Chuyên đề Tìm hiểu nghề kinh doanh trong nhà trường

 Mục đích của KAB không nhất thiết là để thanh thiếu niên khởi sự làm doanh nhân hay tự tạo việc làm mà để cho họ có được một số nhận thức và thực tế về cơ hội, thách thức, quy trình, đặc điểm, thái độ và kĩ năng cần thiết đối với người làm kinh doanh.

 Mục tiêu trực tiếp của KAB:

 - Tạo nhận thức về kinh doanh và tự tạo việc làm như là lựa chọn nghề nghiệp cho học viên các cơ sở đào tạo nghề và KT

 - Phát triển thái độ tích cực đối với kinh doanh và tự tạo việc làm

 - Cung cấp kiến thức và thực tiễn về các thái độ và các thách thức cần có để khởi sự và vận hành thành công một DN, đặc biệt là DN nhỏ

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu nghề kinh doanh trong nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD- ĐT TX Bình Minh
Trường THCS Mỹ Hòa
Tổ: Hóa sinh- CN- ÂN – AV
Chuyên đề : 
Tìm hiểu nghề kinh doanh trong nhà trường
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, ngày 26/12/2014, tại trường THCS Nguyễn Khuyến, đã tổ chức triển khai chuyên đề: “Tìm hiểu nghề kinh doanh trong nhà trường”; Đến dự và phát biểu chỉ đạo của sở giáo dục Vĩnh Long cùng CB-GV đại diện ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và GV bô môn công nghệ 6 các trường THCS trong toàn tỉnh về dự.
Thực hiện kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại Hội thảo "Giáo dục kinh doanh trong trường học" ngày 08/01/2013, về việc đưa nội dung về giáo dục kinh doanh vào  nhà trường ngay từ những lớp đầu tiên của giáo dục tiểu học theo hướng tích hợp, lồng ghép khi có điều kiện; Riêng đối với cấp THCS, THPT: thực hiện nội dung giáo dục về kinh doanh thông qua việc lồng ghép, tích hợp trong nội dung các môn học thích hợp, đồng thời xây dựng thành chủ đề tự chọn, áp dụng trong các trường THCS, THPT, với mục tiêu trang bị những hiểu biết, kĩ năng ban đầu cần thiết cho các đối tượng học sinh.
  Vừa qua, tại trường THCS Nguyễn Khuyến, đã tổ chức hội nghị chuyên đề  GIÁO DỤC NGHỀ KINH DOANH TRONG TRƯỜNG HỌC; Thầy Nguyễn Hoàng Phúc và Thầy Hứa Minh Tâm là báo cáo viên của sở, đã triển khai, hướng dẫn tìm hiểu nghề kinh doanh cho các thầy cô giáo, đại diện các trường THCS, THPT, GDTX của tỉnh Vĩnh Long. 
 Tại hội nghị, thay mặt tổ báo cáo viên, thầy Nguyễn Hoàng Phúc đã chia sẻ các nội dung liên quan đến việc xác định mục tiêu dạy nghề kinh doanh trong trường học: tầm quan trọng và việc cần thiết đưa dạy tìm hiểu nghề kinh doanh vào hệ thống trường PT ở Việt NamĐây là sự chuẩn bị cho học sinh tình huống tự tạo việc làm, khuyến khích thanh niên lập doanh nghiệp riêng của mình; Có thể coi giáo dục Kinh doanh là Giáo dục Công dân vì nó cung cấp các kỹ năng hành động, cách thức ứng xử của một công dân cho dù bạn là người làm công hay bạn là người sử dụng lao động, đồng thời nó còn là “cầu nối” trong quá trình học sinh chuyển từ ghế nhà trường ra nơi làm việc.
  Thực tế, ở những nước có nền giáo dục tiên tiến, nhiều trẻ em có khả năng kinh doanh và thành đạt từ rất sớm – khi đang ngồi trên ghế nhà trường đã có thể trở thành triệu phú, tỷ phú, như: Cameron Johnson (Mỹ) thể hiện khả năng kinh doanh từ năm 7 tuổi với việc bán rau quả, kinh doanh thiệp mừng, tờ rơi... qua Internet. Năm 11 tuổi, với một số cổ phiếu và 1.000 USD để dành, Cameron tấn công vào thị trường chứng khoán và kiếm lời gấp 7 lần chỉ trong vài năm. Sau đó, Cameron mở trang ezmail.com và ezshop.com chuyên lọc thư rác cho những người sử dụng email. 15 tuổi, Cameron đã là tổng giám đốc của trang SurfingPrizes.com với doanh thu 15.000 USD/ngày
