Đề cương ôn tập học kì II – vật lý 11

Bài 8. Một kính hiển vi, vật kính có tiêu cự 0,8 cm, thị kính có tiêu cự 8 cm. hai kính đặt cách nhau 12,2 cm. Một người mắt tốt (cực cận cách mắt 25 cm) đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Để quan sát trong trạng thái không điều tiết, người đó phải chỉnh vật kính cách vật bao nhiêu? Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng ở cực cận và khi ngắm chừng trong trạng thái không điều tiết.

Bài 9 Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ 10 cm đến 100 cm đặt mắt sát sau thị kinh của một kính hiển vi để quan sát. Biết vật kính có tiêu cự 1 cm, thị kính có tiêu cự 8 cm và đặt cách nhau 15 cm. Vật phải đặt trước vật kính trong khoảng nào trước kính?

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II – vật lý 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD – ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII – VẬT LÝ 11 TRƯỜNG THCS & THPT DƯƠNG VĂN AN Năm học 2013 – 2014
 A. Phần lý thuyết
Câu 1. Viết biểu thức định nghĩa của từ thông. Nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng có trong phương trình. Nêu các cách làm biến đổi từ thông qua một mạch kín.
Câu 2. Phát biểu định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
Câu 3. Định nghĩa suất điện động cảm ứng. Phát biểu, viết biểu thức định luật Fa-ra-đây.
Câu 4. Hiện tượng tự cảm là gì? Viết biểu thức suất điện động tự cảm, nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng có trong phương trình.
Câu 5. Viết biểu thức năng lượng từ trường của ống dây tự cảm, nêu tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng.
Câu 6. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu và viết biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng.
Câu 7. Thế nào là phản xạ toàn phần? Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần.
Câu 8. Nêu các đặc trưng quang học của lăng kính, tác dụng của lăng kính đối với sự truyền của một tia sáng qua nó, các công thức lăng kính.
Câu 9. Viết công thức về độ tụ, công thức xác định vị trí ảnh, công thức xác định số phóng đại của ảnh. Nêu quy ước về dấu của f, D, d, d’ và k.
 B. Phần bài tập
Bài 1. Một cuộn dây dẫn dẹt hình tròn gồm N vòng, mỗi vòng có bán kính R = 10cm; mỗi mét dài của dây có điện trở = 0,5W. Cuộn dây được đặt trong một từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với các mặt phẳng chứa vòng dây và có độ lớn T giảm đều đến không trong thời gian Dt = s.
 a. Tính từ thông qua mỗi vòng dây khi T.
 b. Tính suất điện động cảm ứng sinh ra trên mỗi vòng dây.
 c. Tính cường độ dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đó.
Bài 2. Một cuộn dây dẫn thẳng có 1000 vòng đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích phẳng mỗi vòng dây S=2dm2. Cảm ứng từ giảm đều từ 0,5 T đến 0,2 T trong 0,1 s.
 a. Tìm độ biến thiên của từ thông cuộn dây trong 0,1 s?
 b. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây bằng bao nhiêu?
 c. Hai đầu cuộn dây nối với điện trở R=15 ôm. Tìm cường độ dòng điện qua R?
Bài 3. Ống dây điện hình trụ có lõi chân không, chiều dài l = 20cm, có N = 1000 vòng, diện tích mỗi vòng S = 100cm2.
 a. Tính độ tự cảm của ống dây.
 b. Đòng điện qua cuộn cảm đó tăng đều từ 0 đến 5A trong 0,1s, tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây.
 c. Khi cường độ dòng điện qua ống dây đạt giá trị I = 5A thì năng lượng tích lũy trong ống dây bằng bao nhiêu?
Bài 4. Lăng kính có góc chiết quang A = 300, chiết suất n = 1,6. Chiếu vào mặt bên của lăng kính một tia sáng có góc tới i = 400. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính.
Bài 5. Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC. Một tia sáng đến mặt AB trong tiết diện ABC với góc tới 300 thì tia ló ra khỏi không khí rà sát mặt AC của lăng kính. Tính chiết suất của chất làm lăng kính. 
Bài 6. Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới là 90 thì góc khúc xạ là 80. Tìm góc khúc xạ khi góc tới là 600. Vẽ hình.
Bài 7. Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chiết suất n = 1,41 » đặt trong không khí. Chiếu tia sáng SI tới mặt bên với góc tới i = 450.
	a) Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính.
	b) Nếu ta tăng hoặc giảm góc tới 100 thì góc lệch tăng hay giảm.
Bài 8. Một kính hiển vi, vật kính có tiêu cự 0,8 cm, thị kính có tiêu cự 8 cm. hai kính đặt cách nhau 12,2 cm. Một người mắt tốt (cực cận cách mắt 25 cm) đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Để quan sát trong trạng thái không điều tiết, người đó phải chỉnh vật kính cách vật bao nhiêu? Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng ở cực cận và khi ngắm chừng trong trạng thái không điều tiết.
Bài 9 Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ 10 cm đến 100 cm đặt mắt sát sau thị kinh của một kính hiển vi để quan sát. Biết vật kính có tiêu cự 1 cm, thị kính có tiêu cự 8 cm và đặt cách nhau 15 cm. Vật phải đặt trước vật kính trong khoảng nào trước kính?
Bài 10. Một người có mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 25 cm quan sát trong trạng thái không điều tiết qua một kính hiển vi mà thị kính có tiêu cự gấp 10 lần thị kính thì thấy độ bội giác của ảnh là 150. Độ dài quang học của kính là 15 cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là bao nhiêu?
Bài 11. Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 2 cm, thị kính có tiêu cự 10 cm đặt cách nhau 15 cm. Một người mắt tốt (cực cận cách mắt 25 cm) đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Để quan sát trong trạng thái không điều tiết, người đó phải chỉnh vật kính cách vật bao nhiêu? Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng ở cực cận và khi ngắm chừng trong trạng thái không điều tiết.
Bài 12. Lăng kính có chiết suất n = 1,5 ; góc chiết quang A = 300 . Chiết tia sáng đơn sắc vuông góc mặt bên của lăng kính. Tính góc ló và góc lệch ?
Bài 13. Lăng kính có chiết suất n = 1,5; góc chiết quang A = 60 . Tia sáng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới nhỏ. Tính góc lệch của tia ló ? 
Bài 14. Cho thấu kính hội tụ L1 và thấu kính phân kì L2 có tiêu cự lần lượt là 20cm và 10cm, trục chính trùng nhau, và đặt cách nhau một khoảng a = 30cm (L2 đặt sau L1). Một vật sáng AB = 1cm đặt trước thấu kính L1 một khoảng d1= 20cm. Xác định vị trí tính chất , chiều , độ lớn của ảnh A2B2 cho bởi hệ thấu kính trên.
Bài 15. Một người mắt không tật và có khoảng nhìn rõ gần nhất là 20cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp. Kính có độ tụ là 10dp và được đặt sát mắt. Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính
Bài 16. Vật kính và thị kính của kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là f1 = 1cm và f2 = 4cm. Một người mắt tốt đặt sát thị kính quan sát một vật nhỏ AB mà không điều tiết. Độ bội giác của kính khi đó là 90. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là bao nhiêu? 
Bài 17. Một kính hiển vi có tiêu cự của hai kính lần lượt là 7,25cm và 2cm Khoảng cách giữa hai kính là 43,25cm. Một người quan sát có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm đặt sát thị kính và quan sát ảnh sau cùng . Tìm độ bội giác.

File đính kèm:

  • docOn_tap_Vat_Ly_11_HK2_20150725_100832.doc
Giáo án liên quan