Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học lớp 3

Phần hướng dẫn tìm hiểu bài:

 - Trong quá trình tìm hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách trả lời câu hỏi, cách diễn đạt bằng câu văn gọn, rõ ràng, dùng từ đúng.

 - Nêu rõ câu hỏi để định hướng cho hs đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung (có thể kết hợp cho 1 học sinh đọc thành tiếng, những HS khác đọc thầm sau đó trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên nêu ra.

 - Dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa hoặc có thể chia tách thành 1, 2 ý nhỏ để HS dễ thực hiện.

 - VD: Như câu hỏi 4 trong bài Người con của Tây Nguyên. “Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ? Khi xem đồ vật đó thái độ mọi người ra sao?”

- Giáo viên nên tách thành 2 ý nhỏ để HS dễ trả lời.

+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?

+ Khi xem đồ vật đó thái độ mọi người ra sao?

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỚP 3
I/ Lí do: 
 Trong cuộc sống hằng ngày, con người chúng ta phải giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, trao đổi, trò chuyện,Từ bài học ở lớp đến những lúc giao lưu sinh hoạt với nhau. Mọi sinh họat xã hội đều sử dụng ngôn ngữ để làm phương tiện chuyển tải thông tin. Nhờ ngôn ngữ nên thế hệ sau kế thừa, tiếp nhận di sản văn hóa, khoa học, nghệ thuật của thế hệ cha ông. Vì vậy việc rằng kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi chọn để thực hiện chuyện đề này.
II/Mục tiêu, yêu cầu dạy và học phân môn Tập đọc:
 a) Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các đoạn đối thoại, các văn bản nghệ huật, hành chính, báo chí,
 - Đọc thầm tốc độ nhanh hơn ở lớp 2.
 - Nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiets trong bài đọc.
 - Học thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa.
 b) Phân môn tập đọc còn giúp học sinh:
 - Phát triển kĩ năng đọc và nghe cho học sinh :
 - Đọc thành tiếng; Phát âm đúng.
 - Ngắt nghỉ hơi hợp lí.
 - Cường độ đọc vừa phải (không đọc quá to hay đọc lí nhí).
 - Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/ 1 phút.
 - Biết đọc thầm không mấp máy môi.
 - Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc) ; nắm được nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài.
 - Có khả năng trả lời (nói hoặc viết) đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung từng đoạn hay từng bài đọc, phát biểu ý kiến của bản thân về một nhân vật hay một vấn đề trong bài đọc.
III/ Nội dung chủ yếu của phân môn Tập đọc lớp 3:
 1)Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh:
 - Thông qua 93 bài tập đọc, trong đó có 30 bài thơ, 63 bài văn xuôi (truyện văn miêu tả, văn bản khoa học, nghị luận và văn bản thông thường),18 bài là tác phẩm văn học nước ngoài hoặc có nội dung về nước ngoài và người nước ngoài.
 - Bám sát các chủ điểm, nội dung tập đọc phản ảnh nhiều lĩnh vực khác nhau, từ gia đình, nhà trường, quê hương, các vùng miền và các dân tộc anh em trên đất nước ta đến các hoạt động văn hóa, khoa học, thể thao và các vấn đề lớn của xã hội như bảo vệ hòa bình, phát triển tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các dân tộc, bảo vệ môi trường sống, chinh phục vũ trụ, 
 2) Các hình thức luyện tập :
 - Luyện đọc từng từ, từng câu, từng đoạn hay cả bài
 - Trả lời câu hỏi nhằm tái hiện các chi tiết trong bài (câu hỏi tái hiện)
 - Câu hỏi nhằm phân tích hoặc khái quát các vấn đề trong bài (câu hỏi suy luận)
IV/ Hiện trạng thực nay của học sinh:
 - Tập đọc lớp 3 có những yêu cầu cao như tốc độ đọc, kĩ năng đọc diễn cảm. Những vấn đề đó học sinh còn hạn chế.
 - Đa số khi đọc các em còn phát âm tiếng địa phương, ở những câu dài các em ngắt nghỉ không thích hợp, đọc lặp từ, đọc ê a, ngắt ngứ. Thậm chí có em dừng lại để đánh vần.
