Chuyên đề 5: Một số kiến thức cơ sở của hóa học vô cơ - Bài 4: Liên kết hóa học (Phần 1)

Các kiểu lai hoá thường gặp.

a) Lai hoá sp3.

Đó là kiểu lai hoá giữa 1 obitan s với 3 obitan p tạo thành 4 obitan lai hoá q định hướng từ tâmđến 4 đỉnh

của tứ diện đều, các trục đối xứng của chúng tạo với nhau những góc bằng 109o28'. Kiểu lai hoá sp3

đượcgặp trong các nguyên tử O, N, C nằm trong phân tử H2O, NH3, NH4+, CH4,

b) Lai hoá sp2.

Đó là kiểu lai hoá giữa 1 obitan s và 2obitan p tạo thành 3 obitan lai hoá q định hướng từ tâmđến 3 đỉnh

của tam giác đều. Lai hoá sp2 được gặp trong các phân tử BCl3, C2H4,

c) Lai hoá sp.

Đó là kiểu lai hoá giữa 1 obitan s và 1 obitan p tạo ra 2 obitan lai hoá q định hướng thẳng hàngvới nhau.

Lai hoá sp được gặp trong các phân tử BCl2, C2H2,

pdf4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 5: Một số kiến thức cơ sở của hóa học vô cơ - Bài 4: Liên kết hóa học (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Liên kết hóa học 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - 
I. VÌ SAO CÁC NGUYÊN TỬ LẠI LIÊN KẾT VỚI NHAU ? Người ta biết rằng trong tự nhiên các 
nguyên tử khí hiếm đều tồn tại ở trạng thái tự do còn nguyên tử của các nguyên tố khác như hiđro, clo 
v.v... lại liên kết với nhau tạo thành phân tử. Sở dĩ như vậy vì các nguyên tử khí hiếm có lớp electron ngoài 
cùng bền vững (2 electron đối với heli, 8 electron đối với các khí hiếm khác). Nguyên tử hiđro chỉ có 1 
electron lớp ngoài cùng, cấu trúc này không bền bằngcấu trúc electron của heli là khí hiếm gần nó nhất. 
Nguyên tử clo có 7 electron ngoài cùng, không bền bằng cấu trúc electron của khí hiếm neon gần nó nhất. 
Vì vậy các nguyên tử liên kết với nhau để đạt tới cấu trúc electron của khí hiếm bền hơn cấu trúc electron 
của từng nguyên tử đứng riêng rẽ. 
II. CÁC LOẠI LIÊN KẾT 
1. Liên kết cộng hoá trị 
a. Đặc điểm. 
 Liên kết cộng hoá trị được tạo thành do các nguyên tử có độ âm điện bằng nhau hoặc khác nhau không 
nhiều góp chung với nhau các e hoá trị tạo thành các cặp e liên kết chuyển động trong cùng 1 obitan (xung 
quanh cả 2 hạt nhân) gọi là obitan phân tử. Dựa vào vị trí của các cặp e liên kết trong phân tử, người ta 
chia thành : Liên kết cộng hoá trị không cực. 
- Tạo thành từ 2 nguyên tử của cùng một nguyên tố. Ví dụ : H : H, Cl : Cl. 
- Cặp e liên kết không bị lệch về phía nguyên tử nào. 
- Hoá trị của các nguyên tố được tính bằng số cặp e dùng chung. Liên kết cộng hoá trị có cực. 
- Tạo thành từ các nguyên tử có độ âm điện khác nhau không nhiều. Ví dụ : H : Cl. 
- Cặp e liên kết bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. 
- Hoá trị của các nguyên tố trong liên kết cộng hoá trị có cực được tính bằng số cặp e dùng chung. Nguyên 
tố có độ âm điện lớn có hoá trị âm, nguyên tố kia hoá trị dương. Ví dụ, trong HCl, clo hoá trị 1-, hiđro hoá 
trị 1+. 
b. Liên kết cho - nhận (còn gọi là liên kết phối trí). 
