Chuyên đề Văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn THCS

Văn bản: BỐ CỦA XI-MÔNG (Trích)

 ( G. Mô-pa-xăng )

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong văn bản, rút ra bài học về lòng yêu thương con người.

- Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong văn bản tự sự

 

doc16 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6378 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thần quốc tế và ý thức về cộng đồng văn hoá nhân loại. Đó là những sáng tác được chọn lọc trong kho tàng văn học của các dân tộc. Nói rộng ra đó là tinh hoa văn hoá nhân loại đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, của không gian đến với chúng ta hôm nay. Ta bắt gặp ở đây những tác phẩm đã thành mẫu mực của văn học thế giới từ các chuyện cổ tích như :Cây bút thần (Trung Quốc), Ông lão đánh cá và con cá vàng (Nga ) cho đến các tác phẩm văn chương nổi tiếng của các nhà văn lớn của các dân tộc cũng là của thế giới như Đôn- ki-hô-tê” của (Xéc-van-tét), Cô bé bán diêm của (An-đéc-xen), Chiếc lá cuối cùng của (OHen-ry), Truyện của Lỗ Tấn, Mô-pa-xăng, Giắc Lơn-đơn, Ai-ma-tốp, các trích đoạn kịch cổ điển của Mô-li-e. Nhìn chung, đó là những tác phẩm rất giàu giá trị nhân văn, giàu tinh thần dân tộc có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tình cảm cao đẹp, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng và ý thức vươn tới điều chân, thiện, mĩ để phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Đó còn là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật lớn, đạt trình độ mẫu mực được viết ra bởi tài nghệ bậc thầy của các nhà văn xuất sắc. 
Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học tác phẩm văn chương nước ngoài ở trung học cơ sở hiện nay gặp rất nhiều khó khăn mà trước hết khó khăn lớn nhất là khoảng cách khá lớn về không gian và thời gian, về lịch sử và tâm lý. Đứng trước nhiều tác phẩm văn chương nước ngoài, nhiều học sinh cảm thấy vô cùng xa lạ. Nếu không được giải thích, hướng dẫn thì trong tiếp cận khó mà hiểu, cảm nổi. Khó khăn lớn thứ hai là chúng ta dạy và học văn chương nước ngoài trong điều kiện tài liệu, sách vở phục vụ cho tham khảo còn khan hiếm. Hầu hết tác phẩm được đưa vào chương trình giáo viên chỉ biết được qua sách giáo khoa, qua tóm tắt, qua trích đoạn. Trước những thực trạng khó khăn trong việc tiếp cận, việc dạy và học các tác phẩm văn chương nước ngoài như vậy, trong khuôn khổ của chuyên đề này, tôi xin nêu ra một vài ý kiến để trao đổi trong dạy và học phần văn học nước ngoài ở bậc THCS để chúng ta cùng nghiên cứu.
Muốn dạy tốt các tác phẩm văn chương nước ngoài phải trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm: Có thể coi đây là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với giáo viên và học sinh khi dạy học tác phẩm văn chương. Có thể tổ chức cho tổ, nhóm chuyên môn chia nhau tìm đọc, trao đổi. Cũng có thể tổ chức báo cáo trong sinh hoạt chuyên môn hoặc có thể tổ chức ngoại khoá cho học sinh. Nếu không đọc được tác phẩm thì cũng phải được nghe, được kể, được thảo luận về tác phẩm mà mình phải dạy và học. Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm.
Sự hiểu biết về tác giả, về thời đại, về đất nước đó sản sinh ra tác phẩm, những đặc sắc về thiên nhiên, về tập tục xã hội nhất là về tâm lý dân tộc sẽ giúp ta hiểu và cảm tác phẩm văn chương nước ngoài rất nhiều. Những điều đó không dễ gì có đươc nếu chúng ta không tìm tòi học hỏi. Chúng ta sẽ không cảm và hiểu tốt đoạn trích " Đánh nhau với cối xay gió"trong Đôn-ki hô tê của Xéc-van-tét nếu ta không hiểu biết gì về đất nước Tây Ban Nha thời trung cổ, sự tan giã của ý thức hệ phong kiến và sự hình thành của ý thức hệ tư sản. Vì vậy việc tìm đọc các tài liệu có liên quan trên các tạp chí, các sách báo rất cần thiết đối với giáo viên và học sinh nhất là giáo viên trong việc dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài. Muốn dạy tốt văn bản thì phải hiểu đúng nó, vị trí tác phẩm, hiểu được toàn bộ tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả ,từ đó mới lựa chọn được vấn đề và cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội cho phù hợp với trình độ học sinh. Đây là một yêu cầu cao song với tác phẩm văn chương nước ngoài thì việc hiểu đúng tác phẩm là một yêu cầu quan trọng. 
