Chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình Vật lí lớp 7

 Mô tả được hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát, chẳng hạn như:

 - Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ (các mẩu giấy, quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ).

 - Sau khi dùng mảnh len cọ xát mảnh phim nhựa nhiều lần có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện khi chạm bút thử điện vào tấm tôn đặt trên mặt mảnh phim nhựa.

 

doc29 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình Vật lí lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hơi (nồi nằm trong bếp mặt trời) của nhà máy điện Mặt Trời hay có thể làm gương trang điểm cho các diễn viên,...
Chương 2: ÂM HỌC
I. CKTKN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ 
1. Nguồn âm
Kiến thức
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Nêu được nguồn âm là một vật dao động.
Kĩ năng
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.
2. Độ cao, độ to của âm
Kiến thức
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.
3. Môi trường truyền âm
Kiến thức
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
Ở lớp 7, chân không được hiểu là khoảng không gian không có hơi hoặc khí.
4. Phản xạ âm. Tiếng vang
Kiến thức
- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
Kĩ năng
- Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
5. Chống ô nhiễm do tiếng ồn
Kiến thức
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
Kĩ năng
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
9. NGUỒN ÂM
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: 
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp
- Nêu được nguồn âm là vật dao động
[Nhận biết]
· Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Những nguồn âm thường gặp là cột khí trong ống sáo, mặt trống, sợi dây đàn, loa,... khi chúng dao động.
· Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
 Các dao động có tần số nhỏ hơn 20Hz (hạ âm) và lớn hơn 20.000 Hz (siêu âm) phát ra sóng âm mà tai người bình thường không thể nghe được. Do vậy SGK không đưa ra kết luận "Dao động là nguồn gốc của âm" mà chỉ đưa ra kết luận "Các vật phát ra âm đều dao động".
3
Kĩ năng: Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,...
[Vận dụng]
 Bằng quan sát và thực hành để phát hiện ra được bộ phận dao động phát ra âm: trong trống là mặt trống dao động; kẻng là thân kẻng dao động; ống sáo là cột không khí trong ống sáo dao động ; âm thoa là âm thoa dao động, ...
10. ĐỘ CAO CỦA ÂM
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
 [Nhận biết]
· Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
· Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
· Tần số dao động của vật lớn thì âm phát ra cao, gọi là âm cao hay âm bổng. Ngược lại, tần số dao động của vật nhỏ, thì âm phát ra thấp gọi là âm thấp hay âm trầm. 
Lưu ý: Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm. Tần số âm là một đặc tính vật lí cho biết số dao động của nguồn âm trong 1 giây. Đơn vị tần số là Héc (Hz). Tần số âm lớn thì âm phát ra bổng. Tần số âm nhỏ thì phát ra âm trầm. Những âm có độ cao xác định được gọi là nhạc âm. Tai ta có thể nghe được những âm có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz.
2
Kiến thức: Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
[Thông hiểu]. 
 Nêu được ví dụ về âm trầm, âm bổng là do tần số dao động của vật, ví dụ như: Khi dây đàn căng, nếu ta gảy thì tần số dao động của dây đàn lớn, âm phát ra cao. Khi dây đàn trùng, nếu ta gảy thì tần số dao động của dây đàn nhỏ, âm phát ra trầm.
11. ĐỘ TO CỦA ÂM
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. 
 [Nhận biết]
· Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. 
· Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng to.
· Đơn vị đo độ to của âm là: đêxiben, kí hiệu là dB. 
 Ở lớp 7, không đưa ra khái niệm cường độ âm.
 HS có thể nhận biết dao động mạnh hay yếu thông qua cách tạo ra dao động mạnh hay nhẹ (gẩy mạnh, gẩy nhẹ, gõ mạnh, gõ nhẹ,...) và quan sát trực tiếp biên độ dao động của nguồn phát ra âm.
 HS nhận biết trực tiếp âm to, nhỏ qua các ví dụ từ đó rút ra mối quan hệ giữa độ to của âm với biên độ dao động của nguồn âm.
2
Kiến thức: Nêu được thí dụ về độ to của âm.
[Thông hiểu]. 
 Lấy được ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động. Ví dụ như: Khi gõ trống, nếu ta gõ mạnh, thì biên độ dao động của mặt trống lớn, ta nghe thấy âm to và ngược lại khi ta gõ nhẹ, thì biên độ dao động của mặt trống nhỏ, ta nghe thấy âm nhỏ.
12. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
Kiến thức: 
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
 [Nhận biết]
· Âm truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không. 
· Trong các môi trường khác nhau, âm truyền với vận tốc khác nhau. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
13. PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ. 
[Thông hiểu]. 
 Âm phát ra từ nguồn âm lan truyền trong không khí đến gặp vật chắn, bị phản xạ trở lại, truyền đến tai người nghe. Tai nghe được âm phản xạ gọi là tiếng vang. 
 Có thể mở rộng cho HS biết tính khoảng cách tối thiểu từ nguồn âm tới vật phản xạ âm để nghe được tiếng vang.
2
Kiến thức: Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
