Đề cương ôn tập học kỳ II Vật lý 7

Câu 9: Có một pin và một bóng đèn pin, Trong trường hợp nào sau đây thì bóng đèn sáng?

A) Chỉ nối một đầu bóng đèn với cực dương của pin bằng dây dẫn.

B) Nối cả 2 đầu của bóng đèn với cực âm của pin bằng dây dẫn.

C) Nối một đầu của bóng đèn với cực dương, đầu kia của bóng đèn với cực âm của pin bằng dây dẫn.

D) Nối cả hai đầu của bóng đèn với cực dương của pin bằng dây dẫn.

E) Chỉ nối 1 đầu bóng đèn với cực âm của pin bằng dây dẫn.

Câu 10: Có 5 đoạn dây là: đây nhựa, dây đồng, dây lên,dây nhôm và dây sợi. Câu khẳng định nào sau đây là đúng ở điều kiện bình thường:

A. Tất cả 5 đoạn dây này đều là vật dẫn điện. C. Dây len, dây nhôm và dây sợi là các vật cách điện.

B. Tất cả 5 đoạn dây này đều là vật cách điện. D. Dây đồng,dây len và dây nhôm là các vật cách điện.

E. Dây nhựa, dây len và dây sợi là các vật cách điện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II Vật lý 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thống Nhất 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
Môn vật lý 7 – Năm học 2014 - 2015
I/ Lí thuyết: 
Phần 1: Âm học:
Khái niệm âm phản xạ, tiếng vang, ứng dụng của hiện tượng này.
Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong thực tế.
Phần 2: Điện học:
Cách làm nhiễm điện cho một vật ? Vật nhiễm điện có tính chất gì ?
Nắm được sự tồn tại của hai loại điện tích, sự tương tác giữa hai loại điện tích, hai vật nhiễm điện.
Khái niệm về dòng điện ? Dòng điện trong kim loại ? Chiều quy ước của dòng điện? Nhận biết được chất dẫn điện, chất cách điện.
Các tác dụng của dòng điện, ứng dụng thực tế.
 Đặc điểm và tác dụng của nguồn điện.
Nêu cách sử dụng Ampekế, Vônkế.
Giải thích được ý nghĩa số Vôn ghi trên đồ dùng điện.
Vẽ sơ đồ mạch điện mắc nối tiếp hai đèn có Ampekế và Vônkế. Công thức tính U, I với mạch điện nối tiếp.
Vẽ sơ đồ mạch điện mắc song song hai đèn có Ampekế và Vônkế. Công thức tính U, I với mạch điện mắc song song.
II/ Bài tập:
Dạng 1. Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong những cách sau đây cách nào làm lược nhựa nhiễm điện?
Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm khô nhẹ nhàng.
Áp sát lược nhựa một lúc lâu vào cực dương của pin.
Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa trên áo len.
Phơi lược nhựa ngoài trời nắng 3 phút.
Dùng tay tung hứng lược nhựa trong không khí năm lần
Câu 2: Dùng một mảnh khăn len cọ xát nhiều lần vào một thanh Thước nhựa,thanh thước nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì:
A. Thanh thước nhựa bị nóng lên.
B. Thanh thước nhựa có tính chất như một nam châm.
C. Thanh thước nhựa bị nhiễm điện.
D. Thanh thước nhựa làm sạch bề mặt.
E. Thanh thước nhựa bị nhiễm từ.
Câu 3: Hai quả cầu bằng nhựa, có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại như nhau. Giữa chúng có lực tác dụng như thế nào trong số các khả năng sau:
A. Hút nhau
C. Có lúc hút nhau, có lúc đẩy nhau.
E. Không có lực tác dụng.
B. Đẩy nhau.
D. lúc đầu chúng hút nhau, sau đó thì đẩy nhau
Câu 4: Cọ xát hai đầu của hai thanh thủy tinh cùng loại bằng một mảnh lụa, sau đó đưa các đầu đã cọ xát của hai thanh thủy tinh lại gần nhau thì giữa chúng có tác dụng lực như thế nào:
A. Chúng hút nhau.
C. Không hút nhau cũng không đẩy nhau.
E. Lúc đầu hút nhau sau đó đẩy 
 nhau.
B. Chúng đẩy nhau.
D. Có lúc hút nhau, có lúc đẩy nhau.
Câu 5: Một vật nhiễm điện âm là vì:
A. Vật đó mất bớt êlectrôn.
C. Vật đó không có điện tích âm.
E. Vật đó nhận thêm 
 điện tích dương.
B. Vật đó là vật trung hòa.
D. Vật đó nhận thêm các êlectrôn.
Câu 6: Có 5 vật như sau: Một mảnh sứ, một mảnh nilong, mảnh nhựa, một mảnh tôn, một mảnh nhôm. Câu 
kết luận nào sau đây là đúng?
