Chuyên đề 1: Biện pháp so sánh

 Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ.giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn

Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun

 - Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới

 

doc12 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 6497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 1: Biện pháp so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ví dụ: Anh ấy chăm chỉ bao nhiêu thì nó lười biếng bấy nhiêu 
 3)Thực hành
 3.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có hình ảnh so sánh
 * Một số hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ so sánh
 a) Trăng hồng như quả chín
 Lửng lơ lên trước nhà
 (Trăng ơi ...từ đâu đến? – Trần Đăng Khoa)
 b) “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
 (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) 
 c) “ Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
 Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”
 (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)
 d) Trong veo như ánh mắt
 Bờ tre xanh im mát
 Mươn mướt đôi hàng mi...
 Như bầy trâu lim dim...
 ( Bè xuôi sông La – Trúc Thông)
 e)« Cánh hoa rụng trắng gốc cây, rụng trắng vườn. Cam đã kết trái.Lúc đầu chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàng... » 
 (Trích Những bài văn hay lớp 4)
 g) Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám cuồng con lại húc húc vào mạn
thuyền mẹ như đòi bí tí 
 Võ Quảng
h)Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan
 Hồ Chí Minh
 3.2)Thực hành một số bài tập:
 * Dạng 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của “tín hiệu” ấy
 - Bài tập ví dụ: Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn sau, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Dựa vào dấu hiệu chung nào? So sánh bằng từ gì? 
 a) Quyển vở này mở ra
 Bao nhiêu trang giấy trắng
Từng dòng kẻ ngay ngắn
Như chúng em xếp hàng
 Quang Huy
 b) Khi mặt trời lên tỏ
 Nước xanh chuyển màu hồng
 Cờ trên tàu như lửa
 Sáng bừng cả mặt sông
 Nguyễn Hồng Kiên
 c)Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót. 
 Bùi Hiển
	Khổ thơ, đoạn văn
Hai sự vật được so sánh với nhau
Dấu hiệu chung để so sánh
Từ dùng chỉ sự so sánh
a
cờ - lửa
đều có màu đỏ
như
b
dòng kẻ - em(xếp hàng)
đều ngay ngắn
như
c
mảnh buồm – con chim
hình dáng giống nhau
như
 Bài tập 3: Trong bài “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy có viết: 
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu, tre gần nhau hơn
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”
 Trong đoạn thơ trên,tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre? Cách nói đó hay ở chỗ nào?
 * Dạng 2: Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có hình ảnh so sánh :
 1) Vài đám mây trắng đủng đỉnh bay .....những chiếc thuyền buồm khoan thai lướt trên mặt biển
 2) Con thuyền bơi trong sương....bơi trong mây.
 3) Lá cọ xòe ra nhiều phiến nhọn dài...... rừng tay vẫy vẫy. 
 4) - Ánh mắt dịu hiền của mẹ ...... ngọn lửa sưởi ấm cả đời con.
 * Dạng 3: Viết lại câu văn sau cho sinh động bằng cách sử dụng biện pháp so sánh:
 1) Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa
 -> Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ như một bó đuốc khổng lồ
 2) Bé có đôi mắt đen tròn, hai má ửng đỏ.
 -> Bé có đôi mắt đen tròn như hạt nhãn, hai má ửng hồng như trái đào chín
 3) Sau trận ốm, nó rất gầy
 ->Sau trận ốm, tay chân nó khẳng khiu như que củi, người gầy đét như con cá mắm.
 * Dạng 4:Tập viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh
 Ví dụ: Hãy viết một đọn văn miêu tả trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân so sánh
VD về bài văn tả cây bút :
   «  Cây bút dài gần bằng một gang tay của em. Thân bút tròn nhỏ, thon thon như ngón tay út của mẹ. Mũi bút nhọn có hạt bi tròn như hạt cát. Nhờ hạt bi ấy mà chữ em đều và đẹp như in. Em rất thích cây bút này. Em sẽ gữi gìn cẩn thận để dùng được lâu hơn. »
 VD về bài văn tả cây chuối:
: « Hoa chuối cong cong mềm mại,thuôn dài như búp măng màu tím hồng.Rồi theo dòng thời gian, chiếc hoa chuối ấy nở thành những nải chuối con, những quả chuối trên mỗi nải to tròn, màu ngọc thạch xếp thành hai hàng uốn cong cong chỉ lên trời. Qủa nào cũng có một mẫu núm đen như đội chiếc mũ bảo hiểm tí hon.Dưới nắng xuân, buồng chuối sáng ngời lên, trông rất ngon lành và đẹp mắt.
***Tiếp theo: Chuyên đề 2: Biện pháp nhân hóa 
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC 
CHO HS TIỂU HỌC
Chuyên đề 2: Biện pháp điệp từ - Điệp ngữ
II. Biện pháp điệp từ ngữ :
 1. Thế nào là điệp ngữ?
 Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ, một bài văn
 2. Các hình thức điệp ngữ
 a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh
