Chuyên đề Đổi mới kiểm tra đánh giá quả học tập của học sinh môn lịch sử THCS

Lựa chọn phương pháp KTĐG phù hợp với với đối tượng học sinh, với nhà trường, với xu thế chung của tình hình KTĐG của thế giới hiện nay là yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

- Đối với câu hỏi tự luận: Đòi hỏi học sinh phải vận dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm học tập để tự trình bày ý kiến về vấn đề mà câu hỏi nêu ra.

- Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học lịch sử gồm nhiều loại: Trắc nghiệm đúng - sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm đối chiếu - cặp đôi, thực hành (vẽ bản đồ, biểu đồ). Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm cho phép bao kín kiến thức của chương trình, trong đó mỗi câu chỉ nêu ra một vấn đề cùng những thông tin cần thiết để học sinh lựa chọn câu trả lời ngắn, song lại có độ tin cậy cao đòi hỏi học sinh phải tích luỹ được nhiều kiến thức.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3266 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đổi mới kiểm tra đánh giá quả học tập của học sinh môn lịch sử THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUẢ HỌC TẬP 
CỦA HỌC SINH MÔN LỊCH SỬ THCS
Trong phạm vi thực hiện chuyên đề này bao gồm những nội dung sau:
      1. Một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS môn lịch sử
      2. Kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra:
       - Quy trình biên soạn đề kiểm tra
       - Xây dựng ma trận đề kiểm tra (qua ví dụ minh họa)
     Sau đây tôi xin trình bày nội dung thứ nhất:
      I. Một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS môn lịch sử:
      1.Về khái niệm kiểm tra, đánh giá:
          Đánh giá, trong giáo dục là một quá trình tiến hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được của học sinh về các mục tiêu giáo dục. Nó có thể bao gồm sự mô tả về mặt định tính hay định lượng những hành vi của người học cùng với những nhận xét đánh giá những hành vi này đối chiếu với sự mong muốn đạt được về mặt hành vi đó.
Như vậy, kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình tiến hành có hệ thống, liên tục và thường xuyên, theo dõi thu thập số liệu, chứng cứ nhằm đánh giá kết quả học tập, củng cố, mở rộng, tăng cường hoạt động học tập của học sinh. Đồng thời, qua đó xác định mức độ các mục tiêu dạy học đạt được, làm cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trường và cho bản thân học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông. KTĐG kết quả học tập lịch sử ở trường phổ thông nhằm đo khả năng biết, hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh về sự phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, qua đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của nội dung, chương trình, SGK để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời về cách dạy và cách học, giúp bộ môn lịch sử thực hiện tốt vai trò giáo dục của mình.
2. Mục đích, ý nghĩa  của kiểm tra, đánh giá:
a.Mục đích của kiểm tra, đánh giá: giúp cho quá trình dạy học vận động đúng hướng:
*Thứ  nhất: Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập:
*Thứ hai:  KTĐG để phân loại, xếp  loại học sinh:
b.Ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá:
* Đối với học sinh:
 KTĐG là thước đo kết quả học tập của học sinh trong từng môn học cụ thể. Việc KTĐG thường xuyên (bao gồm KTĐG của giáo viên và hoạt động tự KTĐG của học sinh) tạo nên mối “liên hệ ngược” giúp các em tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
* Đối với giáo viên:
KTĐG thường xuyên, nghiêm túc, cung cấp cho giáo viên những thông tin tương đối chính xác và toàn diện về mức độ hiểu và nắm kiến thức của học sinh đạt hay chưa đạt so với mục tiêu môn học đề ra, nắm được mức độ tiến bộ hay sút kém của từng học sinh để có những biện pháp khuyến khích, động viên hay giúp đỡ, bồi dưỡng kịp thời, điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
3. Yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
 Để nâng cao chất lượng, hiệu quả KTĐG cần đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:
*Một là: KTĐG kết quả học tập của học sinh phải bảo đảm độ tin cậy, tính giá trị, tính toàn diện về nội dung và các loại hình KTĐG .
*Hai là: Kiểm tra, đánh giá phải bảo đảm kết hợp giữa sự đánh giá của giáo viên với sự tự đánh giá của học sinh.
*Ba là: Các phương pháp kiểm tra, đánh giá càng đơn giản, tốn ít thời gian, sức lực và ít chi phí, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể càng tốt.
4.Nội dung kiểm tra, đánh giá:
 Khi tiến hành KTĐG, giáo viên bộ môn phải căn cứ vào nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng, chương trình của môn học, cấp học để đánh giá toàn diện học sinh trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và định hướng thái độ:
*Về mặt kiến thức: Đánh giá trình độ, khả năng tiếp nhận kiến thức lịch sử của học sinh ở trường phổ thông hiện nay, về cơ bản chúng ta đánh giá khả năng  Biết (ghi nhớ, thuộc sự kiện), Hiểu (bản chất sự kiện) và Vận dụng kiến thức trong quá trình học tập, trong thực hành.
*Về thái độ, tình cảm:  Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông rất có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ, rèn luyện những phẩm chất, nhân cách cao đẹp của con người mới từ những bài học kinh nghiệm quí báu của cha ông trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
*Về kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Quan sát, nhận xét tranh ảnh, bản đồ.
- Kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức.
- Kỹ năng thu thập, xử  lý, viết báo cáo và trình bày các vấn đề lịch sử . 
5.Phương pháp kiểm tra, đánh giá:               
Lựa chọn phương pháp KTĐG phù hợp với với đối tượng học sinh, với nhà trường, với xu thế chung của tình hình KTĐG của thế giới hiện nay là yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
- Đối với câu hỏi tự luận: Đòi hỏi học sinh phải vận dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm học tập để tự trình bày ý kiến về vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
- Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học lịch sử gồm nhiều loại: Trắc nghiệm đúng - sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm đối chiếu - cặp đôi, thực hành (vẽ bản đồ, biểu đồ). Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm cho phép bao kín kiến thức của chương trình, trong đó mỗi câu chỉ nêu ra một vấn đề cùng những thông tin cần thiết để học sinh lựa chọn câu trả lời ngắn, song lại có độ tin cậy cao đòi hỏi học sinh phải tích luỹ được nhiều kiến thức.
6. Mô tả về cấp độ tư duy vận dụng trong dạy học lịch sử:
Cấp độ tư duy
Mô tả
Nhận biết
Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm cơ bản của chủ đề và có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu.
Đây là bậc thấp nhất của nhận thức, khi học sinh kể tên, nêu lại, nhớ lại một sự kiện, hiện tượng.
Thí dụ: Học sinh nhớ được ngày, tháng của một sự kiện lịch sử, tên một nhân vật lịch sử cụ thể.
Thông hiểu
Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp.
Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể giải thích được một sự kiện, hiện tượng lịch sử, tóm tắt được diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời được câu hỏi có liên quan.
Thí dụ: Học sinh có thể giải thích được sự kiện lịch sử diễn ra như thế nào.
Vận dụng ở cấp độ thấp
Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp.
Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể sử dụng được kiến thức để giải quyết 1 tình huống cụ thể.
Thí dụ: áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải một sự kiện khác
Vận dụng ở cấp độ cao
Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học.
Ở bậc này học sinh phải xác định được những thành tố trong 1 tổng thể và mối quan hệ qua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý kiến đó về 1 sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử nào đó.
Thí dụ: tìm hiểu một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, học sinh phải phân biệt, phân tích được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử khác nhau, v.v.
Hoặc học sinh đánh giá được một sự kiện, nhân vật lịch sử.
* Về kiến thức
 Nắm vững sự kiện lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng của lịch sử thế giới từ thời nguyên thuỷ đến nay. Chú trọng đến những nội dung quan trọng nhất để hiểu biết về quá trình phát triển của lịch sử loài người, những nền văn minh, những mô hình xã hội tiêu biểu, lịch sử các nước trong khu vực và các sự kiện lịch sử thế giới có ảnh hưởng lớn, liên quan đến lịch sử nước ta.
 Hiểu biết về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến nay, trên cơ sở nắm vững những sự kiện tiêu biểu của từng thời kì, những chuyển biến lịch sử và sự phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc trong sự phát triển chung của thế giới.
  * Về kĩ năng
 Hình thành các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn như :
- Xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian (đồng đại, lịch đại).
- Làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu.
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
  * Về tình cảm, thái độ, tư tưởng
 Có tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào dân tộc, có thái độ trân trọng đối với các di sản lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
 Trân trọng nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, vì hoà bình, tiến bộ xã hội.
  Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra có các hình thức sau:
- Đề kiểm tra tự luận;
- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Bước 3.  Thiết lập ma trận đề kiểm tra:
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
           Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
          Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.
 Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
          Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác;
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
- Cách tính điểm: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
    Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
          1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những  sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
          2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
          3) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
2.  XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (qua ví dụ minh họa)
                                 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (HỌC KÌ I)
I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
           - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới hiện đại (1945 - nay) học kì I, lớp 12 so với yêu cầu của chương trình. Từ  kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
-  Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
          - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết
1. Về kiến thức :
-  Nêu được những sự kiện dẫn tới tình trạng “chiến tranh lạnh”.
- Hiểu được từ đầu những năm 70 của TK XX“, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện, “Chiến tranh lạnh” chấm.
- Trình bày được những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa hiện nay, những tác động tích cực và tiêu cực của xu thế này.
          2. Về kĩ năng :
          Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích.
Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài học, các nhà giáo dục đã đưa về  các bậc:
 Biết(nhớ) (bậc 1): Với các động từ: nêu được, trình bày được, liệt kê được,  phát biểu 
Hiểu (bậc 2 ) : Với các động từ:  Tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao nói, giải thích .
Vận dụng  (bậc 3) : với các động từ  so sánh, phân tích, bình luận, nhận xét  
         II. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra:
1. Quy trình biên soạn đề kiểm tra:
Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh đạt được : 
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
          - Hình thức : Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. Quan hệ quốc tế
(1945-2000)
Trình bày được những sự kiện dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh
Hiểu được từ đầu những năm 70 của TK XX“, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện, “Chiến tranh lạnh” chấm dứt. 
Số câu: 2
Số điểm: 6
Tỷ lệ: 60%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số câu: 1
Số điểm: 3
2. Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa
Trình bày được những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa.
Những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa.
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỷ lệ: 40%
Số câu: ½
Số điểm: 2
Số câu: ½
Số điểm: 2
Tổng số câu: 3
Tổng số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
Số câu: 1 + ½
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỷ lệ: 30%
Số câu:  ½
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
                                         ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Học kì I)
                                                        MÔN : LỊCH SỬ
                                                 Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1 (3 điểm):
Những sự kiện dẫn tới tình trạng ”Chiến tranh lạnh” giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2 (3 điểm)
          Nêu những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông – Tây, chiến tranh lạnh châm dứt?
Câu 3 (4 điểm)
          Trình bày những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX? Những tác động tích cực và tiêu cực của xu thế này?
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (3 điểm)
           Những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ?
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ đồng minh trong chiến tranh chống phát xít đã nhanh chóng chuyển sang quan hệ đối đầu (chuyển thành mâu thuẫn đối đầu giữa 2 khối Đông - Tây). (0,5 điểm)
- Mâu thuẫn đó bắt đầu từ:
Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa 2 cường quốc Xô - Mĩ. Liên Xô: Duy trì hoà bình - an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội. Mĩ chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đàn áp cách mạng thế giới, âm mưu bá chủ thế giới. (0,5 điểm)
 - Học thuyết Tơruman ra đời tháng 3/1947, khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô - khởi đầu tình trạng "chiến tranh lạnh". Tháng 6 - 1947, Mĩ thực hiện kế hoạch Mác san: Phục hưng các nước tư bản châu Âu tạo ra sự phân chia đối  lập về kinh tế ở châu Âu. (0,5 điểm)
 - Năm 1949, Mĩ và đồng minh thành lập khối NATO. (0,5 điểm)
       - Năm 1949, Lên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu thành lập... (0,5 điểm).
       - Sự ra đời của khối NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới. (0,5đ)     
   Câu 2: (3 điểm)
           Nêu những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông – Tây, chiến tranh lạnh châm dứt:
        - Đầu thập kỷ 70 của TK XX, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện thông qua các cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ. (0,5đ)
        - 11/1972, Đông Đức – Tây Đức ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa hai nước. (0,5đ)
        -Năm 1972, LX và Mĩ ký Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT – 1). (1,0đ)
        - Tháng 8/ 1975 Định ước Henxinki khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu. (0,5đ)
        - Tháng 12 / 1989... chấm dứt Chiến tranh lạnh. (0,5đ)
Câu 3 (4 đ):
* Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa: (2đ)
        - Sự PT nhanh chóng của hoạt động thương mại quốc tế (0,5đ)
        - Sự PT và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia (0,5đ)
        - Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn tư bản lớn (0,5đ)
        - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thườn mại... (0,5).
* Những mặt tích cực và tiêu cực: (2đ) 
        - Tích cực:
        + Thúc đẩy nhanh sự phát triển... đưa lại sự tăng trưởng cao... (0,5đ)
        + Chuyển biến cơ cấu kinh tế... (0,5đ)
        - Tiêu cực:
        + Làm trầm trọng thêm sự bất công trong XH... (0,5đ)
        + Nguy cơ đánh mất bản sắc VH dân tộc và xâm phạm độc lập tự chủ của các quốc gia... (0,5đ)

File đính kèm:

  • docCHUYEN_DE_DOI_MOI_KIEM_TRA_DANH_GIA_QUA_HOC_TAP__CUA_HOC_SINH_MON_LICH_SU_THCS_20150726_022149.doc