Chuyên đề Sử dụng một số phương pháp dạy học "Nhằm phát huy tính tích cực và tư duy học sinh trong dạy học lịch sử THCS)

 • Tại sao nói, ngay sau khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở vào tình thế “ Ngàn cân treo sợi tóc”? ( Bài 24 SGK Lịch Sử 9 trang 96 ).

 • Tại sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? ( Bài 30 SGK Lịch Sử 8 trang 148).

 • Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược (bài 25 lịch sử lớp 8 trang 124).

 Thường thì những câu hỏi này khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em phải biết phân tích, đánh giá, biết bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện, hiện tượng lịch sử . Học sinh rất ngại trả lời những câu hỏi này, tuy nhiên giáo viên cần kiên trì đưa thêm những câu hỏi gợi mở giúp các em trả lời câu hỏi của mình.

 

doc19 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 16032 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sử dụng một số phương pháp dạy học "Nhằm phát huy tính tích cực và tư duy học sinh trong dạy học lịch sử THCS), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và tự mình lập một đề cương chi tiết để củng cố khắc sâu kiến thức đã hoc.
Ví dụ :
Sau khi dạy xong phần: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917).( Lịch sử lớp 8)
Giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng thống kê về sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại theo mẫu sau:
THỜI GIAN
SỰ KIỆN
KẾT QUẢ
Tháng 8-1566
Cách mạng Hà Lan
Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha
Qua bảng  thống kê trên giúp các em nhận biết được những sự kiện chính của  lịch sử thế giới cận đại và kết quả của từng sự kiên đó. Muốn lập được bảng thống kê trên đòi hỏi học sinh phải tự đọc sách lắng nghe bài học trên lớp từ đó rèn luyện cho các em thói quen học tập ở nhà thông qua sách giáo khoa.
 Muốn làm tốt khâu này, giáo viên phải thường xuyên đánh giá, cho điểm khuyến khích tuyên dương những học sinh tích cực, uốn nắn những học sinh lười làm bài tập có như thế mới nắm bắt được tinh thần và thái độ học tập của các em.
B- PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH:
 Mỗi câu hỏi sử dụng trong tiêt học Lịch sử nên áp dụng trong các khoảng thời gian khác nhau như kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới trong khi giảng dạy củng cố tùy theo kiến thức của từng bài mà giáo viên có thể nêu cho phù hợp với nội dung cần truyền đạt nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. 
a/ Nêu câu hỏi đặt vấn đề ( sử dụng trong giới thiệu vào bài)
Trước khi bước vào bài mới, giáo viên nên nêu ngay câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh. Các câu hỏi nêu vấn đề đưa ra vào đầu giờ nhằm thu hút sự chú ý, huy động các năng lực nhận thức của học sinh vào việc theo dõi bài giảng để tìm câu trả lời . Những câu hỏi này là những vấn đề cơ bản của bài học mà học sinh phải nắm. Đương nhiên, khi đặt câu hỏi không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên đã cung cấp đầy đủ sự kiện thì học sinh mới trả lời được.
Ví dụ :
Khi dạy bài : Nhật Bản giữa TK XIX đầu TK XX( Lịch sử 8 SGK trang 66)
Giáo viên dẫn dắt và nêu câu hỏi: Cuối TK XIX đầu TK XX ,trong khi hầu hết các nước ở Châu Á đều trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào các nước TB phương tây thì NB vẫn giữ được độc lập và còn phát triển kinh tế nhanh chóng trở thành ĐQCN .Tại sao như vậy ?Điều gì đã đưa nước Nhật có những chuyển biến to lớn đó ? Chúng ta cùng giải đáp vấn đề này qua tiết học hôm nay .
* Hoặc khi dạy bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (lịch sử lớp 8 sách giáo khoa trang 10) để học sinh nắm rõ hơn về ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng triệt để chúng ta có thể đặt câu hỏi: Chúng ta đã được nghiên cứu về các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, nhưng tất cả các cuộc cách mạng tư sản đó đều không triệt để. Vậy một cuộc cách mạng như thế nào thì được xem là cách mạng triệt để? Chúng ta sẻ đi vào nghiên cứu bài  “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”.
