Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy văn bậc THCS

 Chúng ta đã từng biết và cảm thông với tấm lòng của những người sống xa quê hương, trĩu nặng tình quê trong thơ Đường của Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương. Ở Việt Nam cũng có một nghệ sĩ do hoàn cảnh riêng và yêu cầu công tác cách mạng phải xa rời quê hương miền Bắc vào sống ở miền Nam mấy chục năm trời, đó là nhà văn Vũ Bằng – một nhà văn đã từng nổi tiếng trước cách mạng tháng 8 / 1945. Tấm lòng của Vũ Bằng đối với quê hương đã được gửi gắm trong tác phẩm “Thương nhớ 12” mà đoạn trích Mùa xuân của tôi là tiêu biểu.

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy văn bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD – ĐT Cưmgar
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
Người thực hiện: TỔ VĂN
CHUYÊN ĐỀ: “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VĂN BẬC THCS”
Năm học 2014 – 2015
A.  ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Môn Ngữ Văn có một vị trí quan trọng đặc biệt trong chương trình của cấp học THCS. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Ngữ Văn còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu, bước đầu các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả.
         Tuy nhiên học Văn là cả một quá trình tích luỹ lâu dài, không thể học xổi, học dồn mà phải cập nhật từng ngày, từng vấn đề, từng tác phẩm.
        Các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn đều đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong giảng dạy.
         Xác định tầm quan trọng của môn Ngữ Văn nên đa số học sinh có ý thức học tập bộ môn.
         Học sinh ở xã đại đa số là con em nông dân nên chăm chỉ, có ý thức cố gắng trong học tập và rèn luyện bộ môn Ngữ Văn.
         Tuy nhiên theo đặc thù bộ môn, theo xu thế của xã hội, môn Ngữ văn đang bị mất dần vị thế của nó.   
         Sách tham khảo cho bộ môn rất nhiều nên khó khăn cho việc lựa chọn tài liệu để nâng cao chất lượng dạy – học môn Ngữ Văn.
          Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn? 
          * Từ thực tiễn giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh tổ Văn chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm dạy - học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn.
1. Giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân
         - Cuộc sống xã hội biến đổi từng ngày từng giờ nên dù giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn đều được đào tạo chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ nhưng cần tích cực, thường xuyên tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Từ năm học 2008 – 2009 là năm mà Bộ Giáo dục lấy là năm ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc dạy - học. Vì thế tất cả các trường trong cả nước đều được hỗ trợ lắp đặt mạng Internet. Việc lắp đặt mạng sẽ giúp các thầy cô giáo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Có thể tìm kiếm thông tin phục vụ giảng dạy, trao đổi với các thầy cô giáo trên mọi miền tổ quốc. Bên cạnh đó cũng có thể học hỏi bạn bè đồng nghiệp để tích luỹ nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
         - Nên nắm vững kiến thức chung cho chương trình cấp học để có cái nhì n bao quát về nội dung yêu cầu cho từng khối lớp.
          - Soạn - giảng theo đúng chương trình mà Bộ GD&ĐT đã quy định trong phân phối chương trình.
          - Khi giảng dạy cần chú ý đến từng loại đối tượng học sinh trong lớp học để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Giáo viên cũng cần phân loại được học sinh trong lớp. Dù là lớp chọn, lớp đại trà hay lớp yếu kém thì mức độ tiếp thụ, học tập của học sinh có sự khác nhau. Từ đó xác định học sinh yếu kiến thức, kĩ năng nào để tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục còn đối với  học sinh giỏi bồi dưỡng nâng cao kiến thức kĩ năng đã học để tạo hứng thú trong việc học tập bộ môn.
 2. Hướng dẫn học sinh cách học (trên lớp và ở nhà)
* Khi tiếp nhận lớp cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép sao cho đúng, đủ, khoa học, dễ học. Học sinh rất tiết kiệm, thường để lề rất ít hoặc không để lề, vì vậy giáo viên phải kiểm tra nhắc nhở để học sinh phải để lề đủ lớn đề dễ theo dõi bài học. Nếu cần bổ sung thì ghi vào lề cho tiện. Phần số tiết, tên bài, các đề mục cũng cần phải ghi làm sao cho nổi bật dễ nhận thấy. Sau mỗi tiết học cần có thói quen kẻ hết bài để dễ học, dễ kiểm tra.