Sau khi được chia sẻ về các nội dung tổng quan, cũng như xác định được tầm quan trọng trong việc dạy học tìm hiểu kinh doanh trong nhà trường, các thầy cô về dự hội nghị cũng đã được nghe Thầy Hứa Minh Tâm trình bày các phương pháp khai thác, tổ chức dạy tích hợp  nghề kinh doanh vào các môn công nghệ, hướng nghiệp cấp THCS.
I. DẠY HỌC CÔNG NGHỆ THEO CÁCH THỨC CỦA ILO TRONG DẠY HỌC KAB
 Ý tưởng chung
Hướng dẫn dạy học một số nội dung liên quan của môn Công nghệ lớp 6, theo cách thức tổ chức dạy học của ILO trong dạy học KAB
II. ĐỔI MỚI DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ THEO CÁCH THỨC CỦA ILO TRONG DẠY HỌC KAB NHƯ THẾ NÀO?
 1. Định hướng chung
 - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 
 - Chiến lược phát triển giáo dục đến 2020
 2. Đổi mới dạy học môn Công nghệ theo cách thức của ILO trong dạy học KAB 
 2.1 Vắn tắt về KAB và cách thức của của ILO trong dạy học KAB
 a) Thuật ngữ
 - KAB là viết tắt của các từ tiếng Anh (Know About Business): hiểu biết về kinh doanh. Chương trình KAB được thiết kế để giảng dạy trong các trường dạy nghề và kĩ thuật
 - ILO là viết tắt của các từ tiếng Anh (The International Labour Organization): Tổ chức Lao động Quốc tế
 b) Mục đích và mục tiêu của KAB
 Mục đích của KAB không nhất thiết là để thanh thiếu niên khởi sự làm doanh nhân hay tự tạo việc làm mà để cho họ có được một số nhận thức và thực tế về cơ hội, thách thức, quy trình, đặc điểm, thái độ và kĩ năng cần thiết đối với người làm kinh doanh.
 Mục tiêu trực tiếp của KAB:
 - Tạo nhận thức về kinh doanh và tự tạo việc làm như là lựa chọn nghề nghiệp cho học viên các cơ sở đào tạo nghề và KT
 - Phát triển thái độ tích cực đối với kinh doanh và tự tạo việc làm
 - Cung cấp kiến thức và thực tiễn về các thái độ và các thách thức cần có để khởi sự và vận hành thành công một DN, đặc biệt là DN nhỏ
 - Chuẩn bị cho học viên làm việc có năng suất trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nói chung hơn, trong một môi trường hiếm hay không có những việc làm công ăn lương chính thức
 c) Đặc điểm về cách thức của của ILO trong dạy học KAB 
 (i) Lựa chọn và thiết kế nội dung học tập theo các chủ đề (chú ý nội dung mang tính vận dụng thực tiễn, có ý nghĩa với người học)
 (ii) Thiết kế các loại học liệu phục vụ học tập
 (iii) Tổ chức các hoạt động học tập
 (iv) Đánh giá kết quả học tập theo quá trình
Một vài so sánh
Yếu tố so sánh
Dạy học thông thường
Dạy học theo KAB/VNEN
Vai trò của HS
Tích cực tham gia vào các hoạt động
- Tích cực tham gia vào các hoạt động
- Tự lực khám phá, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm
- Được đề xuất ý tưởng sáng tạo
- Được tham gia đánh giá, lựa chọn đề xuất
Vai trò của GV
Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo HS
Tổ chức,hỗ trợ, khuyến khích, không áp đặt HS
Kì vọng của HS
Lặp lại đúng những kiến thức, kĩ năng được GV hướng dẫn
- Tự học
- Tự làm
Kì vọng của nhà giáo dục
HS đạt được chuẩn KT, KN
HS đạt được chuẩn KT, KN; và:
- Tăng khả năng tự học, tự làm của HS
