Đề cương ôn tập Địa 8 (Tiết 1 đến tiết 6)

Câu 6. Nêu và giải thích sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

 * Các kiểu khí hậu châu Á:

 - Các kiểu khí hậu gió mùa châu Á :

 + Kiểu khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á

 Kiểu khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á

 + Đặc điểm:

 - Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể

 - Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều

 - Các khí hậu lục địa:

 + Phân bố vùng nội địa: Ôn đới lục địa, Cận nhiệt lục địa

 Phân bố ở khu vực Tây Nam Á: Nhiệt đới khô

 + Đặc điểm:

 - Mùa đông khô và lanh

 - Mùa hạ khô và nóng

* . Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 50742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Địa 8 (Tiết 1 đến tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò c­¬ng «n tËp
§Þa 8
(TiÕt 1 ®Õn tiÕt 6)
Câu 1. Nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn của châu Á? Vị trí đó có ý nghĩa gì đối với khí hậu? 
* Đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn của châu Á:
- Ở nữa cầu Bắc, là bộ phận của lục địa Á – Âu
- Trải rộng từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc
- Rộng nhất thế giới (41,5 triệu km2)
- Châu Á giáp ba đại dương và hai châu
 * Ý nghĩa của vị trí đối với khí hậu:
	- Vị trí trải rộng từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc nên có nhiều đới khí hậu thay đổi từ Bắc đến Nam
	- Kích thước rộng lớn làm khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu lục địa khô hạn ở vùng nội địa
Câu 2. Nêu các đặc điểm của địa hình châu Á? 
 Nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính đông – tây và bắc – nam ( Hi-ma-lay-a…)
- Sơn nguyên: cao đồ sộ tập trung ở trung tâm ( Tây Tạng…)
- Đồng bằng rộng nhất thế giới: Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia
=>Nhìn chung địa hình chia cắt phức tạp
Câu 3. Kể tên các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng ở châu Á ?
- Núi: Hi-ma-lay-a, Thiên Sơn, An-ta, Trường Sơn…
- Sơn nguyên: Tây Tạng, Trung Xi-bia, Đê-can, I-ran..
- Đồng bằng: Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia…
Câu 4. Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm dưới đây, cho biết:
a. Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào?
b. Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó? 
a. Y-an-gun – Nhiệt đới gió mùa
	 E Ri-at – Nhiệt đới khô
	 U-LanBa-to – Ôn đới lục địa
	b. Đặc điẻm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm:
	* Y-an-gun - Nhiệt đới gió mùa:
- Nhiệt độ trên 250C, nóng quanh năm, có hai lần nhiệt độ tăng cao
- Lượng mưa: trung bình năm cao - 2750mm, mưa tạp trung mùa hạ
	* E Ri-at – Nhiệt đới khô:
	- Nhiệt độ: tháng1:150C, tháng 7 trên 350C, chênh lệch nhiệt độ là 200C
	- Lượng mưa trung bình năm rất thấp 62mm, nhiều tháng không mưa
	* U-LanBa-to – Ôn đới lục địa:
	- Nhiệt độ tháng 1 âm 80C, tháng 7 trên 200C, chênh lệch nhiệt độ là 280C 
	- Lượng mưa trung bình năm 220mm
Câu 5. Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu của châu Á?
	* Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm của khí hậu Việt Nam?
* Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau
- Nhiều đới do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo
- Các đới khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu do kích thước rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa
 	- Khí hậu còn thay đổi theo chiều cao
	* Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
 - Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể 
 - Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều 
Câu 6. Nêu và giải thích sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?	
	* Các kiểu khí hậu châu Á:
	- Các kiểu khí hậu gió mùa châu Á :
	+ Kiểu khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á
	 Kiểu khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á
	+ Đặc điểm:
 - Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể 
 - Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều 
	- Các khí hậu lục địa:
	+ Phân bố vùng nội địa: Ôn đới lục địa, Cận nhiệt lục địa
	 Phân bố ở khu vực Tây Nam Á: Nhiệt đới khô 
	+ Đặc điểm: 
	 - Mùa đông khô và lanh
	 - Mùa hạ khô và nóng 
* . Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa...
Câu 7. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á?
	- Có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng…)
	- Phân bố không đều
	- Chế độ nước khá phức tạp
Câu 8. Nêu và giải thích sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi châu Á?
* Bắc Á: 
 Mạng lưới sông dày (I-ê-nit-xây, Lê-na, Ô-bi) 
 Mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan 
*-Đông Nam Á, Nam Á- 
 Khu vực châu Á gió mùa có nhiều sông lớn :Mê Công, Ấn, Hằng…
 Có lượng nước lớn vào mùa mưa. 
* Tây và Trung Á: 
 Ít sông (Tigơ-rơ,Ơ-phơ-rat, Xưa-đa-ri-a, A-mua- đa-ri-a, ) 
 Nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.
Câu 9. Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á?
 Các sông lớn ở Bắc Á có giá trị chủ yếu về giao thông và thủy điện
 Các sông lớn ở khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 10. Trình bày vài cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích sự phân bố của chúng?
	* Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại
- Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi- bia) nơi có khí hậu ôn đới.
- Rừng cận nhiệt ẩm ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.
- Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
* Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu:
- Tương ứng kiểu khí hậu ôn đới lục địa có rừng lá kim ở Bắc Á 
- Tương ứng kiểu khí hậu cận nhiêt gió mùa có rừng cận nhiệt ẩm ở Đông Á
- Tương ứng khậu nhiệt đới gió mùa có rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á
- Tương ứng kiểu khí hậu núi cao có cảnh quan núi cao
	….
Câu 11. Dựa vào bảng dưới đây, em hãy nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu khác và so với thế giới? (Quy định năm 1950 là 100%)
 Bảng : Dân số các châu lục qua các năm (triệu người)
 Năm
Châu
1950
2000
Tỉ lệ tăng tự nhiên
(%) năm 2002
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương
Châu Mĩ
Châu Phi
Thế giới
1402
547
13
339
221
2522
3683
729
30,4
829
784
6055,4
1,3
-0,1
1,0
1,4
2,4
1,3
Châu Âu: 
 729.000.000 x 100
* Năm 2000: = 133,2% 
 547.000.000 
 Năm
Châu
Mức tăng dân số 
Năm 1950 – 2000 (%)
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương
Châu Mĩ
Châu Phi
Thế giới
262,7
133,2
233,8
244,5
354,7
240,1
	=>Nhận xét:
* Số dân: Dân số đông, tăng nhanh thứ hai sau châu Phi, cao hơn so với thế giới
* Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 
 	- Bằng mức tăng trung bình dân só thế giới
	- Cao hơn châu Âu và châu Đại Dương
	- Thấp hơn châu Mĩ và châu Phi. 
=>Nhờ những năm gần dây thực hiện chính sách dân số đang hạn chế gia tăng dân số nhanh. Nhờ đó, tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể
Câu 12. Trình bày địa điểm và thời gian ra đời của bón tôn giáo lớn ở châu Á?
Tên tôn giáo
Nơi ra đời
Thời gian ra đời
Ấn Độ giáo
Phật giáo
Ki-tô giáo
Hồi giáo
Ấn Độ
Ấn Độ
Pa-let-tin
A-rập Xê-út
Thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên
Thế kỉ VI trước Công nguyên
Đầu Công nguyên
Thế kỉ VII sau Công nguyên
Câu 13. Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á
Năm
1800
1900
1950
1970
1990
2002
Số dân (Triệu người)
600
880
1402
2100
3110
3766
1900 – 1800 cách 100 năm, tăng (880 - 600) 280 triệu người
1950 – 1900 cách 50 năm, tăng (1402 - 880) 522
1970 – 1950 cách 20 năm, tăng (2100 - 1402) 698
1990 – 1970 cách 20 năm, tăng (3110 - 2100)1110
2002 – 1990 cách 12 năm tăng (3766 - 3110) 656
=> Nhận xét: Dân số châu Á ngày càng tăng nhanh. Đến năm 2002 do việc thực hiện chính sách dân số nhằm hạn chế gia tăng nhanh dân số . Nhờ đó, tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, ngang với mức trung bình của thế giới.
HẾT

File đính kèm:

  • docde cuong on tap T1-6.doc