Cụm đề về phân tích nhân vật trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

 ĐỀ 3.Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ

trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

I.Mở bài :

Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và

sau Cách mạng tháng Tám. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được viết ngay

sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là truyện ngắn “Vợ nhặt”,được in trong tập truyện

“Con chó xấu xí”. ây là tác phẩm mà Kim Lân đã tái hiện thành công bức tranh ảm đạm và

khủng khiếp về nạn đói Ất Dậu ( 1945) của nước ta. Trên cái nền tăm tối và đau thương ấy, nhà

văn đã viết rất hay về tâm trạng của bà cụ Tứ - một người mẹ già, nghèo khổ nhưng giàu

tình thương con và giàu lòng nhân hậu.

pdf6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cụm đề về phân tích nhân vật trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
CỤM ĐỀ VỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT 
Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân 
------------------- 
* Đề 1. Phân tích hình ảnh người vợ nhặt 
trong truyện ngắn “Vợ nhặt” 
của Kim Lân. 
 I. Mở bài : 
 - Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và 
sau Cách mạng tháng Tám. 
 - Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được viết ngay sau khi Cách mạng tháng 
Tám thành công là truyện ngắn “Vợ nhặt”,được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Đây là 
tác phẩm mà Kim Lân đã tái hiện thành công bức tranh ảm đạm và khủng khiếp về nạn đói Ất 
Dậu ( 1945) của nước ta. 
 - Trên cái nền tăm tối và đau thương ấy, nhà văn đã đặt vào đó hình ảnh của nhân vật người 
vợ nhặt : nghèo đói, bất hạnh nhưng lại có một khát vọng sống mãnh liệt .Điều đó được thể 
hiện qua việc chị chấp nhận theo không một người đàn ông về làm vợ giữa ngày đói. 
II. Thân bài : 
 1/ Trước hết, về cảnh ngộ, xuất hiện trong tác phẩm, người vợ nhặt chỉ là một con số không 
tròn trĩnh : không tên tuổi, không quê hương, không gia đình, không nghề nghiệp Từ đầu 
đến cuối tác phẩm chị chỉ được gọi bằng “thị”- một cách gọi phiếm định giành cho chị và tất cả 
những người phụ nữ có cảnh ngộ và số phận đáng thương và tội nghiệp như chị. 
 - Không những vậy, chân dung của người phụ nữ ấy hiện ra ngay từ đầu là những nét không 
mấy dễ nhìn : đó là hình ảnh của người đàn bà gầy vêu vao, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày 
xám xịt, quần áo thì rách như tổ đỉa. 
2/ Về tính cách : 
 a.Trước khi trở thành vợ Tràng, thị là một người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táo bạo và liều 
lĩnh : Lần gặp đầu tiên, thị chủ động làm quen ra đẩy xe bò cho Tràng và “liếc mắt cười tít” 
với Tràng.Lần gặp thứ hai, thị “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói” và lại còn “đứng cong cớn” 
trước mặt Tràng. Đã vậy, thị còn chủ động đòi ăn. Khi được Tràng mời ăn bánh đúc, thị đã cúi 
gằm ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong còn lấy đũa quẹt ngang miệng và khen ngon 
 Có thể nói, tất cả những biểu hiện trên của thị suy cho cùng cũng là vì đói.Cái đói trong 
một lúc nào đó nó có thể làm biến dạng tính cách của con người.Nói điều này, chắc 
chắn nhà văn thật sự xót xa và cảm thôngcho cảnh ngộ đói nghèo của người lao động. 
 b. Khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn 
bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang . 
 + Điều đó được thể hiện qua dáng vẻ bẽn lẽn đến tội nghiệp của thị khi bên Tràng vào lúc 
trời chạng vạng ( thị đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, “rón rén, e thẹn” , 
ngượng nghịu,“chân nọ bước díu cả vào chân kia”...) thật tội nghiệp cho cảnh cô dâu mới 
theo chồng về nhà : một cảnh đưa dâu không xe hoa, chẳng pháo cưới mà chỉ thấy những khuôn 