Trong quá trình dạy học, chúng ta vẫn tuân thủ trình tự cấu tạo của sách giáo khoa, song cần khai thác nhấn mạnh, giúp học sinh trả lời câu hỏi nêu trên. Học sinh trả lời được câu hỏi này tức là đã nắm và hiểu được kiến thức chủ yếu của bài.
b/ Xây dựng hệ thống câu hỏi ở trên lớp:
Trong quá trình giảng dạy ở trên lớp, giáo viên còn phải biết đặt câu hỏi và giúp học sinh giải quyết các câu hỏi có tính chất nhận thức kiến thức. Một hệ thống câu hỏi tốt nêu ra trong qúa trình giảng dạy phải phù hợp với khả năng của các em, kích thích tư duy phát triển. Đồng thời tạo ra mối liên hệ bên trong của học sinh và giữa học sinh với giáo viên. Tức là mỗi câu hỏi đưa ra,  mỗi học sinh và cả giáo viên phải thấy rõ vì sao trả lời được? Vì sao không trả lời được? Câu hỏi quá khó hay chưa đủ sự kiện, tư liệu để các em trả lời.
Trong sách giáo khoa, thường sau mỗi mục, mỗi bài có từ 1 đến 3 câu hỏi, những câu hỏi này là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức trong sách, đồng thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài. Câu hỏi phải có sự chuẩn bị từ khi sọan giáo án, phải có dự kiến nêu ra lúc nào? Học sinh sẽ trả lời như thế nào? Đáp án ra sao? Rõ ràng việc sử dụng câu hỏi trong dạy học còn là một nghệ thuật. Những câu hỏi đặt ra bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, phải kích thích được lòng ham hiểu biết, trí thông minh, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là giúp học sinh yếu kém tích cực hoạt động và dần dần hình thành kiến thức cơ bản cho các em qua hệ thống câu hỏi, từ đó các em có hứng thú học tập và xây dựng bài hơn.
Thông thường trong quá trình giảng dạy chúng ta thường đặt ra nhiều loại câu hỏi, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các kiến thức lịch sử, có các loại câu hỏi.Cụ thể:
  * Câu hỏi nêu lên đặc trưng bản chất  của các hiện tượng lịch sử, bao gồm sự đánh giá và thái độ của học sinh đối với các hiện tượng lịch sử ấy. Loại câu hỏi này thường dùng cho học sinh khá giỏi khi thảo luận để bổ trợ kiến thức cho các đối tượng yếu kém.
 Ví dụ:
 • Tại sao nói, ngay sau khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở vào tình thế “ Ngàn cân treo sợi tóc”? ( Bài 24 SGK Lịch Sử 9 trang 96 ).
 • Tại sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? ( Bài 30 SGK Lịch Sử 8 trang 148).
 • Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược (bài 25 lịch sử lớp 8 trang 124).
     Thường thì những câu hỏi này khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em phải biết phân tích, đánh giá, biết bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện, hiện tượng lịch sử . Học sinh rất ngại trả lời những câu hỏi này, tuy nhiên giáo viên cần kiên trì đưa thêm những câu hỏi gợi mở giúp các em trả lời câu hỏi của mình.
Ví dụ: 
• Khi dạy bài 23 - Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa.( Lịch sử lớp 9 trang 92)
Câu hỏi nhận thức: Tại sao khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng ta quyết định Tổng khởi nghĩa dành chính quyền trong toàn quốc? 
Để trả lời được câu hỏi này giáo viên có thể nêu câu hỏi gợi mở: Chủ trương khởi nghĩa vũ trang đề ra trong hội nghị TW lần thứ VIII ( tháng 5- 1941) là gì? Các yếu tố ( về thời cơ cách mạng ) đã xuất hiện đầy đủ ở nước ta lúc bấy giờ chưa?
* Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân dẫn đến kết  quả đó và ý nghĩa lịch sử của sự kiện với dạng câu hỏi này thường thì dùng cho đối tượng học sinh trung bình, yếu để  các em tự phát hiện và chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản và giúp các em hoạt động liên tục trong quá trình học tập.