 * Giáo viên cũng cần  hướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập
       + Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi học (Mặc dù ở phần học chính khoá đã đọc). Đối với văn bản là tác phẩm thơ phải học thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt dược nội dung của văn bản, học thuộc dẫn chứng.
       + Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc được về tiểu sử tác giả (Năm sinh năm mất- nếu có- tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghiệp văn chương của tác giả đó, hiểu được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
+ Nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (tìm hiểu phần nội dung cần đạt, phần ghi nhớ).
+ Biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết (câu, đoạn) được cho là đặc sắc (Đối với học sinh khá giỏi)
   3.  Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá
       Với việc kiểm tra thường xuyên, giáo viên cần đa dạng hoá để học sinh phải tự giác học tập.
     - Kiểm tra vở ghi: Kiểm tra chữ viết, kiểm tra nội dung ghi chép có đầy đủ không (nhắc nhở về cách ghi chép)
     - Kiểm tra sách,  tài liệu - sách tham khảo, vở nháp của học sinh. Học sinh nào chưa có, chưa đúng yêu cầu nhắc nhở để kiểm tra lại. Nên giới thiệu một số sách tham khảo cho học sinh sưu tầm để học tập.
     - Kiểm tra đầu giờ,
       + Kiểm tra miệng: Nội dung đã nhắc từ tiết trước
       + Vừa kiểm tra miệng, vừa kiểm tra viết: Kiểm tra miệng có thể là tác giả, bài văn; kiểm tra viết có thể cho học sinh viết nội dung nghệ thuật của tác phẩm truyện, bài thơ,
       * Đối với học sinh chưa thuộc kĩ hoặc không thuộc. Lần đầu cho kiểm tra vào cuối tiết. lần 2 cho học lại và kiểm tra vào tiết học chuyên đề, lần tiếp theo có thể bố trí riêng một buổi để kiểm tra nếu không sửa chữa sẽ mời gia đình đến để thông báo, nắhc nhở, trao đổi thêm. Đối với những học sinh cá biệt như lười học, yếu kĩ năng, ... giáo viên nên lập một danh sách riêng để chú ý kiểm tra nhiều hơn.
4. Kết hợp giữa học chính khoá và học chuyên đề 
        Bộ GD&ĐT đã khuyến khích các trường hằng năm tổ chức các chuyên đề, để nâng câo chất lương dạy học các môn nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Vì thế khi tổ chức các lớp học chuyên đề giáo viên phải biết lựa chon những kiến thức cơ bản nhất để dạy có hiệu quả và  gây sự hứng thú học tập bộ môn.
       Khi dạy học cần quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm tra, đánh giá vì dạy chuyên đề có nhhiều thời gian so với dạy chính khoá. Kết thúc mỗi nội dung nên có các bài kiểm tra để đánh giá việc học tập của học sinh để đề ra cách giảng dạy cho phù hợp. Những học sinh chưa đạt yêu cầu cần cho học sinh ôn lại để kiểm tra theo sự bố trí của giáo viên. Đặc biệt đối tượng Hs đa số là người dân tộc thiểu số như trường chúng ta thì sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên cần thường xuyên và liên tục.
5.  Phối hợp chặt chẽ với, nhà trường, với GVCN, gia đình và địa phương
Trong môi trường học tập mà đa số hs có hoàn cảnh khó khăn, ý thức về việc học chưa tốt như trường Đinh Tiên Hoàng thì chỉ vai trò giáo viên là chưa đủ cần có sự phối kết hợp giữa giáo viên và ban giám hiệu, sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình , cùng chính quyền địa phương là hết sức cần thiết. Thông báo cho Ban giám hiệu,  giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập chung của học sinh, nhất là những học sinh chưa chịu khó, chưa tích cực đề xuất các hình thức khen thưởng, kỉ luật kịp thời. Liên lạc với gia đình và chính quyền địa phương để được giúp đỡ trong trường hợp Hs vắng học, bỏ học, cúp tiết
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Dạy thực nghiệm một tiết Văn lớp 7A1
GV dạy: Trần Thị Ngọc
Ngày soạn: 01/12/2014
Ngày dạy: 10/12/2014
TUẦN 16.
Tiết 63:
Văn bản: MÙA XUÂN CỦA TÔI
 - Vũ Bằng -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: - Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng.
- Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền bắc qua nỗi lòng”sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
- Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm ; lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.
2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản tùy bút.
- Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
3. Thái độ: - Thấy được tình quê hương đất nước thiết tha, sâu nặng của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.
- Từ đó bồi dưỡng cho bản thân biết, cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương mình.
4. Tích hợp: bảo vệ môi trường thiên nhiên, kĩ năng sống: hòa hợp gắn bó với thiên nhiên, với các mùa và các địa phương
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo
a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông, máy chiếu.
 	- Ảnh chân dung nhà vănVũ Bằng.
 	- Một số bức ảnh minh họa cho bài học: cuốn Thương nhớ mười hai.
- Tranh, ảnh về mùa xuân đất Bắc, mùa xuân Hà Nội. 
b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
 - Động não: suy nghĩ, phân tích
 - Trình bày một phút
2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
 	- Trong bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, em thích đoạn nào nhất, em hãy đọc thuộc lòng đoạn đó ? Đoạn em vừa đọc nói về vấn đề gì ?
- Nêu những nét đặc sắc về ND và NT của văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm ?
3.Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
 Chúng ta đã từng biết và cảm thông với tấm lòng của những người sống xa quê hương, trĩu nặng tình quê trong thơ Đường của Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương. Ở Việt Nam cũng có một nghệ sĩ do hoàn cảnh riêng và yêu cầu công tác cách mạng phải xa rời quê hương miền Bắc vào sống ở miền Nam mấy chục năm trời, đó là nhà văn Vũ Bằng – một nhà văn đã từng nổi tiếng trước cách mạng tháng 8 / 1945. Tấm lòng của Vũ Bằng đối với quê hương đã được gửi gắm trong tác phẩm “Thương nhớ 12” mà đoạn trích Mùa xuân của tôi là tiêu biểu.
Hoạt động 2: Bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
HD tìm hiểu chung văn bản.
? Dựa vào phần chú thích, em hãy giới thiệu một vài nét về tác giả Vũ Bằng ?
? Em hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?
+Hd đọc: Giọng chậm rãi, sâu lắng, mềm mại,hơi buồn. 
-> GV: đọc mẫu, gọi HS đọc đến hết bài.
- Giải nghĩa từ khó: Sgk
? Văn bản được viết theo thể loại nào ?
? Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu ? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này như thế nào ?
-> Chủ đề: Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê đang sống ở Sài Gòn trong vùng kiểm soát của Mĩ – ngụy, khi đất nước còn bị chia cắt.
? Bài văn có thể chia thành mấy đoạn ? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu, ND của mỗi đoạn là gì ?
? Em có nhận xét gì về sự liên kết giữa các đoạn ?
-> Bài văn có sự liên kết chặt chẽ theo dòng cảm xúc hồi tưởng của tác giả.
Hướng dẫn Hs phân tích.
+Hs: đọc đoạn 1 (từ đầu -> mê luyến mùa xuân)
? Biện pháp NT nào đã được sử dụng ở đoạn này ? Tác dụng của biện pháp NT đó ?
? Đoạn văn bình luận trên đã bộc lộ được thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với mùa xuân quê hương ?
Gv: Yêu mến mùa xuân, yêu mến tháng giêng, tháng đầu tiên của mùa xuân, mùa đầu của tình yêu, hạnh phúc và tuổi trẻ, đất trời và lòng người. Nhưng đó chưa phải là lí do cơ bản khiến tác giả “mê luyến mùa xuân”. Vậy lí do gì sâu kín hơn – +Hs: đọc đoạn 2.
? Câu văn nào đã gợi tả cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc, mùa xuân Hà Nội ?
? Đoạn văn có sử dụng những biện pháp NT nào, tác dụng của các biện pháp NT đó ?
? Những dấu hiệu điển hình nào đã tạo nên cảnh sắc mùa xuân đất Bắc ? (mưa riêu riêu, gió lành lạnh)
-> Tiếng nhạn, tiếng chống chèo, câu hát huê tình.
? Những dấu hiệu đó gợi 1 bức tranh xuân đất Bắc như thế nào ?
? Câu văn: “Nhựa sống... đứng cạnh.” đã diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân ? (Mùa xuân có sức khơi gợi sinh lực cho muôn loài)
? Sức mạnh nào của mùa xuân được diễn tả trong câu văn: “Nhang trầm...liên hoan” ? (Mùa xuân có sức mạnh khơi dậy và lưu giữ các năng lực tinh thần cao quí của con người)
? Ở 2 đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp NT nào ? Tác dụng của các biện pháp NT đó ?
