Đánh giá sau một năm thực hiện dạy học theo mô hình vnen

 Chương trình, sách giáo khoa hiện hành khi áp dụng vào mô hình dạy học này chưa phù hợp, nặng lý thuyết, lượng kiến thức trong một tiết học quá nhiều(quá tải); Thời gian của một tiết học chỉ có 45 phút, lượng kiến thức cần cung cấp quá nhiều, mà trong 45 phút đó giáo viên và học sinh cùng lúc phải làm rất nhiều công việc, nếu giáo viên tổ chức thực hiện không tốt, sẽ dẫn đến kết quả ngược lại;

Thực tế, đa số học sinh chưa xác định được động cơ, thái độ học tập; thiếu năng động, tiếp thu bài một cách thụ động, năng lực giao tiếp hạn chế, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể, chưa biết tự học, tự nghiên cứu; Một bộ phận khá đông học sinh còn yếu về ngôn ngữ nói; Việc chuẩn bị bài cũ ở nhà còn hạn chế; nên để tiết dạy thành công đòi hỏi giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để có thể huy động tất cả học sinh cùng làm việc.

 Điều kiện cơ sở vật chất hiện tại chưa đảm bảo: phòng học thiếu không gian cho việc tổ chức các hoạt động theo nhóm; Bàn ghế cũ và không phù hợp với dạy học theo mô hình mới; Trang thiết bị cho trong phòng học cũng thiếu;

 

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sau một năm thực hiện dạy học theo mô hình vnen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN DẠY HỌC 
THEO MÔ HÌNH VNEN
tôi nhận thấy bước đầu có những kết quả khả quan:
       Lớp học được thiết kế cho học sinh ngồi thành từng nhóm từ 4 đến 6 em, các em hoạt động cá nhân, khi cần thiết có thể trao đổi trong nhóm. Sự thay đổi trong cách sắp xếp bàn ghế tạo ra sự thay đổi về vị trí chỗ ngồi, từ đó tạo ra sự thay đổi về tương tác học tập giữa học sinh với giáo viên. Ở mô hình này thực sự lấy học sinh làm nhân vật trung tâm trong quá trình học tập.
Học sinh được phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong nhóm. Học sinh được rèn luyện cách học, cách tư duy . Học sinh được tự học, hoạt động, trải nghiệm, hợp tác  từ đó có được năng lực mới (kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất, yếu tố khác của năng lực). Giáo viên chỉ  tư vấn, hỗ trợ, tổ chức quá trình tự học của HS.  Một không khí học tập hoàn toàn mới khác xa so với cách học truyền thống không có sự đọc chép khô khan, mà thay vào đó là một không khí học tập sôi nổi.ở mỗi nhóm các em hoạt động dưới sự điều hành của bạn nhóm trưởng  từ đó các em có mối quan hệ học tập gần gũi, thân thiện, mọi ý kiến đều được các thành viên ghi nhận và tự bổ sung, hoàn thiện cho ý kiến của mình. Học sinh khi hoạt động nhóm đã có thói quen làm việc theo 10 bước học tập là biết tự đọc mục tiêu, tự đọc yêu cầu, tự làm theo yêu cầu đã đọc để tự trả lời câu hỏi và tự đánh giá tiến độ học của mình, qua đó giúp học sinh có ý thức để chủ động hơn, giảm bớt sự phụ thuộc vào thầy, cô giáo. Qua đây nhiều em học sinh đã thể hiện được khả năng của mình khi điều khiển hoạt động nhóm và có thể hướng dẫn, hỗ trợ các bạn khác học.
   Một không gian lớp học với "Góc học tập", "Góc cộng đồng","Góc sáng tạo", "Góc sinh nhật", "Thư viện lớp học", mở nhiều hòm thư vui, hòm thư "Điều em muốn nói" cũng như trang trí lớp học, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, an toàn cho học sinh.
Tuy nhiên, qua quá trình thử nghiệm, bên cạnh những thuận lợi, tôi cũng nhận thấy một số điểm khó khăn cơ bản đó là:
          Chương trình, sách giáo khoa hiện hành khi áp dụng vào mô hình dạy học này chưa phù hợp, nặng lý thuyết, lượng kiến thức trong một tiết học quá nhiều(quá tải); Thời gian của một tiết học chỉ có 45 phút, lượng kiến thức cần cung cấp quá nhiều, mà trong 45 phút đó giáo viên và học sinh cùng lúc phải làm rất nhiều công việc, nếu giáo viên tổ chức thực hiện không tốt, sẽ dẫn đến kết quả ngược lại; 
Thực tế, đa số học sinh chưa xác định được động cơ, thái độ học tập; thiếu năng động, tiếp thu bài một cách thụ động, năng lực giao tiếp hạn chế, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể, chưa biết tự học, tự nghiên cứu; Một bộ phận khá đông học sinh còn yếu về ngôn ngữ nói; Việc chuẩn bị bài cũ ở nhà còn hạn chế; nên để tiết dạy thành công đòi hỏi giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để có thể huy động tất cả học sinh cùng làm việc.
        Điều kiện cơ sở vật chất hiện tại chưa đảm bảo: phòng học thiếu không gian cho việc tổ chức các hoạt động theo nhóm; Bàn ghế cũ và không phù hợp với dạy học theo mô hình mới; Trang thiết bị cho trong phòng học cũng thiếu;

File đính kèm:

  • docdanh_gia_viec_thuc_hien_sau_1_nam_day_hoc_theo_vnen.doc