Chuyên đề Mỹ thuật THCS

- Vẽ theo mẫu:

 +Đo hoặc ước lượng bằng mắt tỷ lệ chiều cao và chiều ngang để xác định khung hình.

 +Nhìn mẫu vẽ phác nét cơ bản bằng các nét thẳng, mờ.

 +Vẽ nét chi tiết cho dấu mẫu.

 +Vẽ phác các mảng đậm nhạt

 - Vẽ trang trí:

 +Kẻ trục đối xứng.

 +Tìm các mảng(chính-phụ)

 + Tìm hoạ tiết hợp với ý định trang trí và vẽ hoạ tiết;

 + Tìm màu và vẽ màu.

 - Vẽ tranh.

 + Suy nghĩ về đề tài, hình dung cách bố cục

 + Phác hình mảng chính, hình mảng phụ;

 + Vẽ phác hình theo mảng;

 + Tìm màu và vẽ màu làm rõ nội dung tranh.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Mỹ thuật THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học : 2012 - 2013 I-Thực trạng Dạy-Học Mĩ thuật hiện nay Trong chương trình Đổi mới SGK và PPDH,môn Mĩ thuật đã chính thức đưa vào giảng dạy chính khóa ở bậc THCS trên phạm vi toàn quốc. Đây là định hướng đúng đắn góp phần Giáo dục học sinh phát triển toàn diện Đức – Trí – Thể – Mĩ. 1-Cơ sở vật chất Hiện nay hầu hết các trường trong huyện còn rất thiếu thốn về trang thiết bị cho bộ môn Mĩ thuật,đó là chưa trường nào có phòng học chức năng riêng,mẫu vẽ còn thiếu (với những bài Vẽ theo mẫu) đặc biệt là các bộ tranh sử dụng cho phân môn Thừơng thức Mĩ thuật do vậy ảnh hưởng rất lớn đên chất lượng Bộ 2-Quản lí và chỉ đạo Do đặc thù là Bộ môn Năng khiếu nên khả năng quản lí về Chuyên môn của các trường còn hạn chế, và góp ý rút kinh nghiệm về chuyên môn và nghiệp vụ cho nên hầu hết GVMT còn hoạt động độc lập dẫn đến chất lượng chưa cao. 3- Tình trạng Dạy – Học Mĩ thuật ở THCS -Do nhận thức của một số CBQL,học sinh và cả phụ huynh HS về ý nghĩa,vai trò,tác dụng cuả môn Mĩ thuật nên ít được quan tâm đến việc Kiểm tra,đánh giá Chất lượng,đôi khi để gìanh cho môn khác hoăc coi môn học chỉ là bề nổi có tính phong trào. -Không ít GV chỉ dạy Kĩ thuật vẽ là chủ yếu mà chưa chú ý nhiều đến Giáo dục Thẩm mĩ cho HS. -Dạy mĩ thuật chưa thực sự phát huy khả năng độc lâp suy nghĩ ,tìm tòi, sáng tạo con mang tính áp đặt. -Việc áp dụng PPDH mới chưa thể hiện rõ ràng,nhiều GV chưa hiểu rõ khái niệm Đổi mới PPDH là gì và đổi mới như thế nào?! cho nên tình trạng dạy theo PP cũ là phổ biến chính vì thế Chất lượng môn học chưa cao. *Thực trạng trên nguyên nhân chính là do Nhận thức chưa thực sự đúng đắn về Mục đích,ý nghĩa,vai trò & vị trí của Môn mĩ thuật trong hệ thống giáo dục Phổ thông và GD toàn diện HS. ii-Định hướng đổi mới PPDH mĩ thuật ở thcs 1-Mục tiêu -Dạy MT ở THCS không nhằm đào tạo HS trở thành Họa sĩ hoặc những người chuyên làm nghề Mĩ thuật,môn Mĩ thuật không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động Mĩ thuật để nâng cao hiểu biết về nhiều mặt như: đạo đức,trí tuệ thẩm mĩ...vì vậy Mục tiêu của môn Mĩ thuật ở THCS là : - Giáo dục Thẩm mĩ cho học sinh,giúp các em hiểu biêt cái đẹp từ thiên nhiên,của tác phẩm mĩ thuật,tập tạo ra cái đẹp bằng khả năng của mình đồng thời biết thưởng thức cái đẹp,vân dụng cái đẹp vào sinh hoạt, học tâp hàng ngày và công việc sau này. Như vậy Dạy – Học Mĩ thuật ở THCS nhăm góp phần xây dựng môi trường Thẩm mĩ cho xã hội. -Phát triển Khả năng tư duy hình tượng,sáng tạo góp phần hình thành phẩm chất con người trong thời kì