 Đặt tác phẩm văn học vào mối tương quan văn học của hai dân tộc là để khai thác đến cạn kiệt những tư tưởng hữu dụng cho đời sống tinh thần công dân tương lai, kích thích những truyền thống tốt đẹp hiện tại, để hiểu sâu sắc hơn nhân loại. 
Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn bản ngôn từ và văn bản hình tượng. Văn chương nước ngoài đến với giáo viên và học sinh đều qua lời dịch của các dịch giả. Văn bản tác phẩm mà giáo viên và học sinh được dạy-học là văn bản dịch chứ không phải là nguyên tác. Như thế người dịch đã phải thực thi một hoạt động rất phức tạp là: - Chuyển dịch một tác phẩm từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, một thời gian này (thời gian lich sử xuật hiện nguyên bản) sang một thời gian khác (thời gian lịch sử của bản dịch) và, - Chuyển dịch một tác phẩm từ một không gian văn hoá này sang một không gian văn hoá khác. Như vậy, dịch bản là văn bản hình tượng. 
Với thể loại tác phẩm tự sự thì hình tượng nhân vật trong các bản dịch cần được tìm hiểu, khai thác đúng mức. Nếu không sẽ khó lòng đạt được hiệu quả như mong muốn. Chẳng hạn, với "chiếc lá cuối cùng" của O.Henry trong ngữ văn 8. Hình tượng “chiếc lá cuối cùng” không chỉ gợi lại ở đó mà còn gợi ta đến tấm lòng của người nghệ sĩ nghèo của nước Mĩ mà đặc biệt là tấm lòng của bác Bơ- men đã tạo lên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”. Câu chuyện ngợi ca tình cảm trong sáng, cao đẹp của những nghệ sĩ chân chính, ca ngợi sự hy sinh quên mình của cụ Bơ- men để vẽ chiếc lá, cứu sống Giôn- xy. 
Xét ở góc độ khác, "Chiếc lá cuối cùng" được xem như là một truyện ngắn có kết cấu mẫu mực vào hạng bậc nhất. Cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, trần thuật, đối thoại. Đều có thể được xem như là một trong những khuôn mẫu của thể loại này ở thế kỉ XIX 
Trong chương trình văn học được giảng dạy ở tất cả các trường THCS, phần văn học nước ngoài chiếm một khối lượng không nhỏ bao gồm các tác giả tác phẩm của nhiều nền văn học khác nhau trên thế giới. Việc giảng dạy phần văn học nước ngoài thường gặp khó khăn về nguồn tư liệu, về cách tiếp nhận và việc khai thác tìm hiểu các giá trị thẩm mĩ của các tác phẩm văn học. Vì vậy đối với giáo viên: phải thực sự là người yêu nghề, yêu văn chương, có kiến thức sâu sắc về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, quan niệm thẩm mỹ của các nước, các dân tộc đã sản sinh ra những tác phẩm mà mình sẽ trực tiếp giảng dạy.
 - Có ý thức tìm đọc và hiểu đúng, hiểu trọn vẹn các tác phẩm văn chương nước ngoài phải dạy. 
- Nắm chắc hệ thống phương pháp dạy-học tác phẩm văn chương theo loại thể. 
+ Với học sinh: - Các em phải là những bạn đọc thực sự say mê, yêu thích văn chương. 
- Mỗi học sinh luôn có ý thức đọc trước tác phẩm, tự tìm hiểu hệ thống câu hỏi qua phần đọc hiểu văn bản. 
- Mỗi học sinh luôn có ý thức tự rèn luyện các kỹ năng phân tích, tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ, nhân vật trong các tác phẩm. 
