Chủ đề tự chọn ngữ văn 7 học kì I

Tiết : 6

TV TỪ HÁN VIỆT (Tiếp theo)

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.

 - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

 - Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.

 - Tác hại của việc lạm dụng Hán Việt

2. Kĩ năng:

 a .Kĩ năng chuyên môn:

 - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.

 - Mở rộng vốn từ Hán Việt.

 b.Kĩ năng sống:

 - Ra quyết định: lựa chon cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân

 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ Hán Việt. .

 

doc21 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3989 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề tự chọn ngữ văn 7 học kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh nên tiếng láy có biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn: đo trong đo đỏ, xôm trong xôm xốp, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm, ... Các từ này vẫn thuộc loại từ láy toàn bộ.
2. Nghĩa của từ láy
a) Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
Gợi ý: Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): ha hả như tiếng cười, oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé, tích tắc giống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.
b) Nhận xét về đặc điểm âm thanh của các nhóm từ láy sau:
(1) lí nhí, li ti, ti hí.
(2) nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh.
Gợi ý: 
- Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,... biểu đạt. 
- Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:
+ Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.
+ Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: (x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc, âp là phần vần của tiếng láy.
+ Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hình dạng của sự vật.
c) So sánh giữa nghĩa của tiếng gốc và nghĩa của từ láy trong các trường hợp sau:
- mềm / mềm mại;
- đỏ / đo đỏ;
Gợi ý: Thực hiện theo các bước như sau:
- Đặt câu với mỗi từ.
- So sánh sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, sắc thái biểu cảm giữa từ đơn (tiếng gốc) và từ láy được cấu tạo từ tiếng ấy. Các từ láy có sắc thái nghĩa giảm nhẹ (mềm mại, đo đỏ) và màu sắc biểu cảm rõ hơn so với tiếng gốc (từ đơn).
Chuyển sang tiết 3:
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm và phân loại từ láy trong đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê ( từ "Mẹ tôi, giọng khản đặc..." cho đến "nặng nề thế này.").
Gợi ý: Tìm và phân loại theo bảng.
Láy toàn bộ
bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp, 
Láy bộ phận
Láy phụ âm đầu
nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề
Láy phần vần
2. Cấu tạo từ láy từ những tiếng gốc cho trước theo bảng sau:
Tiếng gốc
Từ láy
ló
lấp ló,
nhỏ
nho nhỏ, nhỏ nhắn,
nhức
nhức nhối,
khác
khang khác,
thấp
thâm thấp,
chếch
chênh chếch,
ách
anh  ách,
3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- nhẹ nhàng, nhẹ nhõm:
 + Chị ... khuyên nhủ em.
+ Làm xong công việc, nó thở phào ... như trút được gánh nặng.
- xấu xí, xấu xa:
+ Mọi người đều căm phẫn hành động ... của tên phản bội.
+ Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc, ...
- tan tành, tan tác:
+ Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ ...
+ Giặc Ân bị chàng trai làng Gióng đánh cho ...
Gợi ý: Đọc kĩ để phân biệt sắc thái nghĩa của mỗi câu. Các từ in đậm là phù hợp với câu đầu.
4. Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi.
Gợi ý: 
- Cô giáo em có dáng người nhỏ nhắn.
- Anh Dũng nói năng nhỏ nhẻ như con gái.
- Mẹ chăm chút cho các con từ những cái nhỏ nhặt nhất.
- Bạn bè không nên nhỏ nhen với nhau.
- Đàn voi đã đi cả ngày trời mà vẫn không tìm được một vũng nước nhỏ nhoi nào.
5. Các từ sau đây là từ láy hay từ ghép? 
máu mủ, mặt mũi, nhỏ nhen, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở.
Gợi ý: Kiểm tra bằng cách đối chiếu với các đặc điểm của từ láy và từ ghép (các từ đã cho đều là từ ghép).
6*. Các tiếng chiền (trong chùa chiền), nê (trong no nê), rớt (trong rơi rớt), hành (trong học hành) có nghĩa là gì? Các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành là từ ghép hay từ láy?
Gợi ý:
- Nghĩa của các từ:
+ chiền: từ cổ, cũng có nghĩa là chùa.
+ nê: từ cổ, có nghĩa là chán
+ rớt: rơi ra một vài giọt (còn sót lại, hỏng, không đỗ) hoặc cũng có nghĩa là rơi.
Ngày soạn: 5/ 10/ 2014
Ngày dạy: /. / 2014
Tiết: 4 
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT ( tt)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Hệ thống hóa lại kiến thức đã học kì I.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. KIẾN THỨC:
Hệ thống kiến thức về:
Cấu tạo từ ( từ ghép, từ láy)
Từ loại ( Đại từ, Quan hệ từ)
Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
Từ Hán Việt
Các phép tu từ.
2. KĨ NĂNG:
Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
Đại từ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Đại từ để hỏi
Đại từ để trỏ
Hỏi về hoạt động tính chất
Hỏi về số lượng
Hỏi về người 
sự 
vật
Trỏ hoạt động, tímh
chất
Trỏ số lượng
Trỏ người, sự vật
2. Các khái niệm:
a/ Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Đai từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,
b/ Các loại đại từ: Có hai loại Đại từ dùng để trỏ và đại từ dùng để hỏi
Đại từ dùng để trỏ: 
Các Đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, chúng nó, hắn, họ,trỏ người, sự vật ( đại từ xưng hô)
Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ số lượng.
Các từ vậy, thế trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
*. Đại từ dùng để hỏi:
Các đại từ ai, gì, hỏi về người, sự vật.
Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng.
Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
c/ Sắp xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng:
Số
Ngôi
Số ít
số nhiều
1
tôi, tao, tớ, mình
chúng tôi, chúng tao, chúng tớ
2
mày, mình
chúng mày
3
hắn, nó.
chúng hắn, chúng nó
Củng cố, dặn dò:
Về nhà làm thêm các bài tập trong sgk.
Chuẩn bị trước bài Từ Hán Việt.
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết : 5
TỪ HÁN VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt .
 - Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
 - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt
 - Cách loại từ ghép Hán Việt.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt .
 - Mở rộng từ ghép Hán Việt.
3. Thái độ: 
 - Biết sử dụng từ ghép Hán Việt hợp lí.
 III. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ 
 Đại từ là gì? Đại từ đảm nhiệm những chức vụ nào? cho vd?
 HS trả lời đúng 9 điểm.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Ở lớp 6 các em đã biết thế nào là từ Hán Việt, ở bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cấu tạo của từ Hán Việt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HĐ1 
Tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.
Nhắc lại thế nào là từ HV? ( Từ HV là từ mượn từ tiếng Hán ).
GV: Cho hs đọc bản phiên âm bài thơ “ Nam quốc sơn hà”
Các tiếng nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng độc lập, tiếng nào không ?
Vậy tiếng để tạo ra từ Hán Việt gọi là gì? 
( yếu tố Hán Việt) 
Gv: Gọi hs đọc phần vd 2 
Tiếng “Thiên” trong từ “Thiên thư” có nghĩa là trời, tiếng “ thiên” ở trong các từ sau có nghĩa là gì ?
HS: - Thiên niên kỉ , thiên lí mã (nghìn)
Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long (dời)
Vậy em có nhận xét gì về nghĩa của yếu tố HV? Việc hiểu nghĩa của yếu tố Hán Việt giúp ích cho chúng ta điều gì ? 
Hs : Trả lời.
Từ đó em có nhận xét gì về yếu tố HV?
HS dựa vào ghi nhớ trả lời. 
GV chốt ý.
HĐ 2
Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà) giang sơn trong bài (Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép nào?
( từ ghép đẳng lập)
Các từ Ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép nào? 
 HS trả lời ( từ ghép chính phụ).
Trật tự của các từ ghép Hán Việt có giống trật tự của các từ ghép thuần Việt không? ( giống )
 HS thảo luận, trình bày.
Qua phân tích vd a,b em có nhận xét gì về từ ghép HV và trật tự các yếu tố trong từ ghép HV ? 
* HĐ 3 
GV hướng dẫn HS giải nghĩa các yếu tố Hán Việt:
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì? 
Phân biệt nghĩa của các từ.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 3.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt: 
a. VD1: Bài thơ Nam quốc sơn hà
- Nam: Phương nam, nước Nam, người miền nam.
- Quốc: Nước 
 - Sơn: Núi ® Để tạo từ ghép 
 - Hà: Sông 
 yêu nước không thể nói yêu quốc.
Þ Không thể dùng độc lập.
b. VD2: Thiên thư : Trời
- Thiên niên kỷ: Nghìn năm
Thiên lí mã: con ngựa ngàn dặm
- Thiên đô về Thăng long: Dời về Thăng Long 
c. Kết luận: 
- Trong TV có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố HV như hoa quả, bút, bảng, học tập,có lúc được dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
2. Từ ghép Hán Việt: 
a. VD: - Sơn hà, xâm phạm
 ® Từ ghép đẳng lập 
- Ái quốc, thủ môn, chiến thắng.
 ® Từ ghép chính phụ 
* Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt.
 - Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt : yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau (và ngược lại) 
II. Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt:
Bạch ( bạch cầu): máu trắng
Bán: một nửa; Lực: sức
Cô: một mình Mộc: Cây