 Đó là loại liên kết cộng hoá trị mà cặp e dùng chung chỉ do 1 nguyên tố cung cấp và được gọi là nguyên 
tố choe. Nguyên tố kia có obitan trống (obitan không có e) được gọi là nguyên tố nhận e. Liên kết cho - 
nhận được ký hiệubằng mũi tên ( ) có chiều từ chất cho sang chất nhận. 
 Ví dụ quá trình hình thành ion NH4
+
 (từ NH3 và H
+
) có bản chất liên kết cho - nhận. 
 Sau khi liên kết cho - nhận hình thành thì 4 liên kết N - H hoàn toàn như nhau. Do đó, ta có thể viết 
CTCT vàCTE của NH4
+
 như sau: 
CTCT và CTE của HNO3: 
LIÊN KẾT HÓA HỌC 
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG) 
Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC 
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng “Liên kết hóa học (Phần 1)” thuộc Khóa học LTĐH 
KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần “Liên kết 
hóa học”, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này. 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Liên kết hóa học 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - 
Điều kiện để tạo thành liên kết cho - nhận giữa 2 nguyên tố A B là: nguyên tố A có đủ 8e lớp ngoài, trong 
đó có cặp e tự do(chưa tham gia liên kết) và nguyên tố B phải có obitan trống. 
c. Liên kết σ và liên kết π. 
 Về bản chất chúng là những liên kết cộng hoá trị. 
a) Liên kết σ. 
 Được hình thành do sự xen phủ 2 obitan (của 2e tham gia liên kết) dọc theo trục liên kết. Tuỳ theo loại 
obitan tham gia liên kết là obitan s hay p ta có các loại liên kết σ kiểu s-s, s-p, p-p: Obitan liên kết σ có tính 
đối xứng trục, với trục đối xứng là trục nối hai hạt nhân nguyên tử. 
 Nếu giữa 2 nguyên tử chỉ hình thành một mối liên kết đơn thì đó là liên kết σ. Khi đó, do tính đối xứng 
củaobitan liên kết σ, hai nguyên tử có thể quay quanh trục liên kết. 
b) Liên kết π. 
 Được hình thành do sự xen phủ giữa các obitan p ở hai bên trục liên kết. Khi giữa 2 nguyên tử hình 
thành liên kết bội thì có 1 liên kết σ, còn lại là liên kết π. Ví dụ trong liên kết 3 sẽ gồm 1 liên kết d (bền 
nhất) và 2 liên kết π (kém bền hơn). Liên kết π không có tính đối xứng trục nên 2 nguyên tử tham gia liên 
kết không có khả năng quay tự do quanh trục liên kết. Đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng đồng phân cis-
trans của các hợp chất hữu cơ có nối đôi. 
d. Sự lai hoá các obitan. 
 - Khi giải thích khả năng hình thành nhiều loại hoá trị của một nguyên tố (như của Fe, Cl, C) ta 
không thểcăn cứ vào số e độc thân hoặc số e lớp ngoài cùng mà phải dùng khái niệm mới gọi là "sự lai hoá 
obitan". Lấy nguyên tử C làm ví dụ: Cấu hình e của C (Z = 6). 
 Nếu dựa vào số e độc thân: C có hoá trị II. Trong thực tế, C có hoá trị IV trong các hợp chất hữu cơ. 
Điều này được giải thích là do sự "lai hoá" obitan 2s với 3 obitan 2p tạo thành 4 obitan q mới (obitan lai 
hoá) có năng lượng đồng nhất. Khi đó 4e (2e của obitan 2s và 2ecủa obitan 2p)chuyển động trên 4 obitan 
lai hoá q và tham gia liên kết làm cho cacbon có hoá trị IV. Sau khi lai hoá,cấu hình e của C có dạng: 
