Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý 9

II/ BÀI TẬP

Bài 1: Một máy biến thế gồm 2 cuộn dây có 500 vòng và 40000 vòng.

 a, Máy đó có thể làm tăng hiệu điện thế lên gấp bao nhiêu lần?

 b, Đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp 40000 vòng một hiệu điện thế bằng 400V. Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây thứ cấp?

Bài 2: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của 1 TKHT có f = 12cm, cách TK 16cm, A nằm trên trục chính.

a.Xác định khoảng cách từ ảnh của AB tới TK

b. Tính tỉ số A’B’/AB

Bài 3: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của TKHT có f = 12cm, A nằm trên trục chính, cách TK 8cm. Biết AB cao 2 cm.

a. Tính khoảng cách từ ảnh đến TK

b. Tính chiều cao của ảnh

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3490 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II 
 MÔN VẬT LÝ 9 
I/ LÝ THUYẾT : 
Dòng điện xoay chiều là gì? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều? Tác dụng của dòng điện xoay chiều? 
Công thức tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện? Dựa vào công thức nêu các cách làm giảm hao phí? Trong các cách trên cách nào có lợi nhất?
Nêu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và tác dụng của máy biến thế. 
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? 
Thấu kính hội tụ có đặc điểm và hình dạng như thế nào? Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ có những đặc điểm gì? Ba tia sáng đặc biệt qua TKHT? Cách dựng ảnh của một vật sáng AB (AB và A nằm trên ) qua thấu kính hội tụ bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt?
Thấu kính phân kì có đặc điểm và hình dạng như thế nào? Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì có những đặc điểm gì? Cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính phân kì bằng hai tia sáng đặc biệt
Mắt có cấu tạo như thế nào? Điểm cực cận và cực viễn của mắt là gì? Khoảng nhìn rõ của mắt là gì?
Những biểu hiện của mắt cận thị và mắt lão? Người ta khắc phục tật cận thị và mắt lão bằng cách nào?
Kính lúp là gì? Kính lúp dùng để làm gì? Quan sát vật nhỏ bằng kính như thế nào? Ảnh tạo bởi kính có dặc điểm gì? Công thức tính độ bội giác của kính lúp.
II/ BÀI TẬP 
Bài 1: Một máy biến thế gồm 2 cuộn dây có 500 vòng và 40000 vòng.
 a, Máy đó có thể làm tăng hiệu điện thế lên gấp bao nhiêu lần?
 b, Đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp 40000 vòng một hiệu điện thế bằng 400V. Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây thứ cấp? 
Bài 2: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của 1 TKHT có f = 12cm, cách TK 16cm, A nằm trên trục chính.
a.Xác định khoảng cách từ ảnh của AB tới TK
b. Tính tỉ số A’B’/AB
Bài 3: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của TKHT có f = 12cm, A nằm trên trục chính, cách TK 8cm. Biết AB cao 2 cm.
a. Tính khoảng cách từ ảnh đến TK
b. Tính chiều cao của ảnh
Bài 4: Một người đứng chụp ảnh cao 1,6 m cách máy ảnh 2m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim 2 cm.
a. Tính chiều cao của ảnh người đó trên phim
b. Tính tiêu cự của vật kính
Bài 5: Mắt của một người có điểm cực cận cách mắt 12 cm và điểm cực viễn cách mắt 62 cm. Hỏi:
a- Mắt người này bị tật gì ? Vì sao?
b- Người này muốn nhìn rõ vật như mắt bình thường thì phải mang loại thấu kính gì? Tiêu cự của kính là bao nhiêu? Biết kính đeo sát mắt 
Bài 6: Vật sáng AB cao 2cm được đặt vuông góc với của 1 TKPK có tiêu cự 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách TK một khoảng 24cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ tạo bởi TK
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến TK
c. Tính chiều cao của ảnh
Bài 7: Dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ có dạng mũi tên, được đặt vuông góc với trục chính của kính. Ảnh quan sát được qua kính lớn gấp 3 lần vật và bằng 9cm. Biết khoảng cách từ kính đến vật là 8cm
a. Tính chiều cao của vật
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính.

File đính kèm:

  • docON_TAP_DA_GIAM_TAI_20150725_094516.doc