 VD: Trong bài Sắc màu em yêu , cụm từ “Em yêu” được lặp đi lặp lại ở tất cả các dòng đầu của các khổ thơ. Việc lặp đi lặp lại đó có tác dụng nhấn mạnh tình yêu của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước. Đó là những sự vật hiện tượng thân thiết xunh quanh bạn nhỏ
 b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê
 VD: Hạt gạo làng ta
 Có vị phù sa
 Của sông Kinh Thầy
 Có hương sen thơm
 Trong hồ nước đầy
 Có lời mẹ hát....
 Có bão tháng bẩy
 Có mưa tháng ba 
(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
 Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: Để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai lẫn đạn bom
 c) Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định
 VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực... 
 Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể...
 3) Thực hành 
 3.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có dùng điệp ngữ
 * Một số ví dụ tiêu biểu:
 a) Nếu chúng mình có phép lạ
 ...........................................
 Tha hồ hái chén ngọt lành
 Nếu chúng mình có phép lạ
 ...........................................
 Đứa thì ngồi lái máy bay
 Nếu chúng mình có phép lạ
 ...........................................
 Mãi mãi không còn mùa đông.
 ( Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải)
 b) Về thăm nhà Bác làng Sen
 Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
 Có con bướm trắng lượn vòng
 Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời
 ( Về thăm nhà Bác – Nguyễn Đức Mậu)
 c) Ai dậy sớm
 Đi ra đồng
 Có vừng đông
 Đang chờ đón
 Ai dậy sớm
 Chạy lên đồi
 Cả đất trời
 Đang chờ đón....
3.2)Thực hành làm một số bài tập 
 * Dạng 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của “tín hiệu” ấy
 - Bài tập ví dụ: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)
a) Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.....
 (Nhớ Việt Bắc – Tố Hữu)
 b) Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bôn hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
 (Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách) 
c) Người ta đi cấy lấy công 
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng
 (Đi cấy – Ca dao)
 - > Sau đây là kết quả bài làm của một số em
 a) Trong đoạn thơ đó, tác giả đã sử dụng điệp ngữ: Nhớ, Người. Những điệp ngữ đó có tác dụng gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu đồng thời gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – Nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng
 b) Tả cảnh đẹp của Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách có viết: “Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu........hiếm quí.” “ Thoắt cái” là từ chỉ thời gian. Việc lặp lại từ này tới ba lần trong đoạn văn có tác dụng gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng và nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian. Du khách đến Sa Pa không những được tận hưởng cảnh đẹp nên thơ mà còn được chứng kiến sự biến đổi huyền ảo của thời tiết ở đó.
 c) Trong bài ca dao đó, điệp ngữ trông có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa sâu sắc: người đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết quả tốt và bản thân được yên lòng. 
 * Dạng 2 : Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng điệp ngữ :
 a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh:..........rất non tơ của đồng lúa,..........thật đậm đà của bãi ngô,..........đến mượt mà của thảm cỏ.
 b) Hoa hồng ......gần, hoa huệ .......xa, hoa nhài......đây đó. hương thơm tỏa lan khắp vườn.
 * Dạng 3 : Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:
 a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi.
 - > Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả lũy tre thân mật làng tôi.
 b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá!
 - > Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá, đẹp đến mê hồn!
 c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
 - > Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, tình thương của mẹ, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
 * Dạng 4:Tập viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ
 - Ví dụ: Hãy viết một đọn văn miêu tả trong đó có sử dụng điệp ngữ
 + Đoạn văn tả cây ăn quả:
 “ Cứ cuối năm, gần đến dịp nghỉ hè em lại trông ngày, trông đêm, trông cho thời gian trôi thật nhanh...để được về quê ngoại ăn quả chín trong vườn của bà. »
 + Đoạn văn nói về tình cảm bạn bè : 
 « Cái ngày ấy bây giờ đã lùi xa, nhưng em vẫn nhớ, nhớ lắm, nhớ da diết, nhớ không nguôi hình ảnh cô bạn nhỏ nhắn, sáng nào cũng cùng em cắp sách tung tăng tới trường. »
 ***Tiếp theo: Chuyên đề 3: Biện pháp nhân hóa
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Chuyên đề 3 : Biện pháp nhân hóa