Các kiểu lai hoá thường gặp. 
a) Lai hoá sp
3
. 
Đó là kiểu lai hoá giữa 1 obitan s với 3 obitan p tạo thành 4 obitan lai hoá q định hướng từ tâmđến 4 đỉnh 
của tứ diện đều, các trục đối xứng của chúng tạo với nhau những góc bằng 109o28'. Kiểu lai hoá sp3 
đượcgặp trong các nguyên tử O, N, C nằm trong phân tử H2O, NH3, NH4
+, CH4, 
b) Lai hoá sp
2
. 
Đó là kiểu lai hoá giữa 1 obitan s và 2obitan p tạo thành 3 obitan lai hoá q định hướng từ tâmđến 3 đỉnh 
của tam giác đều. Lai hoá sp2 được gặp trong các phân tử BCl3, C2H4, 
c) Lai hoá sp. 
Đó là kiểu lai hoá giữa 1 obitan s và 1 obitan p tạo ra 2 obitan lai hoá q định hướng thẳng hàngvới nhau. 
Lai hoá sp được gặp trong các phân tử BCl2, C2H2, 
2. Liên kết ion 
 Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử có độ âm điện khác nhau nhiều (Dc ³ 1,7). Khi đó 
nguyên tố có độ âm điện lớn (các phi kim điển hình) thu e của nguyên tử có độ âm điện nhỏ (các kim loại 
điển hình) tạo thànhcác ion ngược dấu. Các ion này hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo thành phân tử. Ví 
dụ : 
 Liên kết ion có đặc điểm: Không bão hoà, không định hướng, do đó hợp chất ion tạo thành những mạng 
lướiion. Liên kết ion còn tạo thành trong phản ứng trao đổi ion. Ví dụ, khi trộn dung dịch CaCl2 với dung 
dịch Na2CO3tạo ra kết tủa CaCO3: 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Liên kết hóa học 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - 
3. Liên kết hiđro 
Liên kết hiđro là mối liên kết phụ (hay mối liên kết thứ 2) của nguyên tử H với nguyên tử có độ âm điện 
lớn(như F, O, N). Tức là nguyên tử hiđro linh động bị hút bởi cặp e chưa liên kết của nguyên tử có độ 
âm điện lớnhơn. Liên kết hiđro được ký hiệu bằng 3 dấu chấm (  ) và không tính hoá trị cũng như số oxi 
hoá. Liên kết hiđro được hình thành giữa các phân tử cùng loại. Ví dụ: Giữa các phân tử H2O, HF, rượu, 
axit 
hoặc giữa các phân tử khác loại. Ví dụ: Giữa các phân tử rượu hay axit với H2O: 
hoặc trong một phân tử (liên kết hiđro nội phân tử). Ví dụ : 
Do có liên kết hiđro tạo thành trong dung dịch nên: 
+ Tính axit của HF giảm đi nhiều (so với HBr, HCl). 
+ Nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của rượu và axit hữu cơ tăng lên rõ rệt so với các hợp chất có KLPT 
tương đương. 
III. CÁC LOẠI TINH THỂ 
1. Tinh thể nguyên tử 
Ta lấy tinh thể kim cương làm ví dụ : Nguyên tử cacbon có electron ngoài cùng. Trong tinh thể kim 
cương,mỗi nguyên tử cacbon liên kết với 4 nguyên tử cacbon lân cận gần nhất bằng 4 cặp electron chung. 
Các nguyên tửcacbon này nằm trên 4 đỉnh của một tứ diện đều. Mỗi nguyên tử cacbon ở đỉnh lại liên kết 
với 4 nguyên tử cacbonkhác. 
1 Nguyên tử C ở tâm và 4 nguyên tử C 
 khác ở 4 đỉnh của hình tứ diện đều 
 Lực liên kết cộng hoá trị rất lớn, vì vậy các tinh thể nguyên tử đều bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, 
