Chuyên đề 7: Lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm về phi kim - Bài 6: Lý thuyết và bài tập về phân bón hoá học

Câu 17: Phân lân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Hàm lượng (%) của

canxi đihiđrophotphat trong phân bón đó là

A. 65,9 B. 56,9. C. 32,95. D. 69,5.

Câu 18: Một mẫu supephotphat đơn khối lượng 15,55g chứa 35,43% Ca(HPO4)2 còn lại là CaSO4. Độ

dinh dưỡng của loại phân bón trên là

A. 21,68%. B. 61,20%. C. 16%. D. 45,81%.

Câu 19: Supe photphat đơn được điều chế từ một loại quặng chứa 73% Ca3(PO4)2; 26% CaCO3 và 1%

SiO2 về khối lượng. Khối lượng dung dịch H2SO4 65% cần dùng để tác dụng với 100kg quặng trên là

A. 110,2 kg. B. 101,2 kg. C. 111,2 kg. D. 112 kg.

pdf2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 7: Lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm về phi kim - Bài 6: Lý thuyết và bài tập về phân bón hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập về phân bón hóa học 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - 
Câu 1: Khi trồng trọt phải bón phân cho đất để 
 A. Làm cho đất tơi xốp. B. Bổ sung nguyên tố dinh dưỡng cho đất. 
 C. Giữ độ ẩm cho đất. D. A và B. 
Câu 2: Chất nào dưới đây có thể dùng làm phân đạm 
 A. NH4Cl. B. NH4NO3. C. (NH2)2CO. D. Cả A, B, C . 
Câu 3: Loại đạm nào sau đây không thể dùng để bón cho đất chua? 
 A. NH4NO3. B. NaNO3. C. Ca(NO3)2. D. (NH4)2CO3. 
Câu 4: Loại phân đạm nào sau đây được gọi là đạm hai lá? 
 A. NaNO3. B. NH4NO3. C. (NH2)2CO. D. Ca(NO3)2. 
Câu 5: Hầu hết phân đạm amoni: NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4 không thích hợp cho loại đất chua là do 
 A. muối amoni bị thuỷ phân tạo môi trường bazơ. 
 B. muối amoni bị thuỷ phân tạo môi trường axit. 
 C. muối amoni bị thuỷ phân tạo môi trường trung tính. 
 D. muối amoni không bị thuỷ phân. 
Câu 6: Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số 
 A. % khối lượng NO có trong phân. B. % khối lượng HNO3 có trong phân. 
 C. % khối lượng N có trong phân. D. % khối lượng NH3 có trong phân. 
Câu 7: Trong các loại phân bón: NH4Cl, (NH2)2CO,(NH4)2SO4,NH4NO3. Phân nào có hàm lượng đạm cao 
nhất? 
 A. (NH2)2CO. B. (NH4)2SO4. C. NH4Cl. D. NH4NO3. 
Câu 8: Đạm urê có công thức là 
 A. NH4NO3. B. NaNO3. C. (NH4)2SO4. D. (NH2)2CO . 
Câu 9: Urê được điều chế từ 
 A. khí amoniac và khí cacbonic. B. khí cacbonic và amoni hiđroxit. 
 C. axit cacbonic và amoni hiđroxit. D. khí cacbon monoxit và amoniac. 
Câu 10: Phân đạm urê thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ cung cấp 70 kg N là 
 A. 152,2. B. 145,5. C. 160,9. D. 200,0. 
Câu 11: Khối lượng NH3 và dung dịch HNO3 45% đủ để điều chế 100 kg phân đạm có 34% N là 
 A. 20,6 kg và 76,4 kg . B. 7,225 kg và 26,775 kg . 
 C. 20,6 kg và 170 kg . D. 7,75 kg và 59,5 kg. 
Câu 12: Để điều chế được 1 tấn phân đạm amoni nitrat (hiệu suất 95%) cần 
 A. 0,2125 tấn amoniac và 0,7875 tấn axit nitric. 
 B. 0,234 tấn amoniac và 0,83 tấn axit nitric. 
 C. 0,234 tấn amoniac và 0,766 tấn axit nitric. 
 D. 0,17 tấn amoniac và 0,83 tấn axit nitric. 
Câu 13: Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng loại phân bón 
nào? 
 A. NH4Cl. B. Amophot. C. KCl. D. Supephotphat. 
Câu 14: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của 
 A. P. B. P2O5. C. 
3-
4PO D. H3PO4. 
Câu 15: Thành phần hoá học của supephotphat đơn là 
 A. Ca3(PO4)2. B. Ca(H2PO4)2. C. CaHPO4. D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4. 
Câu 16: Thành phần hoá học của supephotphat kép là 
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ PHÂN BÓN HOÁ HỌC 