Hệ thống các văn bản phần văn học nước ngoài trong chương trình THCS:
THỂ LOẠI
VĂN BẢN
TÁC GIẢ
NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
Thơ
Xa ngắm thác Núi Lư
Lý Bạch
(TQ)
Lòng yêu thiên nhiên và bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lý Bạch
(TQ)
Tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương
 (T Q)
Tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày khi mới đặt chân về quê.
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
 (T Q)
Bộc lộ khát vọng cao cả : mọi người đều được ấm no
Mâyvà sóng
Ta-go
(Ấn Độ)
Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Kịch
Ông Giuốc –đanh mặc lễ phục
Mô-li-e
(Pháp)
Tính cách lố lăng của tay trưởng giả học đòi làm sang
Bút kí chính luận
Lòng yêu nước
I. Ê-ren-bua
Tình yêu nước tha thiết, sâu sắc và nêu chân lý về lòng yêu nước
Truyện ngắn và tiểu thuyết
Buổi học cuối cùng
Đô-Đê
(Pháp)
Lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc
Cô bé bán diêm
An-đec-xen
Niềm thương cảm sâu sắc đối với tình cảm cô bé bất hạnh
Đánh nhau với cối xay gió
Xéc-van-tec
(Tây Ban Nha)
Xây dựng cặp nhân vật tương phản nói lên những phẩm chất đáng quý và những hạn chế về ảo tưởng, xa rời thực tế
Chiếc lá cuối cùng
O- Hen-ri
(Mỹ)
Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ
Hai cây phong
Ai-ma-top
(Nga)
Tình yêu quê hương da diết và lòng kính người thầy
Cố hương
Lỗ Tấn
 (T Q)
Phê phán xã hội phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân, xã hội để mọi người cùng suy ngẫm
Những đứa trẻ
Go-rơ-ki
(Nga)
Tình bạn thân thiết của những đứa trẻ sống thiếu tình thương
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Rô-bin-xơn Cru-xô
(Anh)
Cuộc sống khó khăn và tinh thần lạc quan khi sống một mình trên đảo hoang
Con chó Bấc
Giac Lân-đơn
(Mỹ)
Tình cảm yêu thương loài vật
Bố của Xi-mông
G. Mô-pa-xăng
Nhắn nhủ lòng yêu thương bạn bè, mở rộng ra là lòng yêu thương con người
Nghị luận xã hội
Đi bộ ngao du
Ru-xô
(Pháp)
Tác dụng của việc đi bộ ngao du thể hiện sự giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên
Nghị luận văn chương
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten
Hi-pô Lit-ten
(Pháp)
Khẳng định được đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là mang đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Dạy 2 tiết thực nghiệm: 153-154 văn bản BỐ CỦA XI-MÔNG
Lớp: 9a1, 9a8
Thời gian 8h45 tại phòng hội đồng.
TUẦN: 32	 NGÀY SOẠN: 20/3/2015
TIẾT:	 153, 154	 NGÀY DẠY: 11/4/2015.
Văn bản: BỐ CỦA XI-MÔNG (Trích)
 ( G. Mô-pa-xăng )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong văn bản, rút ra bài học về lòng yêu thương con người.
- Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong văn bản tự sự
3. Thái độ:
- Đồng cảm, chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh như Xi- mông và Chị BLăng- sốt - Giáo dục kĩ năng sống, ý thức học tập nghiêm túc, tâm hồn nhạy cảm yêu thương con người, ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, tư liệu về tác giả, tác phẩm. Máy chiếu
PP PT KT DH: vấn đáp, động não, thảo luận nhóm
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: KTSS
2. Bài cũ: 
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Rô-bin xơn trong văn bản “ Rô-bin xơn ngoài đảo hoang”?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Hãy kể tên các nhà văn Pháp em đã học ở các lớp dưới? (Đô-đê với Buổi học cuối cùng, Mô-li-e với Ông Giuốc-đanh và Ru-xô với Đi bộ ngao du).
- Có một nhà văn Pháp cùng thời với Đô-đê, ông tiếp tục truyền thống hiện thực trong văn học Pháp thế kỷ XIX nhưng nâng nghệ thuật truyện ngắn lên trình độ cao hơn, nội dung cô đọng, sâu sắc hơn. Nhà văn ấy chính là Guy-đơ Mô-pa-xăng với tác phẩm Bố của Xi-mông.