mặt hốc hác u tối của những người trong xóm và âm thanh của tiếng quạ, tiếng khóc hờ người 
chết tang thương 
2 
 + Sau một ngày làm vợ, chị dậy sớm, quét tước, dọn dẹp cho căn nhà khang trang, sạch sẽ. 
Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình – hình ảnh 
của một người vợ hiền, một cô dâu thảo. 
 + Trong bữa cơm cưới giữa ngày đói, chị tỏ ra là một phụ nữ am hiểu về thời sự khi kể cho 
mẹ và chồng về câu chuyện ở Bắc Giang người ta đi phá kho thóc của Nhật. Chính chị đã làm 
cho niềm hy vọng của mẹ và chồng thêm niềm hy vọng vào sự đổi đời trong tương lai. 
III. Kết bài : 
 -Tóm lại, người phụ nữ không tên tuổi, không gia đình, không tên gọi, không người thân ấy 
đã thật sự đổi đời bằng chính tấm lòng giàu tình nhân ái của Tràng và mẹ Tràng. - Bóng 
dáng của thị hiện ra tuy không lộng lẫy nhưng lại gợi nên sự ấm áp về cuộc sống gia đình.Phải 
chăng thị đã mang đến một làn gió tươi mát cho cuộc sống tăm tối của những người nghèo 
khổ bên bờ của cái chết. 
* Đề 2. Phân tích nhân vật Tràng 
trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. 
1. Mở bài : 
 - Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và 
sau Cách mạng tháng Tám. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được viết ngay 
sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là truyện ngắn “Vợ nhặt”,được in trong tập truyện 
“Con chó xấu xí”. ây là tác phẩm mà Kim Lân đã tái hiện thành công bức tranh ảm đạm và 
khủng khiếp về nạn đói Ất Dậu ( 1945) của nước ta.-Trên cái nền tăm tối và đau thương ấy, nhà 
văn đã đặt vào đó hình ảnh của nhân vật Tràng: nghèo đói,bất hạnh nhưng giàu tình người 
và khát vọng hạnh phúc.Điều đó được thể hiện qua chính câu chuyện nhặt vợ của anh giữa 
ngày đói. 
2. Thân bài : 
 a.Thật vậy, xuất hiện trong tác phẩm, Tràng vốn là một gã trai nghèo, sống ở xóm ngụ 
cư, có mốt mẹ già và làm nghề đẩy xe bò mướn.Đã vậy, Tràng lại có một ngoại hình xấu xí, thô 
kệch với “ cái đầu trọc nhẵn”; “cái lưng to rộng như lưng gấu”; “ hai con mắt gà gà, nhỏ 
tí”lúc nào cũng đắm vào bóng chiều của hoàng hôn.Thêm vào đó, tính tình của Tràng lại có 
phần “dở hơi” nhưng tốt bụng, hay vui đùa với trẻ con trong xóm. Có thể nói, Tràng có một 
cảnh ngộ thật bất hạnh và tội nghiệp. 
 b. Vậy mà, con người có thân phận thấp hèn ấy bỗng nhiên lại trở thành một chú rể có thể coi 
là hạnh phúc : Tràng bỗng dưng có vợ. 
 Tràng có vợ bằng cách “nhặt” được chỉ qua hai lần gặp gỡ, vài câu nói đùa và bốn bát bánh 
đúc giữa ngày đói .Qủa thật, chuyện lấy vợ của Tràng là một lạ mà thú vị - đùa mà thật , thật mà 
cứ như đùa. 
 b1.Lúc đầu, khi người phụ nữ đói nghèo, rách rưới đồng ý theo không Tràng về làm vợ, 
Tràng không phải không biết “chợn”: “Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi 
nổi không , lại còn đèo bòng”.Nhưng rồi anh ta chặc lưỡi “Chậc,kệ!”.Có vẻ như một quyết 
định không nghiêm túc như phóng lao phải theo lao vậy.Việc hai người đến với nhau bề ngoài 
có vẻ ngẫu nhiên nhưng bên trong lại là tất nhiên : Người đàn bà cần Tràng để có một chỗ 
3 
dựa qua thì đói kém, còn Tràng cũng cần người phụ nữ nghèo ấy để có vợ và để biết đến 
hạnh phúc. 
 b2 .Trên đường đưa vợ về nhà, Tràng thật sự vui và hạnh phúc : “Trong một lúc, Tràng 
như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả đói khát đang đe 
doạTrong lòng hắn, lúc này chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên.Một cái gì mới mẻ, 
lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông ấy”Có thể nói , trong tác phẩm, có tới hơn hai mươi 
lần nhà văn nhắc đến niềm vui và nụ cười thường trực của Tràng khi đã có vợ bằng các từ ngữ 
rất gợi tả và gợi cảm : mặt phớn phở, mắt sáng lên lấp lánh, miệng cười tủm tỉm 