Đổi mới đất nước. 2-Nhiệm vụ Căn cứ vào những Mục tiêu trên,môn Mĩ thuật THCS có nhiêm vụ cơ bản sau đây: *-Giáo dục thẩm mĩ cho HS -Hướng dẫn HS quan sát nhận ra vẻ đẹp của đối tượng về đương nét,hình dáng đậm nhạt,cấu trúc & màu săc... để các em cảm thụ đối tượng trước khi vẽ. -Chỉ ra cho HS cách bố cục (sắp xếp hình vẽ trong trang giấy sao cho cân đối, hai hòa va thuận mắt). -Dạy HS cách suy nghĩ tìm tòi,sáng tạo để co nhiều cach làm bài và có nhiều KQ khác nhau, biết lựa chọn phương án tối ưu sao cho bài vẽ đẹp,mang tính tổng thể. *-Cung cấp cho HS THCS kiến thức cơ bản ,phổ thông về Mĩ thuật -áp dụng để giảI quyết các bài tập hàng ngày > Có thể nhận biết và tạo ra cáI đẹp. -Hiểu về cái đẹp,giá trị nền MT dân tộc > GD truyền thống. *-Bổ trợ cho các môn học khác. -MT là sự tích hợp các môn học,liên quan đến các môn học và hỗ trợ lẫn nhau. - Tạo nếp suy nghĩ,tìm tòi,sáng tạo,làm việc khoa học. *-Phát hiện,bồi dưỡng những mầm non Mĩ thuật 3-Đặc điểm của môn Mĩ thuật THCS *-Mĩ thuật là cách tạo ra cái đẹp. *-Dạy cách nhìn ra cái đẹp,tạo ra cái đẹp & cảm thụ cái đẹp. 4-Nội dung của môn Mĩ thuật THCS *-Cấu trúc Chương trình - Gồm 4 phân môn: -Vẽ theo mẫu -Vẽ trang trí -Vẽ tranh -Thường thức Mĩ thuật (Lớp 6,7,8 35 tiết/năm, lớp 9 chỉ học 1 học kì 19 tiết) *-Nội dung chương trình - Các phân môn gồm 2 phần Lí thuyết & thực hành (phần lí thuyết cơ bản chủ yếu tập trung ở lớp 6, lớp 7,8,9 lí thuyết chủ yếu là các bài TTMT). III. Các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học mỹ thuật 1. Những điểm cần lưu ý về dạy mỹ thuật ở THCS. a. Phát huy tính độc lập suy nghĩ sáng tạo của học sinh - Ơ mỗi bài học sẽ có nhiều kết quả khác nhau, điều đó chứng tỏ tư duy của học sinh không giống nhau,giáo viên cần phát huy,khích lệ sự sáng tạo của mỗi học sinh,tránh HS bắt chước bài vẽ minh họa của GV hoặc nhìn vẽ lại bài của bạn,luôn tạo cho các em tính độc lập suy nghĩ để hoàn thành bài vẽ của mình với khả năng cao nhất. b. Các loại bài dạy MT ở THCS và cách dạy – học. Các bài lý thuyết cơ bản : - Gồm những bài lý thuyết chung, kiến thức có thể vận dụng trong suốt quá trình học mỹ thuật: + Luật xa gần, cách vẽ theo mẫu, giới thiệu tỷ lệ người, ký họa + Cách sắp xếp trong trang trí, màu sắc, hoạ tiết, cách vẽ trang trí, chữ và kẻ chữ. + Cách vẽ tranh. Đây là những bài lý thuyết đựơc dạy trong một tiết nên giáo viên cần dạy kỹ, yêu cầu học sinh nắm vững khái niệm và những kiến thức cơ bản để vận dụng vào các bài tập sau này. * Các bài tập ứng dụng. - Gồm những bài tập thực hành của các phân môn, giáo viên làm rõ khái niệm, rõ đặc điểm của mỗi loại bài và cách tiến hành bài vẽ.Thời gian dành cho dạy lý thuyế từ 10- 15 phút (đốivới bài vẽ theo mẫu mỗi bài thường kéo dài 2 tiết hết tiết 1 học sinh không được về nhà vẽ tiếp). - Giáo viên cần có nhiều hình minh hoạ ở các dạng khác nhau, hình minh hoạ cần chú ý đến trọng tâm từng bài từng giai đoạn, không nên hướng dẫn chung chung. c. Các hoạt động dạy học ở THCS * Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét. - Vẽ theo mẫu: Học sinh quan sát nhận xét về vị trí nguồn sáng, hình dáng, cấu trúc, tỷ lệ và đậm nhạt chung của mẫu để có bố cục hình vẽ cân đối, thuận mắt đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu. - Vẽ trang trí: Học sinh quan sát, nhận xét về cách xắp xếp hình mảng, cách vẽ hoạ tiết, cách vẽ màu, đậm nhạt. Thấy được sự đa dạng của cách làm bài từ đó khích lệ các em suy nghĩ để có bài vẽ khác nhau. - Vẽ tranh: Giúp học sinh hiểu cách khai thác đề tài, cách bố cục, cách tìm hình tượng, cách vẽ màu và thấy được vẻ đẹp của tranh. - Thường thức mỹ thuật: Quan sát nhận xét tạo điều kiện cho học sinh hiểu được bố cục các hiện tượng, từ đó cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm và các công trình mỹ thuật. * Hướng dẫn học sinh cách vẽ: - Vẽ theo mẫu: +Đo hoặc ước lượng bằng mắt tỷ lệ chiều cao và chiều ngang để xác định khung hình. +Nhìn mẫu vẽ phác nét cơ bản bằng các nét thẳng, mờ. +Vẽ nét chi tiết cho dấu mẫu. +Vẽ phác các mảng đậm nhạt - Vẽ trang trí: +Kẻ trục đối xứng. +Tìm các mảng(chính-phụ) + Tìm hoạ tiết hợp với ý định trang trí và vẽ hoạ tiết; + Tìm màu và vẽ màu. - Vẽ tranh. + Suy nghĩ về đề tài, hình dung cách bố cục + Phác hình mảng chính, hình mảng phụ; + Vẽ phác hình theo mảng; + Tìm màu và vẽ màu làm rõ nội dung tranh. (Riêng với phân môn Thường thức Mĩ thuật Hoạt động 2 GV nên xác định Nội dung kiến thức trọng tâm sau đó đưa ra Hệ thống câu hỏi để các nhóm Thảo luận,tìm hiểu, GV chỉ chốt lại sau khi các nhóm trình bày xong,có thể lồng ghép Trò chơi liên quan đến kiến thức bài học để tiết học sinh động và không nhàm chán). * Hướng dẫn HS làm bài - Nhiệm vụ của HS: +Nhớ lại những gì đã nghe và hiểu ở phần lý thuyết, tự tìm cách giải quyết bài tập theo cách của mình. - Nhiệm vụ của GV: + Quan sát,bao quát lớp, điều hành thời gian đảm bảo cho bài vẽ đúng tiến độ. 3. Một số phương pháp thường vận dụng trong dạy học mỹ thuật THCS. a. Phương pháp quan sát. b. Phương pháp trực quan. c. Phương pháp gợi mở. d. Phương pháp vấn đáp. e. Phương pháp luyện tập. g. Phương pháp làm việc theo nhóm. IV.Trình tự thiết kế bài dạy mỹ thuật. A. Mục tiêu. 1. Kiến thức - Cung cấp kiến thức vừa và đủ để HS có thể hoàn thành bài tập. 2. Kỹ năng - Có các kĩ năng quan sát, dựng hình, vẽ màu, bố cục…. Và kết quả cuối cùng là có được bài vẽ cụ thể. 3. Thái độ - Học sinh nhận thức được cái đẹp, có cách nhìn, cách nghĩ, biết tư duy, sáng tạo,… B.chuẩn bị 1.Tài liệu tham khảo : Gồm các tài liệu liên quan đến bài học. 2. Đồ dùng Dạy – Học : Đây là yếu tố rất quan trọng vì đó chính là Nội dung bài học,HS có thể học ngay trên ĐDDH.(Bao gồm: Các loại mẫu vẽ,tranh ảnh,hiện vật,biểu bảng…) Ơ phần này GV cần ghi rõ sự chuẩn bị của GV & HS. 3.Phương pháp Dạy- Học ( Sử dụng PPDH nào có hiệu quả?) C- Gợi ý tiến trình dạy – học -Khi thiết kế bài học GV không được ghi “gợi ý” mà ghi tiến trình dạy- học. -Cần linh hoạt khi thực hiện bài học không nên râp khuôn,máy móc. 1.Tổ chức giờ dạy *ổn định tổ chưc lớp -Sắp xếp chỗ ngồi cho HS(Gìơ vẽ theo mẫu nên kê bàn ghế hình chữ U) -Đặt mẫu vẽ(Hoặc treo tranh ảnh,biểu bảng minh hoạ.) -Kiểm tra sĩ số(nếu là tiết đầu) *Kiểm tra bài cũ -KT lí thuyết(nếu bài trước có liên quan đến bài dạy) -KT bài tập về nhà -KT Đồ dùng học tập (nên làm nhanh chóng,áp dụng với tuỳ kiểu bài) 2.Các hoạt động dạy – học *Giới thiệu bài Cần có cách Giới thiệu ngắn