Lịch sử chính là quá trình phát triển liên tục, đan xen nhau giữa các sự kiện hoặc một hiện tượng hay một quá trình lịch sử nào đó. Cần cho học sinh thấy rõ được kết quả của sự vận động đó, nguyên nhân thắng lợi hay  thất bại và ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển lịch sử.
Ví dụ :
• Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kì( Lịch sử 9 trang 82).
• Em hãy nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3.2 1930 (Lịch sử 9 trang71).
• Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945.(lịch sử 9 trang 94).
• Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp 1789 -1794 (lịch sử 8 trang 17).
Để trả lời những câu hỏi này, học sinh dựa vào SGK để trả lời bằng ngôn ngữ của mình chứ không lặp lại nguyên văn trong sách giáo khoa .
* Loại câu hỏi đối chiếu , so sánh giữa sự kiện , hiện tượng lịch sử này với sự kiện, hiện tượng lịch sử khác mà các em đã học . Đây là loại câu hỏi khá khó đối với học sinh trung học cơ sở ( Ưu điểm của loại câu hỏi này là vừa giúp cho học sinh củng cố ôn tập lại kiến thức cũ vừa tiếp nhận kiến thức mới và áp dụng khi hoạt động thảo luận nhóm để các em bổ trợ kiến thức cho nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề.
Ví dụ:
• Khi học bài 29 “ Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước ( 1965 – 1973)” ( Lịch sử 9 trang 142) Có câu hỏi : Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”và “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam có điểm gì giống nhau và khác nhau?
 • Khi dạy bài 9: Nhật Bản ( Lịch sử 9 trang36) giáo viên nêu câu hỏi: so sánh sự giống nhau và khác nhau trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2? 
 • So sánh hoàn cảnh, nội dung, tác dụng của chính sách cộng sản thời chiến với chính sách kinh tế mới của Lê Nin và Đảng Bôn sê vích.(lịch sử 8 trang 82).
 Tóm lại :Các loại câu hỏi nêu trên tạo thành một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh, giúp cho học sinh trong quá trình học tập lịch sử phát hiện ra nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của một sự kiện hay một quá trình lịch sử. Những câu hỏi đó giáo viên vận dụng nhuần nhuyễn trong các tiết dạy không chỉ cho các em biết được các sự kiện mà đi sâu hiểu bản chất của sự kiện, nó không chỉ đòi hỏi học sinh nhớ các sự kiện lịch sử cơ bản mà phải suy nghĩ nhận thức sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử 
c. Sử dụng câu hỏi để liên hệ thực tế và giáo dục tư tưởng cho học sinh.
Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề là một yêu cầu trong dạy học hiện nay. Và thực tế dạng câu hỏi này mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Câu hỏi dạng này có không gian sử dụng rộng. Nó được sử dụng rất hiệu quả khi đặt học sinh vào tình huống có vấn đề với những câu hỏi có vấn đề vì đã “đụng” vào sự tò mò của HS.
Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nói chung và môn lịch sử nói riêng là giáo dục tư tưởng cho HS. Thông qua môn lịch sử HS sẽ được bồi dưỡng thêm các truyền thống quý báu của dân tộc, giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước mình,… Đó cũng là điều kiện, động lực để các em cố gắng sau này lớn lên sẽ ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Việc giáo dục tư tưởng cho HS phải được tiến hành trong từng bài học. Giáo viên có thể nêu ra các tình huống có vấn đề cũng có thể liên hệ kiến thức đang học với hiện tại để thực hiện ý đồ của mình. 
Khi thực hiện việc giáo dục tư tưởng cho HS, giáo viên phải để cho HS tự thể hiện ý kiến của mình. Có thể cho HS đặt mình vào tình huống để nêu lên ý kiến. Ý kiến của HS có thể phù hợp cũng có thể không phù hợp với quan điểm dạy học. Trong trường hợp đó giáo viên cần định hướng, giải thích cho HS hiểu vấn đề.