III/Biện pháp nhân hóa 
 1) Thế nào là nhân hóa ?
 Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ...giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn
Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun
 - Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới
 2) Các hình thức nhân hóa
 a) Nhân hóa để tả hình dáng
 - VD : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai
 b) Nhân hóa để tả hoạt động
 - VD : 
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
 c) Nhân hóa để tả tâm trạng
 - VD : Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lài trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.
 d) Nhân hóa để tả tính cách
 - VD : 
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
( Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo)
 3) Thực hành 
 3.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa
 Khi đã hiểu rõ về biện pháp tu từ nhân hóa rồi , HS dễ dàng tìm được những câu văn, câu thơ có sử dụng nhân hóa, GV sẽ cho HS thi tìm những câu thơ, câu văn , đoạn văn, khổ thơ có sử dụng biện pháp đó:
 * Một số ví dụ tiêu biểu:
a) Bé ngủ ngon quá
 Đẫy cả giấc trưa
 Cái võng thương bé
 Thức hoài đưa đưa
 ĐịnhHải
b) ...Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
 Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
 Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
 Người mua bán ra vào đầy cổng chợ
 Đoàn Văn Cừ
c) Cái trống trường em
 Mùa hè cũng nghỉ
 Suốt ba tháng liền
 Trống nằm ngẫm nghĩ
 Thanh Hào	
3.2)Thực hành làm một số bài tập 
 * Dạng 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của “tín hiệu” ấy
 - Bài tập ví dụ:
Bài 1: Trong đoạn văn dưới đây, sự vật nào đã được nhân hóa? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó? Biện pháp nhân hóa đó đã góp phần nhấn mạnh được điều gì?
 “ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn trên các nhánh lá, mầm non. Và, cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt...”
Nguyễn Thị Như Trang
Bài 2: Đọc bài thơ dưới đây, em hãy cho biết: nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả đã giúp em cảm nhận được những nét gì đáng yêu ở chú bò? Đó cũng chính là những nét đáng yêu của ai?
Chú bò tìm bạn
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào “Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!”
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò cười toét miệng
Bóng bò, Chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò...” tìm gọi mãi.
Phạm Hổ
Bài 3: Đọc mẩu chuyện sau:
Búp bê và Dế Mèn
 Búp bê làm việc rất nhiều việc: quét nhàm rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, búp bê bỗng nghe tiếng hát.
 Búp bê hỏi:
Ai hát đáy? 
 Có tiếng trả lời: 
Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn bận rộn, vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.
 Búp bê nói: 
Cám ơn bạn. Tiếng hát của bạn đã làm tôi hết mệt.
 Nguyễn Kiên
Trả lời câu hỏi:
Tác giả dùng biện pháp nhân hóa để nói về điều gì ở Búp Bê và Dế Mèn?
Theo em, nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả đã giúp cho người đọc dễ dàng cảm nhận được ý nghĩa gì?
> Những ý chính HS cần nắm được sau khi làm xong những bài tập trên:
Bài 1:
 - Trong đoạn văn đó, sự vật được nhân hóa là: Mặt đất
 - Những từ ngữ giúp chúng ta nhận ra điều đó: kiệt sức, bừng thức dậy, âu yếmđón, cần mẫn, trả nghĩa.
 - Biện pháp nhân hóa đã góp phần nhấn mạnh được giá trị to lớn và đẹp đẽ của những cơn mưa mùa xuân đầy sức sống.
Bài 2: 
Nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả giúp ta cảm nhận được những nét đáng yêu ở chú bò: rất thích có bạn bè, rất hồn nhiên và ngây thơ
Đó cũng là những nét đáng yêu của các em nhỏ ở lứa tuổi thiếu nhi.
Bài 3: 
Tác giả dùng biện pháp nhân hóa để nói về sự chăm chỉ làm việc của Búp Bê và sự quan tâm đến bạn bè của Dế Mèn.
Nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả giúp cho người đọc dễ dàng cảm nhận được ý nghĩa: ai lao động chăm chỉ, người đó sẽ có được niềm vui và tình bạn đáng quí.
 * Dạng 2 : Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, dấu hiệu của con người, điền vào chỗ trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa.
 a) Vầng trăng.....................................................................................................
 -> Vầng trăng hiền dịu.
 b) Mặt trời.........................................................................................................
 - >Mặt trời nấp sau bụi tre.
 c) Bông hoa.......................................................................................................
 - > Bông hoa thì thầm tỏa hương.
 d) Chiếc bảng đen..............................................................................................
 - > Chiếc bảng đen nhòe nhoẹt nước mắt.
