sai.
+ Phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói diễn ra sôi nổi. 
Câu hỏi 49: Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt Trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào ? Những họat động chủ yếu của Mặt Trận Việt Minh sau khi thành lập?
Hướng dẫn trả lời:
- Hoàn cảnh:
+ Tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, thế giới hình thành hai trận tuyến: phe đồng minh và phe Phát xít 
+ Ngày 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, Người đã triệu tập Hội Nghị Trung ương Đảng lần 8 tại Pắc Bó ( Cao Bằng ) từ ngày 10 "19/5/1941
+ Hội nghị chủ trương :
* Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc đánh Pháp đuổi Nhật 
* Tạm gác khẩu hiệu “ Đánh đổ địa chủ , chia ruộng đất cho dân cày”
* Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt Mặt Trận Việt Minh. Mặt Trận Việt Minh chính thức được thành lập (19/5/1941)
- Họat động :
+ Xây dựng lực lượng vũ trang:
* Đội du kích Bắc Sơn năm 1941 chuyển thành Cứu quốc quân ,họat động tại Bắc Sơn, Võ Nhai, thực hiện chiến tranh du kích 
*Tháng 5/1944 tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “ Sắm sửa vũ khí, đuổi thù chung”, không khí cách mạng sôi sục khắp căn cứ .
* Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
+ Xây dựng lực lượng chính trị :
* Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội cứu quốc 
* Thành lập Ủy Ban Việt Minh liên tỉnh Cao- Bắc - Lạng 
* Đảng cũng chú ý xây dựng l

File đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_LICH_SU_9.doc
Giáo án liên quan