Đề cương ôn tập Hình học học kì I - Lớp 6

PHẦN NÂNG CAO

Bài 1: Trên tia Ax xác định 2 điểm B,N sao cho AB = 4cm; AN = 8cm. Trên tia đối Ax lấy điểm C sao cho AC = 5cm. Tính BC.

Bài 2: Cho đoạn thẳng AB dài 3cm. Trên tia AB lấy điểm I sao cho IA = 2cm.

a) Tính IB.

 b) Lấy điểm C thuộc tia đối của BI sao cho BC = 3cm. Tính IC.

Bài 3: Cho đoạn thẳng MN = 8cm. Gọi R là trung điểm của MN.

a) Tính MR,RN.

b) Lấy hai điểm P,Q trên đoạn thẳng MN sao cho MP = NQ = 3cm. Tính PR,QR.

c) Điểm R có là trung điểm của đoạn thẳng PQ không? Vì sao?

 

docx2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Hình học học kì I - Lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÌNH HỌC HỌC KÌ I - LỚP 6
PHẦN CƠ BẢN
Đề 1: 
Bài 1 - 1: Cho 3 điểm A,B,C không thẳng hàng.
a) Vẽ 2 tia AB,CA.
b) Vẽ tia Ay cắt đường thẳng BC tại điểm M nằm giữa B và C.
c) Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và cắt trung điểm của đoạn thẳng AB tại điểm K.
Bài 1 - 2: Trên đường thẳng xy, lần lượt lấy các điểm A,B theo thứ tự đó sao cho AB = 4cm, AC = 6cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng BC.
b) Gọi M là trung điểm của AB. So sánh độ dài đoạn thẳng MB và BC.
Bài 1 - 3: Trên tia Ox, xác định M và N sao cho ON = 5cm; OM = 3cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng MN.
b) Trên tia đối của Ox, lấy điểm E sao cho EN = 8cm.
Chứng tỏ: điểm O là trung điểm của đoạn thẳng ME.
c) Gọi I,K lần lượt là trung điểm của OE và OM. Chứng tỏ: ME = 2.KI.
ĐỀ 2.
Bài 2 - 1: Cho 3 điểm không thẳng hàng A,B,C.
a) Vẽ hai tia AB,AC.
b) Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại M nằm giữa B và C.
c) Vẽ điểm N là trung điểm của AM.
Bài 2 - 2: Vẽ đường thẳng a. Trên đường thẳng a lấy 3 điểm theo thứ tự M,N,P. Điểm Q nằm ngoài a. Vẽ tất cả các đường thẳng đi qua các cặp điểm.
a) Có tất cả bao nhiêu đường thẳng trong hình vẽ? Viết tên các đường thẳng đó.
b) Điểm Q là giao điểm của những đường thẳng nào?
Bài 2 - 3: Cho đoạn thẳng AC  = 5cm. Điểm B nằm giữa A và C sao cho AB = 2cm.
a) Tính BC.
b) Trên tia đối của BA lấy điểm D sao cho BD = 6cm. So sánh BC và CD.
c) C có là trung điểm của DB không? vì sao?
PHẦN NÂNG CAO
Bài 1: Trên tia Ax xác định 2 điểm B,N sao cho AB = 4cm; AN = 8cm. Trên tia đối Ax lấy điểm C sao cho AC = 5cm. Tính BC.
Bài 2: Cho đoạn thẳng AB dài 3cm. Trên tia AB lấy điểm I sao cho IA = 2cm.
a) Tính IB. 
 b) Lấy điểm C thuộc tia đối của BI sao cho BC = 3cm. Tính IC.
Bài 3: Cho đoạn thẳng MN = 8cm. Gọi R là trung điểm của MN.
a) Tính MR,RN.
b) Lấy hai điểm P,Q trên đoạn thẳng MN sao cho MP = NQ = 3cm. Tính PR,QR.
c) Điểm R có là trung điểm của đoạn thẳng PQ không? Vì sao?
Bài 4: Trên tia Ox xác định điểm C và I sao cho OC < OI. Trên tia Oy là tia đối của tia OX xác định điểm D sao cho OC = OD. Chứng minh rằng:
a) Điểm O là trung điểm của đoạn thẳng CD.
b) 2OI = IC + ID.
Bài 5: Trên đường thẳng xy lấy 2 điểm I và N sao cho IN = 4cm. Sau đó lấy điểm M sao cho MN = 8cm và I nằm giữa M, N. Hỏi I có phải là trung điểm của MN không? Vì sao ?
Bài 6: Cho 3 điểm M,N, Q thuộc đường thẳng a và điểm N nằm giữa 2 điểm M, Q. Biết MQ = 6,8cm. Qn = 3,7cm. Tính đoạn MN.
Bài 7: Cho điểm O thuộc đường thẳng xy. Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA = 4cm. Trên tia Oy lấy điểm B sao cho OB = 6cm. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của OA và OB. Vẽ hình và tính MN.
Bài 8:Trên tia Ox lấy ba điểm A, B, C sao cho OA = 2cm ; OB = 5cm và OC = 8cm.
Gọi H, I, K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng OA, AB, BC.
Tính độ dài cá đoạn thẳng HI, KH, IK.
Bài 9:Trên tia Ox vẽ hai điểm A,B sao cho OA = 4cm, OB = 8cm.
a) Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao ?
b) Tính AB.
c) Điểm A có là trung điểm của đoạn OB không ?
Bài 10: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 8cm ; OB = 3cm.
a) Tính AB.
b) Trên tia đối của Ox lấy điểm C sao cho OC = 2cm. Tính BC ?
c) Điểm B có phải là trung điểm của AC không ? Vì sao ?

File đính kèm:

  • docxon_tap_hinh_HK1.docx