khóbay hơi. Kim cương, thạch anh... là những tinh thể nguyên tử. Kim cương cứng nhất trong các chất. 
2. Tinh thể phân tử 
Ta lấy tinh thể nước đá làm ví dụ : Trong tinh thể nước đá, mỗi phân tử nước có 4 phân tử nước lân cận 
gầnnhất nằm trên 4 đỉnh của một tứ diện đều. Mỗi phân tử nước ở đỉnh lại có 4 phân tử lân cận nằm ở 4 
đỉnh của một tứdiện đều khác và cứ tiếp tục như vậy. 
Mạng tinh thể kim cương (mỗi nguyêntử cacbon có 
4 nguyên tử lân cận gần nhất) 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Liên kết hóa học 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - 
Tinh thể nước đá. Trong tinh thể nước đá, mỗi phân tử nước là 1 đơn vị cấu trúc 
Trong tinh thể nước đá, các phân tử liên kết với nhau bằng liên kết giữa các phân tử. Vì lực hút giữa các 
phân tử yếu hơn nhiều so với lực liên kết cộng hoá trị và lực hút tĩnh điện giữa các ion nên nước đá dễ 
nóng chảy, dễ bayhơi. Ở 00C nước đá đã bị phân huỷ một phần. Các phân tử nước dịch chuyển lại gần 
nhau làm cho tỉ khối của nước (lỏng) lớn hơn nước đá, vì vậy nước đá nổi lên mặt nước lỏng. Đây là đặc 
điểm cấu tạo tinh thể nước đá. 
Các tinh thể naphtalen (băng phiến), iot, tuyết cacbonic CO2 v.v... là những tinh thể phân tử, chúng cũng 
dễ bịnóng chảy, bay hơi. Ngay ở nhiệt độ thường, một phần tinh thể naphtalen và iot đã bị phân huỷ. Các 
phân tử tách rờikhỏi mạng tinh thể và khuyếch tán vào không khí làm cho ta dễ nhận ra mùi của chúng. 
Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập. 
3. Tinh thể ion 
Ta lấy tinh thể NaCl làm ví dụ 
Tinh thể natri clorua NaCl Trong tinh thể NaCl, các ion Na+ và Clˉ được phân bố luân phiên đều đặn trên 
các đỉnh của một hình lập phương. Xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất. Vì lực hút tĩnh 
điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn,khó bay hơi, 
khó nóng chảy. Ví dụ nhiệt độ nóng chảy của muối ăn NaCl là 8000C. Dung dịch các hợp chất ion hoá tan 
trong nước và các hợp chất ion nóng chảy đều dẫn điện vì các ion (lànhững phần tử mang điện) khi đó có 
thể chuyển động tự do. 
4. Tinh thể kim loại 
Trong số 109 nguyên tố đã biết thì có hơn 80 nguyên tố là kim loại. 
Tinh thể sắt. Mỗi nguyên tử ở tâm (lập phương) có 8 nguyên tử lân cận gần nhất ở 8 đỉnh của hình lập 
phương Trừ thuỷ ngân, tất cả các kim loại đều là chất rắn ở nhiệt độ thường và đều có cấu tạo tinh thể như 
hình trên.Liên kết giữa các nguyên tử kim loại trong tinh thể là liên kết kim loại (sẽ học trong chương trình 
hoá học lớp 12). Những tính chất đặc trưng của kim loại như tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ dát mỏng, kéo dài 
v.v... là do liên kếtkim loại quyết định. Liên kết kim loại khá vững chắc nên các kim loại đều khó nóng 
chảy, khó bay hơi. 
Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc 
 Nguồn: Hocmai.vn 

File đính kèm:

  • pdfBai_4._Lien_ket_hoa_hoc_V1.pdf
  • pdfBai_4._Bai_tap_Lien_ket_hoa_hoc_V1.pdf
  • pdfBai_4._Dap_an_Bai_tap_Lien_ket_hoa_hoc_v1.pdf