Ví dụ:
Khi dạy bài : Nhật Bản giữa TK XIX đầu TK XX( Lịch sử 8 SGK trang 66)
Sau khi dạy phần II: Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc:
Giáo viên có thể nêu câu hỏi: Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản hiện nay? Giáo viên gợi ý để học sinh trình bày những hiểu biết của mình về chính sách đối ngoại của Nhật để từ đó ta hướng đến việc liên hệ thực tế về mối quan hệ Việt Nam với Nhật Bản hiện nay.
Ví dụ . Sau khi kể cho HS nghe chuyện về thái hậu Dương Vân Nga ở bài 9 – Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê (mục 2 – Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê (Lịch sử 7 trang 29)), giáo viên có thể đặt câu hỏi: nếu em làThái hậu thì trong trường hợp đó em có làm như Thái hậu hay không? Thái hậu làm như vậy có chấp nhận được không?
Trong trường hợp này giáo viên không chỉ cho một HS thể hiện ý kiến mà nên cho nhiều học sinh thể hiện ý kiến và giải thích tại sao lại làm như vậy.
Trên cơ sở đó giáo viên cho HS thấy việc làm của Thái hậu là phù hợp, bà biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân, bà tuy là phụ nữ nhưng có tầm nhìn xa. Đó là điều đáng quý, đáng trân trọng, …
Hoặc khi dạy: mục 2 – Luật pháp và quân đội( bài 10 Lịch sử 7 trang 37)Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước khi nói về sách lược “Ngụ binh ư nông” có thể đặt câu hỏi: quân đội ta ngày nay có thực hiện chiến lược này hay không?
Sau khi cho HS thể hiện ý kiến, giáo viên có thể liên hệ đến việc thực hiện chế độ Quân nhân dự bị, việc cho học quân sự ở cấp THPT, cao đẳng, đại học của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Từ đó HS sẽ thấy được sự tiếp nối truyền thống của ông cha ta, đó là một điều nên làm.
Ví dụ . Khi dạy bài 18 – Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV, ở mục 1 – Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ(Lịch sử 7 trang 82). Để làm rõ việc tại sao nhà Hồ lại thất bại dù rất cố gắng chống giặc. Giáo viên có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề: Nhà Hồ tuy có nhiều chính sách quốc phòng rất hay nhưng lại dễ dàng bị quân Minh, một đội quân không mạnh bằng Mông Cổ đè bẹp trong lúc đó quân Trần lại chiến thắng một đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ?
Hoặc câu: Theo em cách đánh giặc của nhà Trần và nhà Hồ có gì khác nhau?
HS có thể thấy được rằng nhà Trần biết dựa vào kinh nghiệm của ông cha, có chiến lược chiến thuật hợp lí, đặc biệt biết dựa vào nhân nhân, được nhân dân ủng hộ còn nhà Hồ lại không có được những điều trên nên nhanh chóng thất bại.
Từ đó giáo viên cho HS thấy được giá trị của tinh thần đoàn kết, vai trò của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Giáo viên cũng có thể liên hệ đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này….
Trong bất cứ bài lịch sử nào giáo viên cũng đưa ra được câu hỏi nêu vấn đề và giáo dục tư tưởng cho HS. Điều quan trọng là giáo viên phải vận dụng đúng lúc, đúng chỗ mới mang lại hiệu quả cao.
Tóm lại, sử dụng câu hỏi trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy cho học sinh. Trong thực tế dạy học ở trường THCS nhiều giáo viên đã có kinh nghiệm và thành công trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi.
Nhìn chung để sử dụng tốt các câu hỏi trong quá trình dạy học chúng ta cần lưu ý mấy điểm sau:
Thứ nhất : Câu hỏi và bài tập phải vừa sức và phù hợp với từng đối tượng.
Tránh trường hợp đặt câu hỏi quá khó và vượt quá khả năng tư duy của học sinh, đồng thời câu hỏi cũng không quá đơn giản. Giáo viên cũng cần khắc phục tình trạng chưa cung cấp sự kiện lịch sử đã học mà đặt câu hỏi, cách đặt câu hỏi như thế trái với đặc trưng bộ môn, buộc học sinh phải nhìn vào SGK để trả lời chứ không hoàn toàn tự suy nghĩ tìm kiến thức.