[Nhận biết]
· Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt như mặt tường nhẵn, tấm kim loại, mặt gương,...
· Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém như: miếng xốp, tường sần sùi, cây xanh,...
3
Kiến thức: Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
[Thông hiểu]. 
 Một số ứng dụng liên quan đến phản xạ âm, chẳng hạn như:
 - Trong các phòng hòa nhạc, phòng ghi âm,người ta thường dùng tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm âm phản xạ.
 - Trong việc xây dựng các rạp hát, phòng họp,... phải nghiên cứu để tránh tiếng vang lớn quá làm tiếng nói không nghe được rõ. Nhưng nếu phạn xạ âm quá yếu thì cũng không tốt, vì tiếng nói không được khuếch đại đủ mức.
 - Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển.
4
Kĩ năng: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
[Vận dụng]
 Tai ta chỉ nghe thấy tiếng vang khi âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn âm một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. Vì, nếu âm phản xạ và âm phát ra từ nguồn âm cùng truyền tai ta, thì tai ta không phân biệt được tiếng vang và âm phát ra từ nguồn âm. Khi đó, tai ta không nghe được tiếng vang.
14. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: 
 Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
[Thông hiểu]
 Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, ví dụ như tiếng ồn trong các thành phố lớn; tiếng ồn trong các nhà máy khai thác chế biến đá, máy say sát gạo,...
2
Kĩ năng: 
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
[Vận dụng]. 
· Những vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn là các vật xốp, cao su xốp, bông, vải nhung, kính hai lớp, tường bêtông, gạch có lỗ,...
· Ba biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn là:
 - Tác động vào nguồn âm: Giảm độ to của nguồn âm bằng các treo các biển cấm gây tiếng động mạnh. 
 - Phân tán âm trên đường truyền: trồng nhiều cây xanh, xây tường chắn,...
 - Ngăn chặn sự truyền âm: dùng các vật liệu cách âm như xốp, phủ dạ, nhung, cửa kính hai lớp,...
 Trong bệnh viện, người ta thường treo các biển “Đi nhẹ, nói khẽ”; gần bệnh viện thường treo biển “Cấm bóp còi”.
Chương 3: ĐIỆN HỌC
I. CKTKN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ 
1. Hiện tượng nhiễm điện
a) Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
b) Hai loại điện tích
c) Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Kiến thức
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
Kĩ năng
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
Không yêu cầu HS nêu được vật nào mang điện dương, vật nào mang điện âm trong thí nghiệm cọ xát hai vật.
Không yêu cầu giải thích bản chất của hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
Ví dụ: Khi bóc vỏ nhựa bọc miệng chai nước khoáng thì mảnh vỏ nhựa được bóc ra dính vào tay.
2. Dòng điện. Nguồn điện
Kiến thức
- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,...
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.
- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
Kĩ năng
- Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.
3. Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. 
Dòng điện trong kim loại
Kiến thức
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. 
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
 Không yêu cầu HS giải thích êlectron tự do trong kim loại là gì.
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện
Kiến thức
- Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
Kĩ năng
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.
- Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.
- Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
 Mạch điện đơn giản gồm nguồn điện, một bóng đèn, dây dẫn, công tắc.
5. Các tác dụng của dòng điện
Kiến thức
- Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.
- Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.
6. Cường độ dòng điện
Kiến thức
- Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.
Kĩ năng
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện. 
Không yêu cầu phát biểu định nghĩa cường độ dòng điện
7. Hiệu điện thế
a) Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện
b) Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
Kiến thức
- Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
- Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.
- Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
- Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.
Kĩ năng
- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở.
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.
Hiệu điện thế còn được gọi là điện áp.
8. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song
Kiến thức
- Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
- Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
Kĩ năng
- Mắc được hai bóng đèn nối tiếp, song song và vẽ được sơ đồ tương ứng.
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
 Chỉ xét đoạn mạch gồm hai bóng đèn.
9. An toàn khi sử dụng điện
Kiến thức
- Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
Kĩ năng
- Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
II - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
15. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện.
[Nhận biết]
 Có thể làm nhiễm điện một bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện. 
 Không yêu cầu nói các cách khác nhau để nhiễm điện cho một vật.
2
Kiến thức: Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
[Thông hiểu]. 
 Mô tả được hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát, chẳng hạn như:
 - Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ (các mẩu giấy, quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ). 
 - Sau khi dùng mảnh len cọ xát mảnh phim nhựa nhiều lần có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện khi chạm bút thử điện vào tấm tôn đặt trên mặt mảnh phim nhựa.
 Không yêu cầu HS nêu được vật nào mang điện âm, vật nào mang điện dương trong thí nghiệm cọ xát hai vật.
3
Kĩ năng: Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
[Vận dụng] 
 Dựa vào biểu hiện của vật bị nhiễm điện để giải thích được một số hiện tượng trong thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát, chẳng hạn như:
 - Giải thích tại sao khi lau chùi màn hình ti vi bằng khăn bông khô, thì ta vẫn thấy có vụn bông bám vào màn hình ti vi.
 Vì, khi ta lau chùi màn hình ti vi bằng khăn bông khô, thì màn hình ti vi bị nhiễm điện, do đó màn hình tivi hút các vụn bông khô.
 - Giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi.
 Vì, khi cánh quạt quay, cánh quạt cọ xát với không khí, cánh quạt bị nhiễm điện nên hút các hạt bụi bám vào cánh quạt.
16. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH 
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
[Thông hiểu] 
· Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau, chẳng hạn như:
 - Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau;
 - Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.
· Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+). Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau.
 Không yêu cầu HS phải biết hết các trường hợp nhiễm điện do cọ sát thì vật nào mang điện tích dương và vật nào mang điện tích âm. 
2
Kiến thức: Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện.
[Thông hiểu]
 Sơ lược cấu tạo nguyên tử: Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
Lưu ý: 
- Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. 
- Một vật nhiễm điện âm nếu nó nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
17. DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN 
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: 
- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,...
- Nêu được dòng điện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng.
[Nhận biết]. 
· Thí nghiệm: Một mạch điện gồm nguồn điện (pin hoặc acquy), bóng đèn, khóa k và được nối với nhau thành mạch điện.
 - Khi chưa đóng khóa k thì bóng đèn không sáng, không có dòng điện chạy qua đèn. 
 - Khi đóng khóa k, bóng đèn sáng. Vậy, bóng đèn sáng là do có dòng điện chạy qua bóng đèn.
 · Dòng điện chạy qua bóng đèn bút thử điện làm bóng đèn bút thử điện sáng, chạy qua bóng đèn pin làm bóng đèn pin sáng, chạy qua quạt điện làm quạt điện quay,...
· Dòng điện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng.
2
Kiến thức: 
- Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy. 
- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện
[Nhận biết]
· Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện, ví dụ như pin, acquy,...
· Chỉ ra được cực dương và cực âm của các loại nguồn điện khác nhau (pin con thỏ, pin dạng cúc áo, pin dùng cho máy ảnh, ắc quy,...) qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện. 
3
Kĩ năng: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.
[Vận dụng]
 Mắc đúng sơ đồ một mạch điện kín đơn giản gồm một pin, một bóng đèn, một công tắc và dây nối để khi đóng công tắc thì đèn sáng và khi mở công tắc thì đèn tắt.
18 . CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI 
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
[Nhận biết]
· Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
· Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
2
Kiến thức: Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
[Thông hiểu]
· Kim loại, bán dẫn, than chì, các muối và ba zơ nóng chảy, các dung dịch muối, axit, ba zơ,... là các vật liệu dẫn điện.
· Vật liệu dẫn điện thường dùng là dây dẫn bằng đồng, nhôm, chì, hợp kim,...
· Không khí khô, nước tinh khiết về mặt hóa học, thủy tinh, sứ, cao su, nhựa, dầu, tinh thể muối, ê bô nít, hổ phách,... là những vật liệu cách điện.
· Vật liệu cách điện thường dùng là vỏ nhựa, quả sứ, băng dính cách điện,...
3
Kiến thức: Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hư
ớng.
[Nhận biết]. 
 Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.
19. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN 
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nêu được quy ước về chiều dòng điện. 
[Nhận biết]
 Chiều dòng điện là chuyển động của các điện tích dương. Ở mạch ngoài, dòng điện có chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
 HS biết xác định chiều dòng điện sẽ giúp việc mắc đúng ampe kế, vôn kế ở các bài học sau.
2
Kĩ năng: Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được

File đính kèm:

  • docChuan_kien_thuc_ki_nang_vat_li_7_20150725_091638.doc
Giáo án liên quan