Hoạt động 2: Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác phẩm 
? Hãy nêu một vài nét chính về tác giả Mô-pa-xăng.
- Nhận xét, bổ sung: Khi chiến tranh Pháp-Phổ (1870) bùng nổ, ông nhập ngũ. Sau chiến tranh, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông lên Pa-ri kiếm ăn, làm việc ở các bộ Hải quan và Giáo dục. Ông mở đầu sự nghiệp sáng tác với truyện Viên mỡ bò nổi tiếng, sau đó là ba trăm truyện ngắn và sáu tiểu thuyết...
- Những truyện ngắn của ông có nội dung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng đã làm nên thành công của ông ở thể loại này.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh tác giả
? Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm và đoạn trích Bố của Xi-mông.
Hướng dẫn học sinh đọc, tóm tắt, tìm bố cục
- Hướng dẫn HS cách đọc: Diễn cảm, phân biệt lời của từng nhân vật, đọc đúng tên nhân vật và các từ phiên âm tiếng nước ngoài.
- Đọc mẫu một đoạn và yêu cầu HS đọc.
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho các em.
? Dựa vào nội dung của văn bản, hãy tóm tắt những ý chính.
? Em thử dự đoán cuối cùng Xi-mông có bố không.
- Nhận xét, tóm tắt lại và tóm tắt thêm phần cuối truyện Bố của Xi-mông để HS tham khảo. 
Văn bản thuộc thể loài gì? 
Phương thức biểu đạt chính?
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
- Nhận xét và kết luận:
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến “em chỉ khóc hoài”): Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
+ Đoạn 2 (Tiếp theo đến “cho cháu một ông bố”): Xi-mông gặp bác Phi-lip.
+ Đoạn 3 (Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”): Bác Phi-lip đưa Xi-mông về nhà.
+ Đoạn 4 (Còn lại): Ngày hôm sau ở trường.
Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
? Truyện xoay quanh mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào. 
? Mở đầu đoạn trích, tác giả giới thiệu nhân vật nào.
- GV giới thiệu vài nét về Xi-mông: Độ bảy tám tuổi, hơi xanh xao nhưng rất sạch sẽ. Cậu ấy trông có vẻ nhút nhát gần như vụng dại. Dáng dấp ấy phần nào nói lên hoàn cảnh của em.
? Xi-mông ra bờ sông để làm gì.
? Khi ra bờ sông, cảnh vật ở đây như thế nào.
? Với cảnh vật như vậy, Xi-mông có cảm giác ra sao.
? Hình ảnh này gợi cho ta số phận của một em bé như thế nào.
- Và rồi xuất hiện một chú nhái. Xi-mông đã làm gì?
- Nhận xét và bình : thiên nhiên đã làm xoa dịu nỗi đau của con người.
? Khi gặp nỗi đau không chia sẻ cùng ai, ta có thể làm gì.
- Trò chơi ấy giúp em nhớ đến trò chơi ở nhà. Vậy lúc này tâm trạng của em ra sao.
? Tâm trạng ấy được tác giả diễn tả bằng từ ngữ nào.
? Để khắc họa những chi tiết trên, tác giả đã sử dụng nghệ thụật gì. Tất cả những chi tiết đó nói lên điều gì.
? Qua trên, giúp em hiểu gì về nỗi đau của Xi-mông.
? Em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả của tác giả.
- Đang trong tâm trạng buồn chán, bỗng một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em... và nhân vật bác Phi líp xuất hiện.
? Sau khi gặp và nói chuyện với bác Phi-lip, tâm trạng của Xi-mông ra sao.
- HS tìm những chi tiết miêu tả sự thay đổi trong tâm trạng của Xi- mông sau khi gặp bác Phi-lip.
? Qua những chi tiết trên giúp em cảm nhận gì về chú bé Xi-mông.
- Nhận xét và bình: Xi-mông là một đứa trẻ đáng thương và tội nghiệp. Xi-mông vốn là một đứa trẻ có cá tính nhút nhát song rất can đảm và có nghị lực. Phải chăng cuộc sống đã giúp em có được tính cách ấy.