A. Cả 5 mảnh đều là vật cách điện.
C. Mảnh nhựa, mảnh tôn, mảnh nhôm là các vật cách điện.
B. Cả 5 mảnh đều là các vật dẫn điện.
D. Mảnh nilong, mảnh sứ mảnh tôn là các vật cách điện.
1
 E. Mảnh sứ, mảnh ni lông, mảnh nhựa là các vật cách điện.
Câu 7: Trong hoạt động bình thường của các dụng cụ nào sau đây, dòng điện vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng:
A. Nồi cơm điện.
C. Ra đi ô ( máy thu thanh).
E. Chuông điện.
B. Ấm điện.
D. Đi ốt phát quang
Câu 8: Câu phát biểu nào đúng nhất trong số các câu phát biểu nào sau đây?
Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng.
Dòng điện trong kim loại là dòng các ê lêctron dịch chuyển có hướng.
Dòng điện trong kim loại là dòng các các điện tích âm dịch chuyển có hướng
Dòng điện trong kim loại là dòng các ê lêctron tự do dịch chuyển có hướng.
Câu 9: Có một pin và một bóng đèn pin, Trong trường hợp nào sau đây thì bóng đèn sáng?
Chỉ nối một đầu bóng đèn với cực dương của pin bằng dây dẫn.
Nối cả 2 đầu của bóng đèn với cực âm của pin bằng dây dẫn.
Nối một đầu của bóng đèn với cực dương, đầu kia của bóng đèn với cực âm của pin bằng dây dẫn.
Nối cả hai đầu của bóng đèn với cực dương của pin bằng dây dẫn.
Chỉ nối 1 đầu bóng đèn với cực âm của pin bằng dây dẫn.
Câu 10: Có 5 đoạn dây là: đây nhựa, dây đồng, dây lên,dây nhôm và dây sợi. Câu khẳng định nào sau đây là đúng ở điều kiện bình thường:
A. Tất cả 5 đoạn dây này đều là vật dẫn điện.
C. Dây len, dây nhôm và dây sợi là các vật cách điện.
B. Tất cả 5 đoạn dây này đều là vật cách điện.
D. Dây đồng,dây len và dây nhôm là các vật cách điện.
E. Dây nhựa, dây len và dây sợi là các vật cách điện.
Câu 11: Hai quả bóng bay được thổi phồng có kích cỡ bằng nhau và được treo bằng các sợi chỉ. Sau khi cọ xát và đưa lại gần nhau. Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Một quả bóng bàn bị nhiễm điện, quả kia không.
C. Hai quả bóng đều không bị nhiễm điện.
B. Hai quả bị nhiễm điện khác loại.
D. Hai quả bóng bị nhiễm điện cùng loại.
E. Hai quả bóng bị nhiễm từ.
Câu 12: Cọ xát đầu của hai thanh thước nhựa với một mảnh khăn len, sau đó đưa hai đầu thanh nhựa lại gần nhau, chúng đẩy nhau vì:
A. Cả hai đều nhiễm điện dương.
C. Cả hai đều bị nhiễm điện âm.
B. Cả hai đều bị nhiễm từ.
D. Hai đầu trở thành hai cực nam châm cùng tên.
E. Một đầu nhiễm điện âm, một đầu nhiễm điện dương.
Câu 13: Một vật đang trung hòa về điện sau khi cọ xát trở thành vật nhiễm điện dương vì:
A. Vật đó nhận thêm điện tích dương.
C. Vật đó mất bớt ê lêc tron.
B. Vật đó nhận thêm ê lêc trôn.
D. Vật đó bị kích thích, sinh ra thêm điện tích dương.
E. Vật đó không nhận thêm cũng không mất bớt ê léch trôn.
Câu 14: Trong các liệt kê dưới đây, liệt kê nào gồm toàn các dụng cụ điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện:
Nồi cơm điện, quạt điện, ra đi ô, tivi.
Máy bơm nước, bàn là điện, bút thử điện, đồng hồ điện.
Ấm điện, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện.
Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, máy sấy tóc.
Lò sưởi điện, tủ lạnh, ấm điện, máy sấy tóc.
Câu 15: Dòng điện chạy qua một cuộn dây dẫn có thể có tác dụng nào trong số các tác dụng dưới đây:
A. Hút các vụn giấy.
B. Đẩy các vụn giấy.
E. Không hút và không 
 đẩy các vụn sắt.
C. Hút các vụn sắt.
D. Đẩy các vụn sắt.
2
Dạng 2. Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào (...) trong các câu sau:
Dòng điện chạy trong.............................nối liền các.....................................với hai cực của nguồn điện.
Hoạt động của chuông điện dựa trên ..........................................của dòng điện.
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách ........................ vật nhiễm điện có khả năng ...........................