Thứ hai : Mỗi giờ học giáo viên chỉ sử dụng lượng câu hỏi vừa phải. Sau mỗi chương cần có câu hỏi bài tập, các câu hỏi của giáo viên phải tạo thành hệ thống hoàn chỉnh có mối quan hệ lôgic chặt chẽ làm nổi bật chủ đề, nội dung tư tưởng của bài.
Thứ ba: Triệt để khai thác nội dung các câu hỏi sách giáo khoa và các câu hỏi được sáng tạo trong quá trình soạn giảng của giáo viên, những câu hỏi đó phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, đồng thời phát huy được tư duy, rèn luyện được các  kĩ năng học tập cho các em.
Khi hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cần lưu ý các em chú ý các vấn đề sau:
- Đọc kĩ câu hỏi.
- Tìm hiểu nội dung câu hỏi và yêu cầu đặt ra cần giải quyết.
- Vận dụng kiến thức, cần sưu tầm tài liệu làm cơ sở cho việc suy nghĩ và giải quyết vấn đề nêu ra trong câu hỏi.
- Tự kiểm tra câu trả lời có đúng và chính xác không?
Cần động viên khuyến khích học sinh tích cực trả lời. Sau đó đánh giá nhận xét cho điểm, khen ngợi các học sinh tích cực, uốn nắn học sinh thụ động chưa tích cực.
C. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH:
a/ Đối với hình vẽ, tranh, ảnh
Để cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình giáo dục ở bộ môn Lịch sử, thiết bị các trường học đã trang bị khá đầy đủ các loại dụng cụ trực quan, chủ yếu là các loại sau:
- Hình vẽ, tranh, ảnh.
- Mô hình.
- Bản đồ, biểu đồ.
Đối với các loại phương tiện này thì người giáo viên giảng dạy môn Lịch Sử cần có phương pháp sử dụng để việc dạy học đem lại hiệu quả cao.
a.1/ Đối với hình vẽ
- Có thể là hình vẽ được giáo viên chuẩn bị trước ( như hình vẽ minh hoạ các sự kiện lịch sử , ...)
 - Đối với hình vẽ: Ta cần cho học sinh tiến hành theo các bước sau:
 - Đọc tên và cho biết các sự kiện lịch sử trên hình vẽ .
 -Tìm hiểu mốc thời gian diễn ra sự kiện lịch sử, địa phương diễn ra sự kiện đó. 
 - Rút ra nguyên nhân, ý nghĩa, bài học lịch sử từ sự kiện đó.
 a.2/ Tranh ảnh Lịch sử 
- Đối với giáo viên: Tham khảo sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu lịch sử có liên quan đến tiết dạy để minh hoạ trên lớp.
 -Đối với học sinh: Ngoài việc làm bài tập và học ở nhà, học sinh sưu tầm trên sách báo, những tranh ảnh có liên quan đến bài học.
* Cách sử dụng có hiệu quả
Đọc tên bức tranh, xác định xem bức tranh đó thể hiện điều gì ? Ở đâu ? 
-Tường thuật lại diễn biến của sự kiện lịch sử.
-Rút ra được nguyên nhân ý nghĩa và bài học lịch sử. Từ đó giáo dục lòng yêu nước, biết ơn các anh hùng của dân tộc.....
Vì vậy, hình vẽ, tranh ảnh trong SGK, một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học có ý nghĩa hết sức to lớn, là nguồn kiến thức giúp cho học sinh tư duy thông qua quan sát miêu tả tranh ảnh, giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng diễn đạt, phân tích tranh ảnh để nhận biết ý nghĩa sự kiện lịch sử.
Ví dụ :
Khi dạy phần lịch sử Việt Nam (lịch sử lớp 8)
Bài 29:Chính sách  khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế,xã hội ở Việt Nam (SGK trang 137)
Cần cho học sinh quan sát tranh ảnh về hình ảnh người công nhân và nông dân trong thời kì Pháp thuộc từ đó cho học sinh hình dung ra bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ cuộc sống của người nông dân cơ cực trăm bề, từ đó giáo dục học sinh căm ghét chế độ bốc lột của thực dân Pháp.
b) Sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử:
 - Đối với giáo viên: Tham khảo sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu lịch sử có liên quan đến tiết dạy để minh hoạ trên lớp.