 b3. Chỉ sau một đêm “nên vợ nên chồng”. Tràng thấy mình đổi khác “trong người êm ái , 
lửng lơ như người từ giấc mơ đi ra.Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ như không 
phải”.Tràng “ bỗng nhiên thấy thương yêu và gắn bó với căn nhà”; “Hắn đã có một gia 
đình.Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy.Cái nhà như tổ ấm che mưa che nắngBây giờ 
hắn mới thấy hắn nên người, thấy hắn có bổn phận phải lo cho vợ con sau này” 
 Niềm vui của Tràng thật cảm động, lẫn lộn cả hiện thực lẫn ước mơ . “Hắn xăm xăm 
chạy ra giữa sân, hắn muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.So với cái dáng 
“ngật ngưỡng” của Tràng ở đầu tác phẩm, hành động “xăm xăm” này của Tràng là một đột 
biến quan trọng, một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng : từ đau khổ sang 
hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức.Tràng đã thật sự “phục sinh 
tâm hồn”- đó chính là giá trị lớn lao của hạnh phúc.Có một hiện thực tuy chưa rõ nét nhưng 
đã hiện ra ở cuối tác phẩm, trong suy nghĩ của Tràng “ cảnh những người nghèo đói ầm ầm 
kéo nhau đi trên đê Sộp.Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”.Đoàn người đi phá kho thóc của Nhật 
và lá cờ Việt Minh.Đây là hiện thực nhưng cũng là ước mơ về một tương lai hướng về 
Đảng về cách mạng của tràng và những người như Tràng. 
3. Kết bài: 
 Tóm lại, Kim Lân miêu tả tâm trạng nhân vật Tràng xoay quanh tình huống nhặt vợ hết sức 
đặc biệt.Cũng từ đó, hình tượng nhân vật Tràng có vai trò lớn trong việc thể hiện tư tưởng 
chủ đề của tác phẩm : Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà luôn nghĩ đến sự 
sống. 
Cũng qua Tràng và câu chuyện nhặt vợ của anh, nhà văn giúp người đọc cảm nhận được vẻ 
đẹp tâm hồn của nhựng người dân lao động nghèo :đó là vẻ đẹp tình người và niềm tin 
tưởng vào tương lai. 
* ĐỀ 3.Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ 
trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. 
I.Mở bài : 
 Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và 
sau Cách mạng tháng Tám. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được viết ngay 
sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là truyện ngắn “Vợ nhặt”,được in trong tập truyện 
“Con chó xấu xí”. ây là tác phẩm mà Kim Lân đã tái hiện thành công bức tranh ảm đạm và 
khủng khiếp về nạn đói Ất Dậu ( 1945) của nước ta. Trên cái nền tăm tối và đau thương ấy, nhà 
văn đã viết rất hay về tâm trạng của bà cụ Tứ - một người mẹ già, nghèo khổ nhưng giàu 
tình thương con và giàu lòng nhân hậu. 
II. Thân bài : 
4 
 1.Khái quát về cuộc đời của bà cụ : 
 Trước hết, xuất hiện trong tác phẩm, bà cụ Tứ hiện lên là một người đàn bà nông dân, 
hồn hậu và có một cuộc đời thật nhiều thương cảm :nhà nghèo, goá bụa, sống gian khổ, 
thầm lặng. 
2.Bối cảnh – tình huống và diễn biến tâm trạng của bà cụ: 
 Bà cụ Tứ lần đầu tiên xuất hiện trong thiên truyện là lúc bóng hoàng hôn tê tái phủ xuống xóm 
Ngụ cư giữa ngày đói. Cùng lúc đó, người con trai đáng thương của bà làm nghề đẩy kéo xe 
trên huyện, đưa một người đàn bà lạ về nhà. 
 a. Khởi đầu , bà ngỡ ngàng - ngỡ ngàng trước việc có một người phụ nữ lạ xuất hiện trong 
nhà mình. Trạng thái ngỡ ngàng của bà cụ được nhà văn diễn tả bằng hàng loạt những câu 
nghi vấn : “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay 
đầu giường thằng con trai mình thế kia? Sao lại chào mình mình bằng u?...”Thái độ ngạc nhiên 
của người mẹ, phải chăng cũng là nỗi đau của nhà văn trước một sự thật : chính sự cùng quẫn 
của hoàn cảnh đã đánh mất ở người mẹ sự nhạy cảm vốn có trước hạnh phúc của con . 
 b. Sau khi hiểu ra là con trai đã có vợ, bà lão không nói gì mà chỉ “cúi đầu im lặng”- một sự 