- Giáo dục HS: Dù gặp bất kỳ tình huống nào cũng nên dũng cảm đối mặt và phải có nghị lực vượt qua. Không nên tự ti, bi quan, tuyệt vọng.
TIẾT 2
Hướng dẫn HS phân tích nhân vật Blăng-sôt .
- Giới thiệu về chị Blăng-sôt : là một cô gái đẹp nhất vùng, đã từng lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố.
? Nhân vật Blăng-sốt được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào.
- HS phát hiện những chi tiết như: ngôi nhà của chị, thái độ với khách và nỗi lòng với con.
? Hình ảnh ngôi nhà của chị nhỏ nhưng được quét vôi trắng, sạch sẽ nói lên điều gì (Tuy nghèo nhưng sống đứng đắn, nghiêm túc).
? Khi thấy một người đàn ông lạ đến nhà mình, thái độ của chị ra sao.
? Chứng kiến câu chuyện của con và tâm trạng của Xi-mông, thái độ của chị như thế nào.
? Em có nhận xét gì về thái độ trên của chị? Vì sao chị lại tự trách mình.
- Đây là sự tự trách mình, có lẽ vì chị mà con chị bị mọi người đàm tiếu, vì chị mà con chị không có bố, vì chị mà con chị bất hạnh...
- Có ý kiến cho rằng chị Blăng-sốt là người hư hỏng. Nhưng lại có ý kiến cho rằng chị là người phụ nữ tốt nhưng trót lỡ lầm. 
? Ý kiến của em như thế nào. 
? Để diễn tả nỗi lòng của chị, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào.
? Qua đó giúp em cảm nhận gì về chị Blăng-sôt.
? Những trường hợp như chị Blăng-sốt trong xã hội hiện nay có không. Nếu gặp những trường hợp như vậy các em sẽ làm gì.
- HS thảo luận và phát biểu theo suy nghĩ.
- Nhận xét và giáo dục HS cần phải biết quan tâm giúp đỡ và chia sẻ những trường hợp có hoàn cảnh như chị Blăng-sốt.
 Hướng dẫn HS phân tích nhân vật bác Phi-lip.
- Giới thiệu về Phi-lip : là một người thợ rèn cao lớn, râu tóc đen, quăn, vẻ mặt nhân hậu.
? Trong đoạn trích, nhân vật Phi-lip được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào.
- HS phát hiện các chi tiết khắc họa nhân vật Phi-lip qua các đoạn:
+ Khi gặp Xi-mông
+ Trên đường đưa Xi-mông về nhà
+ Khi gặp chị Blăng-sốt
+ Lúc đối đáp với Xi-mông
? Khi gặp một cậu bé đang buồn và khóc thật nhiều ở bờ sông, thái độ của bác ra sao.
- Chú ý câu nói của bác “Có điều gì làm cháu..., cháu ơi” -> sự vỗ về, cảm thông, an ủi.
? Trên đường đưa Xi-mông về nhà, bác có suy nghĩ gì -> Nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sôt.
? Theo em, bác có thực hiện ý định đó không, vì sao.
-> Tắt nụ cười, ấp úng vì hiểu ra con người chị Blăng-sôt.
? Chứng kiến tình cảnh của mẹ con chị Blăng-sôt, đồng thời trước những câu hỏi ngây thơ của Xi-mông, bác đã làm gì.
-> Hình như bằng sự thương mến Xi-mông và sự cảm mến chị Blăng-sôt, bác thợ Phi-lip đã quyết định nhận làm bố của Xi-mông.
- Bình : hành động “bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em rồi bỏ đi rất nhanh” diễn ra nhanh chóng, dứt khoát, đầy tự tin thể hiện sự đồng cảm sâu sắc cũng như niềm vui khôn xiết của Phi-lip.
? Qua những chi tiết trên, giúp em cảm nhận gì về nhân vật bác Phi-lip.
- Trong cuộc sống đầy những đua chen, toan tính này mà có những tấm lòng nhân hậu, bao dung dung như bác Phi-lip thì cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao. Chính lòng nhân hậu của bác Phi-lip đã cứu sống một người, mang lại niềm vui cho mọi người.
 Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Qua đoạn trích trên, tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Theo em, truyện hấp dẫn người đọc bởi những yếu tố nào.
- Bằng cách kể mạch lạc, chủ động, không rườm rà.Tất cả xoay quanh cuộc đối thoại của các nhân vật quanh quan hệ sở hữu “có - không” và được giải quyết theo lôgic của trẻ thơ, không cường điệu, không phức tạp... Tất cả những yếu tố đó làm nên sự hấp dẫn và nổi bật giá trị nhân đạo. Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí.
? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên.
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm
- Guy đơ- Mô- pa- xăng( 1850-1893)Là nhà văn hiện thực nổi tiếng của Pháp thế kỷ XIX với xu hướng truyện ngắn hiện thực.
- Đoạn trích nằm ở phần giữa của truyện ngắn cùng tên.
2. Đọc- tóm tắt- từ khó
3. Thể loại: Truyện ngắn
PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
4. Bố cục : gồm 4 phần
II. Phân tích
1. Nhân vật Xi-mông:
a. Tâm trạng khi ở bờ sông:
- Định nhảy xuống sông cho chết đuối.
- Cảm giác : khoan khoái, dễ chịu, thèm ngủ. 
- Lời nói: ngắt quãng, không nên lời
-> Cô độc, đau khổ, đáng thương.
- Đuổi theo một chú nhái -> bật cười.
- Buồn, lại khóc, người rung lên
- Những cơn nức nở lại kéo đến dồn dập, xốn xang, choán ngợp khóc hoài.
=> Nỗi đau tinh thần không giải thoát được đến mức tuyệt vọng.
=> Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ em phù hợp, tinh tế.
b. Khi gặp bác Phi-lip:
- Được bác Phi-lip nhận làm bố, em hết buồn.
- Đến trường khoe với các bạn, đưa con mắt thách thức lũ bạn.
=> Sự kiêu hãnh, tự tin, đầy nghị lực.
2. Nhân vật chị Blăng-sôt
- Ngôi nhà của chị : nhỏ nhưng được quét vôi trắng, sạch sẽ.
- Thái độ với khách : nghiêm nghị như muốn cấm người đàn ông bước qua ngưỡng cửa...
- Nỗi lòng với con : 
+ Tái tê đến tận xương tủy, nước mắt lã chã tuôn rơi.
+ Lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn
=> Nghệ thuật miêu tả, Chị Blăng-sôt là người phụ nữ tốt, đức hạnh và đứng đắn.
3. Nhân vật bác Phi-lip
- Khi gặp Xi-mông :
+ Nhìn cậu bé với vẻ nhân hậu
+ Cảm thông trước nỗi niềm của Xi-mông
- Trên đường đưa Xi-mông về nhà : Nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sôt.
- Khi gặp chị Blăng-sôt : bỗng tắt nụ cười, nói ấp úng -> hiểu ra chị là người tốt.
- Khi đối đáp với Xi-mông: vui lòng nhận làm bố Xi-mông.
=> Là người nhân hậu, giàu tình thương, đem lại niềm vui cho mọi người.
III.Tổng kết:
* Ghi nhớ : SGK/144
Nghệ thuật:
Miêu tả tâm lí nhân vật qua cử chỉ lời nói hành động.
Đối thoại sinh động chân thực.
2- Ý nghĩa của truyện : Ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người.
4. Củng cố: Hãy sắp xếp những nội dung sau đây theo đúng diễn biến của đoạn trích “Bố của Xi-mông”?
a. Phi-lip gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố.
b. Xi-mông đến trường và nói với các bạn có bố tên là Phi-lip.
c. Phi-lip đưa Xi-mông về nhà trả lại cho chị Blăng-sôt và nhận làm bố của em.
d. Xi-mông buồn chán tuyệt vọng lang thang ra bờ sông.
-> Sắp xếp : 
5. Dặn dò:
- Học bài, nắm nội dung chính của đoạn trích.
- Ôn tập những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
KẾT LUẬN
Tác phẩm văn chương nước ngoài là tiếng nói tâm tình, là cuộc đời của những con người sống rất xa ta về 

File đính kèm:

  • docBai_32_Tong_ket_phan_Van_hoc_nuoc_ngoai_20150725_033133.doc