Đề cương địa lý giữa học kỳ 2 lớp 9

II/ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1) Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.

 - Vị trí địa lý:

 + Phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ.

 + Phía Bắc giáp Cam-pu-chia.

 + Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.

 + Phía Đông Nam giáp Biển Đông.

 - Ý nghĩa:

 + Là vùng tận cùng phía Tây Nam ở nước ta.

 + Thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng trong nước và với các nước trên Thế giới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương địa lý giữa học kỳ 2 lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ
I/ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng ntn đến sự phát triển ở ĐNB:
a) Thuận lợi
 - Về vị trí địa lí :
 + ĐNB tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên Hải NTB và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng giàu nông, lâm, thủy sản (phía Bắc và Đông Bắc)
 + ĐNB giáp Cam-Pu-Chia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng( phía Tây và Tây Bắc)
 + ĐNB giáp biển, vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế.
 -Về tài nguyên thiên nhiên
Khu vực
Điều kiện tự nhiên
Thế mạnh kinh tế
 Đất liền
điạ hình thoải, đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt.
mặt bằng xây dựng tốt. Các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
 Biển
biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng giàu tiềm năng dầu khí.
khai thác dầu khí ở thềm lục địa. Đánh bắt hải sản. Giao thông, du lịch biển và các dịch vụ khác.
b) Khó khăn
 -Trên đất liền nghèo khoáng sản
 -Diện tích rừng tự nhiên thấp
 -Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
2) Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
3) Công nghiệp ĐNB
 -Công nghiệp tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng (59,3% )
 -Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
 -Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành đang trên đà phát triển: dầu khí, điện tử, công nghệ cao
 -Trong sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm
4) Nông nghiệp ĐNB
 -ĐNB là vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả quan trọng của cả nước (cao su,..)
 -Ngành chăn nuôi gia cầm, gia súc áp dụng theo phương pháp chăn nuôi công nghiệp. Nuôi trồng đánh bắt thủy sản phát triển
 -Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp
5)Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?
 - Điều kiện tự nhiên:
 + Địa hình tương đối bằng phẳng, vùng đồi badan lượn sóng, đất phù sa cổ xám bạc màu.
 + Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho cây công nghiệp nhiệt đới nói chung và cây cao su nói riêng.
 + Vùng có một số hệ thống sông có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp.
 - Điều kiện kinh tế-xã hội.
 + Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
 + Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có trình độ nhất định.
 + Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển cây công nghiệp gắn với giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
II/ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
1) Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.
 - Vị trí địa lý:
 + Phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ.
 + Phía Bắc giáp Cam-pu-chia.
 + Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.
 + Phía Đông Nam giáp Biển Đông.
 - Ý nghĩa:
 + Là vùng tận cùng phía Tây Nam ở nước ta.
 + Thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng trong nước và với các nước trên Thế giới.
2) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
 a) Thuận lợi:
 - Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp:
 + Đồng bằng rộng
 + Đất phù sa
 + Nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú, đa dạng.
 + Biển ấm, ngư trường rộng lớn, nhiều đảo, quần đảo.
 b) Khó khăn:
 - Lũ lụt
 - Diện tích đất phèn, đất mặn lớn, thiếu nước ngọt vào mùa khô.
Tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
Biển và hải đảo
Khí hậu, nước
Đất rừng
Nguồn hải sản cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú.
Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.
Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa dồi dào.
Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn.
Diện tích gần 4 triệu ha. Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha.
Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
3) Đặc điểm dân cư và xã hội.
 - Đông dân
 - Mật độ dân số cao
 - Ngoài người kinh, còn có người Chăm, Hoa
4) Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
 -Việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở ĐBSCL có ý nghĩa rất quan trọng vì:
 + ĐBSCL có diện tích đất phèn, đất mặn lớn 2,5 triệu ha diện tích của vùng chiếm 62%.
 + Việc cải tạo đất phèn, đất mặn góp phần đưa thêm diện tích đất vào sử dụng, tăng diện tích đất canh tác.
 + Việc đẩy mạnh cải tạo đất phèn, đất mặn để nuôi thủy sản làm cho vị trí của vùng trong sản xuất thủy sản của cả nuớc được nâng cao.
5) Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long 
 -Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,5% sản lượng lúa cả nước 2002)
 - Lúa được trồng ở các tỉnh : KG, AG, ĐT , LA, ST, TG
 - Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của cả nước 
 - Nghề nuôi vịt phát triển 
 - Nghề nuôi trồng đánh bắt thủy sản phát triển 
 - Nghề rừng cũng giữ vị trí quan trọng 
6) Công nghiệp đồng bằng sông Cửu Long 
 - Tỉ trọng sản suất công nghiệp chiếm khỏang 20% GDP toàn vùng 
 - Ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao (65% trong cơ cấu CN của vùng)
* Vẽ biểu đồ bài tập 3 trang 133
Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở ĐBSCL và cả nước 
Vẽ biểu đồ ở bài tập 3
Bảng 36.3 Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long thời kì 1995-2000 (nghìn tấn)
1995
2002
2002
Đồng bằng sông Cửu Long
819,2
1169,1
1354,5
Cả nước
1584,4
2250,5
2647,4
Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước thời kì 1995-2002. 
- Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước 
- Nêu nhận xét 
	+ Sản lượng thủy sản của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long từ 1995 đến 2002 đều tăng và tăng? lần (1354,5:819,2 = ?)
	+ Trong tổng sản lượng thủy sản của cả nước thì Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm tỉ trọng lớn 51,1% (năm 2002)

File đính kèm:

  • docDe_cuong_dia_ly_giua_hoc_ki_2_lop_9_20150726_030357.doc