 e) Cổng trường...................................................................................................
 - > Cổng trường dang tay đón chúng em. 
 * Dạng 3 : Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm.
 a) Những bông hoa nở trong nắng sớm
 - > Những bông hoa tươi cười trong nắng sớm
 b) Mấy con chim đang hót ríu rít trên vòm cây.
 - > Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên vòm cây.
 c) Mùa xuân, sân trường mướt xanh màu lá.
 - > Mùa xuân, sân trường khoác chiếc áo mướt xanh màu lá.
 d) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh.
 - > Những chị gió nhón chân đi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh.
 * Dạng 4:Tập viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa
 Một số câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa
 “...Những buổi chiều, con đường làng em như chìm trong giấc ngủ. Hàng cây đứng yên cho con đường yên giấc...”
 ( Trích bài Tả con đường làng)
 “.... Chú chó nhà em rất đáng yêu. Nó đỏng đảnh lắm. Cái đuôi cong cong vẻ làm duyên. Khi ăn cơm phải gọi nhẹ nhàng nó mới ăn. Nó ăn từ tốn và rất khảnh ăn. Ăn xong nó lăn ra ngủ trông hiền lành lắm.Có hôm, em cho gà ăn trước nó, chú ta liền đuổi bọn gà bạt mạng và dỗi không thèm ăn nữa!
(Trích bài Tả con vật đáng yêu)
 -“ ...Bông thì lồ lộ phô trương sự đằm thắm , xòe rộng bộ váy của mình, khoe cả nhị vàng thơm ngát. Bông thì mỉm cười, duyên dáng, e lệ dưới tán lá. Những bông trẻ hơn, khỏe hơn thì tua tủa, gọn gàng đứng ngay ngắn bên hoa mẹ...” 
(Trích bài Tả cây hoa hồng)
***Tiếp theo: Phần 4: Biện pháp đảo ngữ
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC 
CHO HS TIỂU HỌC
Chuyên đề 4: Biện pháp đảo ngữ
IV/Biện pháp đảo ngữ
 1)Thế nào là đảo ngữ?
 Đảo ngữ là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt
 Ví dụ :
Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay...
 (Nguyễn Đức Mậu)
 (Dòng 2 đảo VN lên trước góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ : Sự lao động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng cảm phục).
 2) Thực hành 
 2.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ
 * Một số ví dụ tiêu biểu:
a) Trong xanh ánh mắt
 Trong vắt nhãn lồng
 Chim ăn nhãn ngọt
 Bồi hồi nhớ ông
 Trần Kim Dũng 
b) Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương
 Tô Hùng
 c)Đằng xa trong mưa mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh
3.2)Thực hành làm một số bài tập 
 * Dạng 1 : Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của “tín hiệu” ấy
 - Bài tập ví dụ:
 Hãy tìm những từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ, câu văn dưới đây và nêu tác dụng gợi tả, gợi cảm, nhấn mạnh của chúng:
	a)	Dừng chân nghỉ lại Nha Trang
Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.
Xanh xanh mặt biển da trời
Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên.
 Sóng Hồng
 - > Đảo vị tri của vị ngữ .Những từ : hiu hiu (gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác dễ chịu của tác giả); xanh xanh ( gợi màu sắc của biển và cảm xúc lạ trước thiên nhiên tươi đẹp) 
 b) Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay
 Nguyễn Đức Mậu
 - > Đảo vị trí của vị ngữ góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ : Sự lao động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng cảm phục).
 c) Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm bỏ mặc, đã lớn cao tới bụng người; một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới.
 Ma Văn Kháng
 - > Đảo vị trí của trạng ngữ góp phần nhấn mạnh sự phát triển rất nhanh của thảo quả.
 * Dạng 2 : Đảo ngược vị trí hai bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ) của từng câu dưới đây để nhấn mạnh ý cần miêu tả.
 a) Một thế giới ban trắng trời, trắng núi.
 - > Trắng trời, trắng núi một thế giới ban 
 b) Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao.
 - > Đáng yêu biết bao dòng sông quê tôi
 c) Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa
 - > Tung tăng trên đồng lúa những cánh cò trắng muốt 
 * Dạng 3 : Hãy sử dụng biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm.
 a) Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ
 - > Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.
 b) Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thiết tha dịu dàng
 - > Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc trên không một vầng trăng, thiết tha dịu dàng một giọng hò mái đẩy. 
 c) Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.
 - > Vây quanh em một biển lúa vàng, thoang thoảng đâu đây hương lúa chín
 - > Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên vòm cây.
 * Dạng 4:Tập viết câu văn có sử dụng biện pháp đảo ngữ
 Những kiến thức thu được sau khi học 

File đính kèm:

  • doccam thu van hoc.doc