- Đối với học sinh: Ngoài việc làm bài tập và học ở nhà, học sinh sưu tầm trên sách báo, những tranh ảnh có liên quan đến bài học.
 Cho nên Trong quá trình dạy học lịch sử việc cho học sinh quan sát chân dung của các nhân vật lịch sử là rất quan trọng. Giúp cho học sinh nhận biết chân dung thật của nhân vật lịch sử, qua đó có cái nhìn thiết thực tỏ lòng kính trọng, mến phục tài năng phẩm chất tốt đẹp của các vị anh hùng dân tộc, các nhân vật lịch sử thế giới.
Ví dụ :
Khi dạy bài 30(Lịch sử 8)
Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. (SGK trang 143)
Cần cho học sinh quan sát chân dung của một số sĩ phu yêu nước.
Phong trào Đông Du (chân dung của Phan Bội Châu).
Phong trào Duy Tân (chân dung của Phan Châu Trinh).
Để học sinh nhận biết hình ảnh thật của một số sĩ phu yêu nước của dân tộc ta đầu thế kỉ XX-đến năm 1918
Hoặc khi dạy bài: Nhật Bản giữa TK XIX đầu TK XX( Lịch sử 8 SGK trang 66)
 - Giáo viên giới thiệu cho học sinh xem ảnh tướng quân Sô- Gun
 - Cần cho học sinh quan sát ảnh của Thiên Hoàng Minh Trị.
Giáo viên có thể nêu câu hỏi: “Thiên Hoàng Minh Trị là người như thế nào ? Ông có vai trò gì đối với cuộc cải cách duy tân Minh Trị ? ”.... để học sinh tìm hiểu một nhân vật nổi tiếng của nước Nhật trong thời điểm này, là người có công lao to lớn đối với đất nước Nhật. Nhờ công lao của ông mà nước Nhật đã thoát khỏi sự xâm lược của Tư bản phương Tây.
c. Bản đồ, lược đồ
* Bản đồ
Việc học lịch sử nhất thiết phải có bản đồ: “ Có bản đồ là có Lịch Sử ”. Vậy học Lịch Sử nhất thiết phải có bản đồ. Bản đồ vừa là phương tiện giúp các em khai thác kiến thức và là nguồn tri thức Lịch Sử phong phú, nội dung Lịch Sử đã được mã hoá trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt, đó là ngôn ngữ bản đồ. 
Thông qua việc sử dụng bản đồ giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện được các kỹ năng bản đồ như:
- Đọc tên bản đồ để biết đối tượng, sự kiện Lịch sử được thể hiện trên bản đồ là gì.
- Hiểu bản đồ, đọc được bản chú giải để biết được cái mà người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào? Bằng các ký hiệu gì ? Bằng màu sắc gì ? ...
- Xác định vị trí, phương hướng của các địa điểm trên bản đồ.
Cao hơn nữa giáo viên hướng dẫn học sinh biết dựa vào bản đồ, kết hợp với các kiến thức Lịch Sử để thuyết minh bắng cách: Phân tích, so sánh, giải thích các mối quan hệ sự kiện Lịch Sử có liên quan:“ Mở đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ ”.
* Lược đồ
Trong giảng dạy Địa lý có nhiều loại lược đồ nhưng đối với môn Lịch Sử thì các em mới chỉ làm quen với một số loại lược đồ như: “ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba chống quân Mông Nguyên….Chiến thắng Bạch Đằng, Khởi nghĩa Lam Sơn ” .
- Đối với loại lược đồ này ta cần cho học sinh nắm được yếu tố nào được thể hiện trên lược đồ. 
 - Đặc điểm của các yếu tố thông qua lược đồ giúp học sinh nhận xét, phân tích.
 - Bước đầu tập cho h

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE MON LICH SU SINH HOAT CUM CHUYEN MON LAN I NAM HOC 20142015.doc
Giáo án liên quan