im lặng chứa đầy nội tâm : đó là niềm xót xa, buồn vui, lo lắng, thương yêu lẫn lộn . Bà mẹ đã 
tiếp nhận hạnh phúc của con bằng kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của một chuỗi đời nặng 
nhọc, bằng ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh. 
 - Bằng lòng nhân hậu thật bao dung của người mẹ, bà nghĩ :“Biết rằng chúng nó có nuôi 
nổi nhau qua được cơn đói khát này không?”.Trong chữ “chúng nó” , người mẹ đã đi từ lòng 
thương con trai để ngầm chấp nhận người đàn bà lạ làm con dâu của mình. 
 - Rồi tình thương lại chìm vào nỗi lo , tạo thành một trạng thái tâm lý triền miên day dứt : 
bà nghĩ đến bổn phận chưa tròn , nghĩ đến ông lão, đến con gái út, nghĩ đến nỗi khổ của đời 
mình, nghĩ đến tương lai của con để cuối cùng dồn tụ bao lo lắng – yêu thương trong một câu 
nói giản dị : “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. 
 c. Đặc biệt là sau một ngày con trai có vợ, người mẹ giàu lòng thương con ấy thật sự vui 
và hạnh phúc trước hạnh phúc của con : bà cùng con dâu dọn dẹp, thu vén căn nhà ; trong 
bữa cơm ngày đói, bà toàn nói chuyện vui để xua đi thực tại hãi hùng, để nhen nhóm niềm 
tin vào cuộc sống cho con :“ Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà ”. 
 + Thật cảm động, khi Kim Lân để cái ánh sáng kỳ diệu của tình mẫu tử toả ra từ nồi cháo 
cám : “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”.Chữ ‘ngon”này không phải là xúc cảm về vật 
chất ( xúc cảm về vị cháo cám) mà là xúc cảm về tinh thần : ở người mẹ, niềm tin về hạnh 
phúc của con biến đắng chát của cháo cám thành ngọt ngào . Chọn hình ảnh nồi cháo cám, 
Kim Lân muốn chứng minh cho cái chất NGƯỜI của người dân lao động :trong bất kỳ hoàn 
cảnh nào , tình nghĩa và hy vọng của con người vẫn không thể bị tiêu diệt – con người vẫn 
muốn sống cho ra sống.Chính chất NGƯỜI đã thể hiện ở cách sống tình nghĩa và hy 
vọng. 
 + Tuy nhiên niềm vui của bà cụ Tứ trong hoàn cảnh ấy vẫn là niềm vui tội nghiệp, bởi 
thực tại vẫn nghiệt ngã với nồi cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ”. 
III/ Kết bài : 
 Có thể nói, nhân vật bà cụ Tứ là một nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp tình người và lòng 
nhân ái mà Kim Lân đã gửi gắm trong tác phẩm “ Vợ nhặt”.Thành công của nhà văn là đã 
thầu hiểu và phân tích được những trạng thái tâm lý khá tinh tế của con người trong một 
hoàn cảnh đặc biệt .Vượt lên hoàn cảnh vẫn là một vẻ đẹp tinh thần của những người nghèo 
5 
khổ. =>“Vợ nhặt” là ca về tình người của những người nghèo khổ, đã biết sống cho ra 
người ngay giữa thời túng đói quay quắt . 
Đề 4: Nêu tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” 
của Kim Lân , từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn với con 
người và thực trạng xã hội đương thời. 
--------------------------------- 
I.Mở bài : 
 Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại ViệtNam trước và sau Cách mạng 
tháng Tám. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 
thành công là truyện ngắn “Vợ nhặt”,được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”. ây là tác phẩm mà Kim Lân đã 
tái hiện thành công bức tranh ảm đạm và khủng khiếp về nạn đói Ất Dậu ( 1945) của nước ta.Trong tác phẩm 
, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo vừa thể hiện được giá trị tư tưởng , lại vừa thể 
hiện được giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 
II.Thân bài : 
 1/ Thế nào là tình huống? vai trò của tình huống trong một tác phẩm truyện? 
 - Có thể hiểu, tình huống truyện chính là bối cảnh, hòan cảnh ( không gian, thời gian, địa 
điểmtạo nên câu chuyện). 
 - Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn : tình huống hành động; tình huống tâm 
trạng; tình huống nhận thức.Nếu tình huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính 