- Tăng khả năng tự quản, họp tác của HS
- Phát triển KNS cho HS
- Đem lại niềm vui, tự tin cho HS
Kì vọng của nhà giáo dục
HS đạt được chuẩn KT, KN
HS đạt được chuẩn KT, KN; và:
- Tăng khả năng tự học, tự làm của HS
- Tăng khả năng tự quản, họp tác của HS
- Phát triển KNS cho HS
- Đem lại niềm vui, tự tin cho HS
Quy trình thực hiện
(1) Kiểm tra bài cũ
(2) Giảng bài mới
(3) Củng cố bài
(4) Hướng dẫn về nhà/hoạt động tiếp nối
(1) Hoạt động cơ bản 
- Khám phá
- Xây dựng kiến thức cơ bản
- Tăng cường, củng cố
(2) Hoạt động thực hành
(3) Hoạt động ứng dụng
Đánh giá
Kết hợp đánh giá của GV với HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
- Coi trọng HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
- Có sự tham gia đánh giá của cộng đồng
- Hình thức đánh giá nhẹ nhàng và đa dạng
Kế hoạch DH, GD
Cứng
Linh hoạt
Sai lầm
Không nên có
Học được qua sai lầm
Nhấn mạnh
Trang bị kiến thức
Thực hành, ứng dụng trong thực tiễn
Cấu trúc của tài liệu hướng dẫn học các chủ đề
Thường gồm 10 nội dung sau:
1. Tên bài học/chủ đề (HĐ của HS: đọc và ghi tên bài học/chủ đề)
2. Mục tiêu (HĐ của HS: đọc mục tiêu bài học/chủ đề)
3. Khởi động (HĐ của HS: quan sát tranh ảnh, hình vẽ hoặc thực hiện một trò chơi)
4. Trải nghiệm (HĐ của HS: thực hiện thao tác bằng tay, nhận biết trực giác hoặc trả lời các câu hỏi, bài tập,... nhằm trải nghiệm, khám phá)
5. Phân tích rút ra kiến thức mới
6. Củng cố trực tiếp
7. Tự đánh giá
8. Thực hành, luyện tập
9. Ứng dụng (gắn với thực tế đời sống)
10. GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS
(trong tài liệu thường dùng hệ thống các kí hiệu về: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, chung cả lớp, với cộng đồng)
 2.2 Vì sao cần vận dụng cách thức của của ILO trong dạy học KAB trong dạy học môn Công nghệ?
a) Yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập đối với người lao động 
b) Bản chất của Công nghệ (và dạy học Công nghệ)
c) Cách thức của của ILO trong dạy học KAB đáp ứng cả 3 tiêu chí đổi mới dạy học/phương pháp dạy học hiện nay 
d) Yêu cầu của dạy học theo định hướng năng lực 
 2.3 Vận dụng cách thức của của ILO trong dạy học KAB trong dạy học môn Công nghệ ntn?
a) Thiết kế và cấu trúc nội dung dạy học 
b) Về phương pháp dạy học (tổ chức hoạt động dạy học)
c) Về hình thức tổ chức dạy học 
d) Về phương tiện dạy học 
e) Về kiểm tra đánh giá 
 2.4 Điều kiện vận dụng 
a) Người dạy: Có hiểu biết và kinh nghiệm về kinh doanh, tâm huyết.
b) Người học: đáp ứng nhu cầu cá nhân của người học (sự thoả mãn cá nhân; định hướng thành công; nhu cầu được công nhận; thể hiện khả năng lãnh đạo; tự thân vận động; lợi nhuận).
c) Điều kiện và phương tiện dạy học: Các điều kiện và phương tiện dạy học hiện nay trường phổ thông có thể đáp ứng được.
 MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA
Gồm 3 bài thuộc chương “Thu nhập của gia đình” (CN6) 
Mỗi bài được trình bày theo cấu trúc sau:
1. Mục tiêu (theo SGK)
2. Tóm tắt nội dung (các đề mục)
3. Phương pháp dạy học (các hoạt động dạy học: tên hoạt động; mục đích, cách tiến hành; nội dung rút ra/kết quả cần đạt)
Đánh giá (câu hỏi, bài tập)
 Mỹ Hòa, ngày 20 tháng 3 năm 2015
 Người viết chuyên đề
 Phan Thị Ngọc Hoa

File đính kèm:

  • docchuyen_de_CONG_NGHE_6_1415_20150726_044100.doc