Đề cương ôn tập học kì II môn: Lịch sử- Khối 8

BÀI 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG

NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

Câu 5. Trình bày cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?

 * Nguyên nhân:

- Phái chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.

- Thực dân Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến.

* Diễn biến:

- Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn.

- Sau khi củng cố tinh thần chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành .

- Trên đường đi chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị thất bại.

* Kết quả:- Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại.

* Ý nghĩa: Phản ánh ý chí giữ nước của phái chủ chiến.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3087 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn: Lịch sử- Khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ- KHỐI 8
Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873
* Câu 1. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên phong phú đã trở thành mục tiêu cho các nước tư bản phương tây nhòm ngó 
- Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.
- Sau nhiều lần khiêu khích , lấy cớ bảu về đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam
* Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại
- Ngày 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.
- Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.
- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của chúng bước đầu thất bại.
* Câu 2: Tại sao Pháp kéo quân vào Gia Định, tình hình chiến sự ở Gia Định năm 1859.
Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đằ Nẵng, Pháp thay đổi kế hoạch
+ Ngày 17 - 2 - 1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
+ Ngày 24 - 2 - 1859, Pháp chiếm được Đại đồn Chí Hòa, thừa thắng lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long. 
+ Ngày 5 - 6 - 1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn...
* Câu 3: Diễn biến cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây
a. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì
+ Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 - 1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.
b. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây.
- Triều đình đã ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh...
- Do thái độ cầu hòa của triều đình, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn...
+ Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú:
- Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh...
- Một bộ phận dùng thơ văn lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông...
Câu 4. Trình bày Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.
- Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến
* So sánh thái độ của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
Triều đình Huế: 
 Sáng 1-9-1858 Thực Dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở cửa biển Đà Nẵng 
2-1859 Pháp đánh Gia Định . Tấn công thành Gia Định . Tiều đình Huế nhu nhược, hèn nhát chống trả yếu ớt rồi tan rả 
Tiếp tục ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) 
Ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) , 
 Ký với Pháp hiệp ước Hác Măng ( 25-8-1883) 
Ký hiệp ước Pa- Tơ -Nốt (6-6-1884) . Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Thực Dân Pháp về pháp lý -> Nước ta trở thành nước thuộc địa nữa phong kiến (0,5đ)
Thái độ của nhân dân: 
Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến . Nhân dân Đà Nãng đánh địch bằng mọi vũ khí 
Nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ nổi lên chống Pháp khắp nơI . Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập 
 Tại Hà Nội : Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873)
 Lần thứ 2: (19-5-1883) (0,25đ) 
BÀI 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG
NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
Câu 5. Trình bày cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
 * Nguyên nhân:
- Phái chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
- Thực dân Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến.
* Diễn biến:
- Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Quân Pháp nhất thời rối loạn.
- Sau khi củng cố tinh thần chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành .
- Trên đường đi chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị thất bại.
* Kết quả:- Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại. 
* Ý nghĩa: Phản ánh ý chí giữ nước của phái chủ chiến.
Câu 6. Khái quát các giai đoạn chính của Phong trào Cần Vương?
 (Phong trào cần vương bùng nổ và phát triển như thế nào)
- 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương
- Nội dung: Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
+ Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Diễn biến phong trào có thể chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
- Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
Câu 7: Trình bày Khởi nghĩa Hương Khê?
* (Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hương Khê)
+ Địa bàn hoạt động chủ yếu ở huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc Hà Tĩnh, sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác. 
+ Lãnh đạo là Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
+ Từ năm 1885 - 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.
+ Từ năm 1889 - 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. 
+ Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã.
+ Mặc dù bị thất bại, nhưng đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.
+ Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển qua một giai đoạn mới.
? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là điển hình nhất, vì.
+ Thời gian tồn tại: 10 năm từ (1885-1895)
+ Qui mô của cuộc khởi nghĩa rộng lớn trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
+ Người lãnh đạo: văn thân tiêu biểu, là tấm gương sáng
+ Khởi nghĩa Hương Khê có lực lượng nghĩa quân phát triển không ngừng, biết chế tạo vũ khí, xây dựng lực lượng, luyện tập quân sự ... có trình độ, tổ chức cao.
+ Cuộc khởi nghĩa thể hiện tính chất ác liệt: chống Pháp và triều đình phong kiến
Bài 27: KHỞI NGHIÃ YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP
CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX
Câu 8. Trình bầy nghuyên nhân, các giai đoạn chính, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa Lịch sử của Khởi nghĩa Yên Thế?
+ Nguyên nhân:
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.
+ Diễn biến:
- Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm.
- Giai đoạn 1893 - 1908, nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
- Giai đoạn 1909 - 1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn... 
- Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã.
+ Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa
- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với các thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang.
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta, đồng thời làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
BÀI 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM
Câu 9: Thực dân Pháp đã thực hiện Chính sách về kinh tế như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)?
(Nêu các chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp trong các ngành nông nghiệp, công , thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính? Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì)
Trả lời
* Chính sách về kinh tế
+ Trong nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
+ Trong công nghiệp, Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ... 
+ Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
+ Về thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa của các nước khác. 
+ Pháp còn đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện... 
àMục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương 
Câu 10: Thực dân Pháp đã thực hiện Chính sách về văn hóa, giáo dục như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)?
* Chính sách về văn hóa, giáo dục.
- Giai đoạn đầu Pháp duy trì nền giáo dục của thời phong kiến.
- Về sau Pháp mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.
- Hệ thống giáo dục phổ thông gồm ba bậc: Ấu học,Tiểu học, trung học.
=> Mục đích: Đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.
+ Nhận xét: Thông qua lợi dụng giáo dục PK, Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng. Triệt để sử dụng PK Nam triều, dùng người Việt trị người Việt. Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị... (Như việc tuyên truyền văn hóa, lối sống phương Tây thông qua sách báo có nội dung độc hại; duy trì “văn hóa làng” theo hướng bần cùng hóa và ngu dân hóa; duy trì các thói hư tật xấu như uống rượu, nghiện hút, hủ tục ma chay, cưới xin, đồng bóng, mê tín dị đoan...). 
Câu 11. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)?
+ Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và trở thành chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
+ Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
+ Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.
+ Tiểu tư sản thành thị cũng là tầng lớp mới xuất hiện, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Họ có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc,... nên sớm giác ngộ và tích cực tham gia các phong trào cứu nước.
+ Giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,... lương thấp nên đời sống khổ cực. Đây là giai cấp có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến.
Câu 12: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt động của người từ năm 1911 đến năm 1917
* Hoàn cảnh
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
-Do Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp
- Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục song không đi đén thắng lợi
- Tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.
* Những hoạt động
- Ngày 5 - 6 - 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”...
- Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.
- Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
? Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
+ Các nhà yêu nước như: Phan Bội Châu tìm sang các nước Phương Đông (Nhật, Trung Quốc) và dùng phương pháp bạo động để đấu tranh. Phan Chu Trinh chủ trương ôn hòa. 
+ Nguyễn Ái Quốc tìm con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học-kĩ thuật phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo cách mạng tháng 10 Nga " con đường duy nhất đúng đắn [ phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
+ Người sang pháp để tìm hiểu xem Pháp có “Bình đẳng Tự do, Bác ái” hay không. Nhân dân pháp sống ntn ? sau đó người sang Anh, Mĩ và đi vòng quanh thế giới để tìm ra con đường cách mạng chân chính cho dân tộc

File đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_SU_8_KY_II_20150725_033351.doc