gọn,súc tích hướng vào bài học. *Cách tổ chức Hoạt động của GV & HS Nên trình bày theo 2cột dọc hoặc 3 cột dọc( Minh hoạ thêm trên bảng) -Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát nhận xét (với tất cả các loại bài) -Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách vẽ (riêng với TTMT là khai thác Nội dung) -Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài Trong phần này GV cần thể hiện rõ hoạt động của HS & GV -Hoạt động 4 : Đánh giá KQ HT (tổ chức NX,đánh giá theo Tổ,Nhóm) -Dặn dò : Làm tiếp bài ( nếu chưa xong) và ra bài tập. v. Kiểm tra,đánh giá kết quả Môn Mĩ thuật Theo QĐ 40/2006/QĐ-BộGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành quy chế đánh giá xếp loại HS THCS & PTTH,áp dụng đối với những môn học có 1 tiết/tuần. Môn Mĩ thuật trong 1 học kì có 4 điểm KT (bao gồm: điểm KT miệng,15’,1 tiết và KT học kì) 1. Điểm KT thường xuyên -Bao gồm KT miệng,KT 15’- Số lần KT trong 1 học kì là 2 lần(2điểm) Nội dung và thời điểm do GV tự chọn. 2. Kiểm tra định kì - Bao gồm KT 1 tiết và KT Học kì. (bài thực hành) (2 điểm) -Với HS lớp 9: Chương trình chỉ có 1 Học kì,việc dạy-học có thể kết thúc trong học kì 1 hoặc kì 2 do từng trường quyết định,điểm Tổng kết của HK là điểm TK của cả năm. VI- sử dụng giáo án power point trong dạy – học mĩ thuật Thcs Song song với đổi mới PPDH là đổi mới phương tiện dạy học,2 yếu tố luôn gắn liền và hỗ trợ lẫn nhau để bài dạy đạt hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng hợp lí và khoa học thiết bị Điện tử trong giảng dạy Mĩ thuật sẽ góp phần quyết định Chất lượng môn Mĩ thuật ở Phổ thông nói chung và Bậc THCS nói riêng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất cần làm tốt những yếu tố sau : -Xác định kiểu bài ( Lý thuyết hay Thực hành) -Soạn nháp(cần ghi rõ Nội dung thứ tự trình chiếu cho từng hoạt động). -Chuẩn bị những tư liệu (Tranh,ảnh,video clip liên quan đến nội dung bài học) *Phần thiết kế bài dạyPOWER POINT -Tạo nền : Có thể chọn nền đậm hoặc nhạt,màu nền không quá rực rỡ.(thường chọn màu nền đơn sắc hoặc có thể chèn hình ảnh phù hợp chìm trong màu nền), trang nền cần thống nhất. -Chọn phông chữ, cỡ chữ : Phông chữ dễ đọc,cỡ chữ không quá to, không quá nhỏ và thống nhất.(chữ tiêu đề bài học cần hợp lí,tránh rườm rà,rối mắt) -Màu chữ: Có hòa sắc và có sắc độ tương phản rõ ràng với màu nền, tránh dùng quá nhiều màu chữ trong từng trang trình chiếu. -Phần hình ảnh sử dụng trình chiếu : Bố cục hợp lí,hài hòa giữa chữ và hình ảnh. -Có thể đưa Video clip liên quan đến kiến thức bài học vào Power point để sinh động,hấp dẫn hơn. -Sử dụng các hiệu ứng cho phần chữ và hình ảnh không quá phức tạp,tránh lạm dụng nhiều gây phản cảm cho học sinh. -Phần tên bài,đề mục và các nội dung kiến thức cơ bản phải được hiển thị sau khi kết thúc một hoạt động và kêt thúc bài học. Đối với GV sử dụng giáo án điện tử cần linh hoạt và chủ động trong các thao tác. Môn Mĩ thuật có đặc thù riêng nên giáo viên cần minh họa trực tiếp trên bảng (đối với dạng bài thực hành) để hình thành kĩ năng cho học sinh và thể hiện được khả năng chuyên môn của giáo viên. *Kĩ thuật thiết kế Power Point 

File đính kèm:

  • pptChuyen de Mi Thuat THCS.ppt
Giáo án liên quan