? Đoạn văn đã thể hiện được cảm xúc, tình cảm gì của tác giả ?
+Hs: đọc phần 3.
? Không khí và cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân sau rằm tháng giêng được miêu tả qua những chi tiết nào ?
-> Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ lại nức một mùi hương man mác.
-> Mưa xuân, trời xanh tươi... trên nền trời trong trong, có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột xác.
? Em có nhận xét gì về NT miêu tả của tác giả ở đoạn văn này ? Tác dụng của các biện pháp NT đó?
Hướng dẫn Hs Tổng kết
? Bài văn có những nét đặc sắc gì về ND và NT ?
Hướng dẫn Hs Luyện tập.
- Viết đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương em ?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả: Vũ Bằng (1913-1984), quê Hà Nội.
- Có sở trong về truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí.
- Sau 1954, vừa viết văn, làm báo vừa hoạt động cách mạng ở Sài Gòn.
b. Tác phẩm: - Trích từ thiên tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”, trong tập tuỳ bút - bút kí “Thương nhớ mười hai” của tác giả
- Tác phẩm viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ – ngụy, xa cách quê hương đất Bắc.
2. Đọc và từ khó: Sgk
3. Thể loại: Kí - tuỳ bút mang tính chất hồi kí.
4. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu -> mê luyến mùa xuân: 
-> Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân.
- Phần 2: Tiếp theo -> liên hoan: 
-> Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc – mùa xuân Hà Nội.
- Phần 3: Còn lại -> Cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng.
II. Phân tích:
1. Tình cảm của con người đối với mùa xuân:
-> Sử dụng điệp từ, điệp ngữ và điệp kiểu câu: Nhấn mạnh tình cảm của con người đối với mùa xuân.
=> Thể hiện sự nâng niu, trân trọng, thương nhớ, thuỷ chung với mùa xuân.
2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc - mùa xuân Hà Nội:
- Mùa xuân của tôi – Mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội... có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có..., có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
-> Sử dụng điệp từ, phép liệt kê và dấu chấm lửng ở cuối câu – Nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc – mùa xuân Hà Nội.
=> Gợi 1 bức tranh xuân với không khí và cảnh sắc hài hoà, tạo nên một sự sống riêng của mùa xuân đất Bắc.
-> Hình ảnh so sánh mới mẻ – Diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân
=> Mùa xuân đã khơi dậy năng lực sống cho muôn loài, khơi dậy những năng lực tinh thần cao quí của con người và khơi dậy tình yêu cuộc sống, yêu quê hương.
=> Tác giả thương nhớ mùa xuân đất Bắc.
3. Cảm nhận về mùa xuân sau rằm tháng giêng:
-> Sử dụng một loạt những từ ngữ gợi tả kết hợp với hình ảnh so sánh - Miêu tả sự thay đổi chuyển biến của cảnh sắc và không khí mùa xuân.
=> Thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước TN của tác giả.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Trình bày nội dung văn bản theo mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê.
- Lựa chọn từ, ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
- Có nhiều so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Văn bản đem đến cho người đọc cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê.
- Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở - một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: - Qua văn bản em học tập được điều gì ở tác giả?
5. Dặn dò: - VN học bài, soạn bài “Sài Gòn tôi yêu”
C. KẾT LUẬN
Để nâng cao chất lượng dạy học môn Văn đòi hỏi người GV luôn học hỏi, sang tạo, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn có những tìm tòi trong đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời mỗi nhà giáo cũng cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, tích cực ứng dụng CNTT vào giảng dạy, luôn nhiệt huyết và say mê trong sự nghiệp trồng người.        
Trên đây là một Tiết dạy, một chuyên đề cấp trường của tổ Văn có thể áp dụng để nhằm nâng cao chất lương dạy học bộ môn văn bậc THCS. Tuy nhiên còn có nhiều thiếu sót mong sự đóng gớp ý kiến của các Đ.c để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Và chất lượng bộ môn Ngữ văn được nâng cao hơn, xin chân thành cảm ơn.
CuôrĐăng tháng 12/2014
DUYỆT CỦA BGH NGƯỜI THỰC HIỆN
 TRẦN THỊ NGỌC

File đính kèm:

  • docMOT_SO_GIAI_PHAP_NANG_CAO_CHAT_LUONG_DAY_VAN_BAC_THCS_20150725_030737.doc