Có.......... loại điện tích. Các điện tích cùng loại thì.......................các điện tích khác loại thì .................
Nguyên tử gồm: Hạt nhân mang................và các .......... mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân.
Dòng điện là dòng các ................................... dịch chuyển .............................
Vật dẫn điện là vật cho............................................, Vật.................................
là vật không cho dòng điện đi qua.
Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn bị ....................................
Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn.................................
Dòng điện có tác dụng ............................... khi đi qua cơ thể người và các động vật.
Dòng điện trong kim loại là dòng ...................................... dịch chuyển..........
Cho dòng điện đi qua dung dịch ................................ có hai thỏi than nhúng trong dung dịch đó. Thỏi than nối với cực ................................. được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
Cầu chì có tác dụng ........................... khi có sự cố về điện xảy ra.
Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên ..............................của dòng điện
Dòng điện có tác dụng: ........................, phát sáng, .........................., hóa học,..................
Dạng 3: Giải thích các hiện tượng sau:
Tại sao trên các xe trở xăng thường hay có sợi xích sắt thả một đầu chạm xuống đất, một đầu gắn trên bệ xe.
Tại sao trên các cánh quạt thường bị bụi bám, nhất là ở mép cánh quạt bị bụi bám nhiều nhất?
Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, thường thấy một số sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra. Hãy giải thích tại sao?
Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Hãy giải thích tại sao người ta làm như vậy?
Khi dùng đũa thủy tinh cọ xát với lụa.
+ E lêc trôn đã dịch chuyển từ vật nào sang vật nào? hãy giải thích?
+ Đưa đũa thủy tinh trên lại gần thanh nhựa cọ xát với vải khô, thấy chúng hút nhau. vậy thanh nhựa đã nhiễm điện âm hay điện dương? Giải thích?
Tại sao thợ sửa điện thường phải mang găng tay bằng cao su để sửa điện?
Trên bóng đèn có ghi 110V, số 110V có ý nghĩa gì? Nếu mắc bóng đèn trên vào hiệu điện thế 220V có được không? Vậy nếu muốn sử dụng bóng đèn với hiệu điện thế 220V ta phải làm thế nào?
Hầu hết trên các dụng cụ gia đình như bóng đèn, quạt điện bàn là ....đều có ghi 220V Hỏi:
Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là bao nhiêu?
các dụng cụ này được mắc nối tiếp hay song song ở mạng điện gia đình, biết hiệu điện thế của mạng này là 220V?
Dạng 4: Vẽ sơ đồ mạch điện tính U, I trong đoạn mạch mắc nối tiếp và song song
Bài 1: Cho mạch điện gồm: 1 nguồn điện 2 pin 3V mới, 2 bóng đèn mắc nối tiếp, 1công tắc, 1 Ampe kế đo cường độ dòng điện mạch chính, 1 Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 và dây dẫn .
a) Vẽ sơ đồ mạch điện trên và xác định chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng.
b) Khi công tắc đóng Ampe kế chỉ 0,01A. Vôn kế chỉ 1V. Hãy xác định cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 ?
Bài 2: Cho mạch điện gồm: 1 nguồn điện 4 pin 6V mới, 2 bóng đèn mắc song song, 2công tắc, 1 Ampe kế 1 đo cường độ dòng điện mạch chính, 1 Ampeke 2 đo CĐDĐ đèn 1, 
a) Vẽ sơ đồ mạch điện trên và xác định chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng.
3
b) Khi công tắc đóng Ampe kế 1 chỉ 0,3A. Ampe kế chỉ 0,1A. Hãy xác định cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn mỗi đèn?

File đính kèm:

  • docNOI_DUNG_ON_TAP_LY_7_HOC_KI_II_20150725_091740.doc