bước ngoặt của nhân vật; tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc 
của nhân vật; thì tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lý của nhân 
vật. Tình huống càng độc đáo, mới lạ, càng giúp cho tác phẩm hấp dẫn, ấn tượng, sâu sắc với 
người đọc. 
 - Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được tổ chức xung quanh một “tình huống nhận thức 
mà hai nhân vật Phùng và Đẩu đã trải qua”. 
2. Tình huống truyện của tác phẩm: 
 Trước hết, Tràng là một là một người mồ côi cha, ở với mẹ già tại xóm ngụ cư. Nhà nghèo, 
hắn làm nghề kéo xe bò thuê .Tràng có một ngoại hình xấu xí , thô kệch. .Đã thế lại có phần dở 
người.Lời ăn tiếng nói cũng thô kệch như chính ngoại hình của hắn.Có thể nói, nguy cơ ế vợ đã 
rõ. Đã vậy , gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám .Trong lúc không một ai ( kể 
cả Tràng) nghĩ đến chuyện dựng vợ , gả chồng thì đột nhiên Tràng có vợ, mà lại có vợ bằng 
cách nhặt được.Trong hoàn cảnh ấy, ràng có vợ cũng là phải có thêm một miệng ăn và cũng là 
đem thêm tai hoạ về cho mình và mẹ , đẩy mau mình và mẹ đến cái chết. Như vậy , việc Tràng 
có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.Chính điều này đã làm cho 
nhiều người ngạc nhiên : 
 Đó là những người dân trong xóm ngụ cư : họ ngạc nhiên, bàn tán, phán đoán rồi họ cùng 
nghĩ : “ biết có nuôi nổi nhau qua được cái thì này không?” Còn bà cụ Tứ - mẹ Tràng- lại càng 
ngạc nhiên . Lúc đầu bà lão không hiểu , rồi bà “ cúi đầu im lặng” với bao tâm sự vui- buồn lẫn 
lộn “ biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Nhất là, ngay chính 
bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình.“ nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến 
6 
bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ” .Thậm chí , sáng hôm sau Tràng cảm thấy “ êm ái như từ giấc 
mơ đi ra”. 
 Tóm lại, tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vùa bất ngờ nhưng lại hợp lý, tạo sức hấp 
dẫn và nhiều suy nghĩ cho người đọc. 
2.Thái độ của nhà văn: 
 - Với người dân lao động: 
 Qua câu chuyện, nhà văn đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất đối với con người nghèo 
khổ bằng cả tấm lòng nhân hậu của mình.Ông xót thương cho dân tộc trước thảm hoạ đói 
chết.Ông cũng ái ngại cho người con gái bị nạn đói cướp đi gần hết ( gia đình, nhan sắc, tính 
cách, tên tuổi ). 
 Không những vậy , nhà văn còn rất tinh tế khi phát hiện ra khát vọng hạnh và niềm 
vui khi nhặt vợ của Tràng;cái duyên thầm của thị qua cái liếc mắt với TràngCó thể nói nhà 
văn rất trân trọng và tự hào về vẻ đẹp nhân tính của con người lao động nghèo trước thảm hoạ 
đau thương , chết chóc. 
 Đồng thời nhà văn còn tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động qua 
hình ảnh của bà cụ Tứ : một người mẹ giàu tình thương con, giàu lòng nhân hậu và niềm 
tin vào cuộc sống  đây cũng chính là niềm tin của nhà văn vào phẩm chất tốt đẹp của con 
người. 
- Với thực trạng xã hội đương thời, thông qua tình huống truyện, nhà văn lên án và tố cáo tội 
ác của Nhật –Pháp đã đẩy nhân dân ta vào thảm hoạ đói nghèo, chết chóc.Chính chúng đã làm 
cho giá trị con người trở thành rẻ rúng như rơm như rác : vợ mà nhặt được . 
III. Kết bài : Có thể nói: Tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” thật độc đáo và có 
ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật sâu sắc.Viết về nạn đói, nhưng Kim Lân không dừng lại ở 
việc miêu tả bức tranh ảm đạm ấy , mà còn hướng người đọc nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của người 
lao động nghèo : đó là lòng nhân hậu, sự cưu mang và niềm tin vào tương lai của họ. 

File đính kèm:

  • pdfPhan_tich_truyen_ngan_Vo_Nhat_20150725_042054.pdf