 - Hầu hết các em cho là tiết Tập đọc dễ, nên ít chịu khó đọc và nghiên cứu.
V/ Các biễn pháp dạy tốt môn tập đọc lớp 3:
 1. Chuẩn bị cho tiết tập đọc:
 a) Đối với giáo viên:
 - Đọc bài trước để nắm nội dung bài Tập đọc.
 - Xác định giọng điệu chung của cả bài như thế nào.
 - VD: Bài Nhà rông ở Tây Nguyên. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: giọng tả, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên: làm bằng các loại gỗ bền chắc; đàn voi đi qua không đụng sàn; khi múa chiêng rông trên sàn, ngọn giáo không vướng mái; nơi thờ thần làng, nơi tiếp khách, nơi thanh niên ngủ tập trung để bảo vệ buôn làng.
 - Lưu ý từ khó đọc, câu dài.
 - Xem xét hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa cho từng đối tượng học sinh.
 b) Đối với học sinh:
 - Biết chuẩn bị bài, đọc nhiều lần.
 - Tìm hiểu các từ ngữ phần chú giải.
 - Xác định nội dung của bài học.
 - Chú ý ngắt nghỉ những câu văn dài.
 2. Các hình thức luyện đọc cho học sinh:
 - Để giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực, giáo viên cần lưu ý một số điểm có thể điều chỉnh nội dung và phương pháp như sau:
 - Khi dạy Tập đọc giáo viên cần tập trung thực hiện yêu cầu cơ bản đọc đúng, rõ, rành mạch, rõ ràng, tiến tới đọc lưu loát văn bản, nắm được ý cơ bản của bài tập đọc. Để đạt yêu cầu này, giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm, theo cặp để mỗi em được đọc nhiều lần và được giúp đỡ nhau luyện đọc trong tiết học. Có thể giảm thời gian cho bước luyện đọc diễn cảm (luyện đọc lại) và hạn chế đọc phân vai nếu khả năng đọc của học sinh còn chưa chắc chắn.
 - Trong quá trình học sinh đọc nối tiếp theo câu, đoạn, giáo viên chú ý theo dõi để nhận xét, gợi ý tưởng về cách phát âm, nghỉ hơi câu dài hay tốc độ đọc sao cho thích hợp.
 - Đọc thành tiếng để luyện đọc hay (đọc diễn cảm) giáo viên : Cần căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dễ dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng.
 + Đối với văn bản nghệ thuật : Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tình cảm nhân vật trong bài. Tuy nhiên, đọc diễn cảm cũng còn phụ thuộc vào cảm nhận riêng của từng cá nhân, giáo viên không nên áp đặt cho học sinh một cách đọc theo khuôn mẫu.
 + Đối với văn bản khác: giáo viên hướng dẫn học sinh về ngữ điệu, đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo, khắc phục những cách đọc nghiên về hình thức hoặc diễn cảm tùy tiện của học sinh tiểu học.
 - Giáo viên lắng nghe học sinh đọc để phát hiện khả năng đọc của mỗi em, từ đó có cách rèn luyện thích hợp cho từng em ; khuyến khích học sinh đọc trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được hay chưa được của bạn, nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn.
 VD: Daỵ bài Tập đọc Bài tập làm văn (tuần 6), giáo viên cần tập trung luyện đọc sao cho phù hợp với trình độ từng đối tượng : học sinh yếu đọc đoạn 1 (dễ và ngắn), học sinh trung bình đọc đoạn 2 (tương đối dài), học sinh khá đọc đoạn 3,4. Để tăng thời gian cho phần luyện đọc đáp ứng yêu cầu cơ bản cho kĩ năng đọc, giáo viên có thể giảng nhẹ yêu cầu đối với một số câu hỏi ở bài đọc đó.
 - Đối với bước tìm hiểu từ ngữ, cần chú ý giải nghĩa thêm những từ khó, từ chưa gần gũi với học sinh địa phương; giáo viên tận dụng tranh minh họa trong việc giải nghĩa từ hoặc giải nghĩa từ trong câu văn cụ thể để HS dễ cảm nhận.
 - VD: Bài : Nhớ lại buổi đầu đi học, giáo viên cho học sinh đặt câu với từ bỡ ngỡ. Có như vậy mới giúp học sinh hiểu sâu về từ đó.
 3) Phần hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Trong quá trình tìm hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách trả lời câu hỏi, cách diễn đạt bằng câu văn gọn, rõ ràng, dùng từ đúng.