(BÀI TẬP TỰ LUYỆN) 
Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC 
Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Lý thuyết và bài tập về phân bón hoá học” thuộc 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, 
củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học 
trước bài giảng “Lý thuyết và bài tập về phân bón hoá học” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. 
 Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập về phân bón hóa học 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - 
 A. Ca3(PO4)2. B. Ca(H2PO4)2. C. CaHPO4. D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4. 
Câu 17: Phân lân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Hàm lượng (%) của 
canxi đihiđrophotphat trong phân bón đó là 
 A. 65,9 B. 56,9. C. 32,95. D. 69,5. 
Câu 18: Một mẫu supephotphat đơn khối lượng 15,55g chứa 35,43% Ca(HPO4)2 còn lại là CaSO4. Độ 
dinh dưỡng của loại phân bón trên là 
 A. 21,68%. B. 61,20%. C. 16%. D. 45,81%. 
Câu 19: Supe photphat đơn được điều chế từ một loại quặng chứa 73% Ca3(PO4)2; 26% CaCO3 và 1% 
SiO2 về khối lượng. Khối lượng dung dịch H2SO4 65% cần dùng để tác dụng với 100kg quặng trên là 
 A. 110,2 kg. B. 101,2 kg. C. 111,2 kg. D. 112 kg. 
Câu 20: Khối lượng dung dịch H2SO4 65% cần dùng để điều chế được 500 kg supephotphat kép là 
 A. 677 kg. B. 700 kg. C. 644 kg. D. 720 kg. 
Câu 21: Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa 
 A. KNO3. B. KCl. C. K2CO3. D. K2SO4. 
Câu 22: Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng chỉ số nào sau đây? 
 A. Hàm lượng % về khối lượng K trong phân tử. 
 B. Hàm lượng % về khối lượng K2O trong phân tử. 
 C. Số nguyên tử K trong phân tử. 
 D. Hàm lượng % về khối lượng KOH trong phân tử. 
Câu 23: Phân kali (KCl) sản xuất được từ quặng sinvinit thường chỉ có 50% K2O. Hàm lượng (%) của 
KCl trong phân bón đó là 
 A. 39,6. B. 69,3. C. 72,9. D. 79,3. 
Câu 24: Khẳng định nào dưới đây không đúng? 
 A. Phân đạm cung cấp N cho cây. B. Phân lân cung cấp P cho cây. 
 C. Phân kali cung cấp K cho cây. D. Phân phức hợp cung cấp O cho cây. 
Câu 25: Thành phần chính của phân phức hợp amophot là 
 A. (NH4)3PO4. B. NH4NO3 và (NH4)3PO4. 
 C. (NH4)2SO4 và (NH4)2HPO4. D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. 
Câu 26: Thành phần chính của phân hỗn hợp nitrophotka là 
 A. NH4Cl, Ca(H2PO4)2 và KCl. B. NH4NO3, Ca(H2PO4)2 và KNO3. 
 C. (NH4)2HPO4 và KNO3. D. NH4H2PO4 và KCl. 
Câu 27: Cho 13,44 m
3
 khí NH3 (đktc) tác dụng với 49 kg H3PO4. Thành phần khối lượng của amophot thu 
được là 
 A. NH4H2PO4: 60 kg (NH4)2HPO4: 13,2 kg. 
 B. NH4H2PO4: 36 kg, (NH4)2HPO4: 13,2 kg, (NH4)3PO4: 10 kg. 
 C. NH4H2PO4: 13,2 kg, (NH4)2HPO4: 20 kg, (NH4)3PO4: 26 kg . 
 D. kết quả khác. 
Câu 28: Khi cho khí NH3 tác dụng vừa đủ với 1,96 tấn axit photphoric khan theo tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 
2. Khối lượng phân amophot thu được là 
 A. 24,7 tấn. B. 2,47 tấn. C. 1,15 tấn. D. 1,32 tấn. 
Câu 29: Một loại phân bón amophot là hỗn hợp muối có thành phần: số mol NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 
là 1:1. Để điều chế loại phân bón này từ 6000 mol H3PO4 người ta cần dùng lượng NH3 có thể tích đo ở 
đktc là 
 A. 201,6 m
3
.
B. 153 m
3
.
C. 20,6 m
3
.
D. 32,5 m
3
. 
Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc 
 Nguồn: Hocmai.vn 

File đính kèm:

  • pdfBai_8._Ly_thuyet_ve_Phan_bon_hoa_hoc.pdf
  • pdfBai_8._Bai_tap_Ly_thuyet_ve_Phan_bon_hoa_hoc.pdf
  • pdfBai_8._Dap_an_Ly_thuyet_ve_Phan_bon_hoa_hoc.pdf