 - Nêu rõ câu hỏi để định hướng cho hs đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung (có thể kết hợp cho 1 học sinh đọc thành tiếng, những HS khác đọc thầm sau đó trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên nêu ra.
 - Dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa hoặc có thể chia tách thành 1, 2 ý nhỏ để HS dễ thực hiện.
 - VD: Như câu hỏi 4 trong bài Người con của Tây Nguyên. “Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ? Khi xem đồ vật đó thái độ mọi người ra sao?”
Giáo viên nên tách thành 2 ý nhỏ để HS dễ trả lời.
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
+ Khi xem đồ vật đó thái độ mọi người ra sao?
Có thể tổ chức cho HS tìm hiểu bài dưới hình thức:
+ Làm việc cá nhân đối với những câu hỏi đơn giản.
+ Làm việc theo cặp đối với những câu hỏi khó.
VD: Chọn thêm một tên khác cho truyện :
Câu chuyện cuối năm
Tình bạn
Cành mai Tết 
 - Giáo viên tạo điều kiện cho HS luyện tập một cách tích cực: trả lời câu hỏi, trao
đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ sau đó báo cáo kết quả để nhận xét, giáo viên sơ lược kết quả ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính.
 4) Luyện đọc lại:
 - Luyện đọc lại được thực hiện sau khi học sinh nắm được nội dung bài học. Hình
thức tổ chức học sinh luyện đọc lại và thi đọc (theo nhóm, cá nhân) đọc truyện theo vai, thi đọc tốt một đoạn hay cả bài, giáo viên có thể giúp HS bước đầu có ý thức đọc diễn cảm đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể như sau:
 + Thể hiện giọng của từng nhân vật.
 + Thể hiện tình cảm của tác giả.
 - Với những bài dạy có yêu cầu HTL, giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ hơn.
VI/ Quy trình một tiết Tập đọc:
 1) KIểm tra bài cũ.
2) Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài.
 b. Luyện đọc
 Nội dung và trình tự các hoạt động là :
 - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
 - GV hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu
 Học sinh nối tiếp đọc từng câu
 + Đọc từng đoạn trước lớp
 Một vài học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài (một hai lượt). Giáo viên giúp học sinh đọc đúng
 Giáo viên giúp học sinh nắm nghĩa của từ mới
 + Đọc từng đoạn trong nhóm
 Từng cặp học sinh đọc và góp ý cho nhau về cách đọc. GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm đọc đúng
 Một học sinh đọc cả bài 
 c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi
 d. Luyện đọc lại/ học thuộc lòng (nếu trong SGK yêu cầu)
 - Giáo viên đọc diễn cảm từng đoạn hoặc cả bài
 - Từng học sinh hoặc nhóm thi đọc
 - Hướng dẫn HTL
 e. Củng cố - dặn dò
VII/ phần kết luận:
 Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc nói riêng là công việc phức tạp, đòi hỏi thời gian và tính kiên trì của giáo viên. Từ thực tế giảng dạy trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy được để có giờ học tập đọc nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải am hiểu đầy đủ nội dung kiến thức, kĩ năng cần truyền thụ của từng bài học, tổ chức được hoạt động chủ yếu của trò và sự hướng dẫn của thầy một cách hợp lí, khoa học nhằm kích thích tư duy độc lập, phát huy năng lực tìm ẩn của mọi học sinh. Mặc khác, phải có khả năng ứng xử sư phạm tốt, tạo ra không khí thân mật, tin cậy giư thầy và trò trong tiết học. Đồng thời phải chuẩn bị tốt ĐDDH của giáo viên và học sinh.
 Trên đây là nội dung chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc mà tôi đã nghiên cứu. Mong các anh chị trong khối tổ tham khảo và nhận được những ý kiến đóng góp chân thành để chuyên đề hoàn thiện hơn.
 Người viết 
 Trương Thị Lào

File đính kèm:

  • docchuyen_de.doc
Giáo án liên quan