Cư: ở Nguyệt: trăng
Cửu: chín Nhật: mặt trời
Dạ: đêm Quốc: nước
Đại: lớn Tam: ba
Điền: đất tâm: lòng
Hà: sông Thảo: cỏ
Hậu: sau Thiên: Nghìn
Hồi: trở lại Vấn: hỏi
Hữu: Có Tiếu: cười.
Củng cố, dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ, làm hết bài tập còn lại.
Tiết sau trả bài viết Tập làm văn số 1 và ôn lại bài “Quá trình tạo lập văn bản”
Ngày soạn: 5/ 10/ 2014
Ngày dạy: /. / 2014
Tiết : 6
TV TỪ HÁN VIỆT (Tiếp theo)
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.
 - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.
 - Tác hại của việc lạm dụng Hán Việt
2. Kĩ năng: 
 a .Kĩ năng chuyên môn: 
 - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
 - Mở rộng vốn từ Hán Việt.
 b.Kĩ năng sống: 
 - Ra quyết định: lựa chon cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ Hán Việt. .
3. Thái độ: 
 - Biết sử dụng từ ghép Hán Việt hợp lí
 III. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HĐ1 Tìm hiểu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt, sự lạm dụng từ HV.
Tại sao các câu văn dưới dùng từ Hán Việt?
 GV tổ chức cho HS thảo luận lớp nhận xét bổ sung.
GV chốt ý.
Các từ Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần tạo sắc thái gì trong hoàn cảnh giao tiếp nào ? 
HS Đây là từ cổ dùng trong XHPK, các từ này tạo sắc thái cổ.
Tóm lại, từ Hán Việt có những tác dụng gì ?
GV hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi
Theo em câu nào có cách diễn đạt hay hơn ? Vì sao?
GV gọi HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
GV chốt ý.
Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
GV tổ chức cho HS làm bài tập củng cố.
Phân biệt từ thuần Việt và từ Hán Việt.
Phụ nữ, nhi đồng, phu nhân, từ trần, oa lệ
đàn bà, trẻ em, vợ, chết, đẹp đẽ.
I. Sử dụng từ HV:
1. Sử dụng từ HV để tạo sắc thái biểu cảm 
a/ Phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi
® Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính .
 b/ Yết kiến, kinh đô, trẫm, bệ hạ, thần. 
® Tạo sắc thái cổ xưa, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa .
2. Không nên lạm dụng từ HV:
a/ Câu 2 diễn đạt hay hơn vì nó thể hiện thái độ tôn trọng và lễ phép hơn.
 b/ Câu 2 diễn đạt hay hơn vì nó tự nhiên, trong sáng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 
II. Luyện tập:
Bài tập: Tên người, tên địa lý:
Vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
Từ thuần Việt: đàn bà, trẻ em, vợ, chết, đẹp đẽ.
Từ Hán Việt: Phụ nữ, nhi đồng, phu nhân, từ trần, oa lệ
Củng cố, dặn dò:
Trong trường hợp nào người ta sử dụng từ Hán Việt ?
Làm các bài tập củng cố.
Ngày soạn: / ./2014
Ngày dạy: / ./2014
Tiết: 7 
ĐẠI TỪ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đại từ là gì?
Đọc những câu dưới đây, chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi.
1. Từ nó ở trong đoạn văn đầu trỏ ai? Từ nó trong đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn ấy?
Gợi ý: Nó trong đoạn văn (1) trỏ em tôi còn nó trong đoạn văn (2) trỏ con gà của anh Bốn Linh. Để biết được nghĩa của các từ nó này, người ta phải căn cứ vào ngữ cảnh nói, căn cứ vào các câu đứng trước hoặc sau câu có chứa từ này.  
2. Từ thế trong đoạn văn sau đây trỏ sự việc gì? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này.
Gợi ý: Từ thế ở đây trỏ cái gì? Muốn biết điều này, hãy xác định "Vừa nghe thấy thế" là vừa nghe thấy gì?
3. Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì?
Gợi ý: Muốn xác định được ai trong bài ca dao trên được dùng để làm gì, trước hết phải xác định câu "Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?" có mục đích gì, để kể, để tả hay để hỏi? Câu ca dao này dùng với mục đích hỏi, từ ai trong trường hợp này được dùng để hỏi.
4. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
Gợi ý: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu có đại từ. Nếu đại từ không làm chủ ngữ hay vị ngữ thì xác định xem nó làm phụ ngữ cho từ nào, nằm trong cụm từ nào?
Từ nó trong đoạn văn (1), ai trong bài ca dao làm chủ ngữ; nó trong đoạn văn (2) làm phụ ngữ cho danh từ, thế làm phụ ngữ cho động từ.
2. Phân loại đại từ
a) Đại từ để trỏ
Trong các nhóm đại từ sau đây, nhóm nào dùng để trỏ người, sự vật; nhóm nào trỏ số lượng; nhóm nào chỉ hoạt động, tính chất, sự việc?
(1) - tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ, ...
(2) - bấy, bấy nhiêu
(3) - vậy, thế
Gợi ý: Nhóm thứ nhất trỏ người, vật; nhóm thứ hai trỏ số lượng; nhòm thứ ba trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. Đây cũng là ba loại đại từ để trỏ.
b) Đại từ để hỏi
Trong các nhóm đại từ để hỏi sau đây, nhóm nào hỏi về người, vật; nhóm nào hỏi về số lượng; nhóm nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc?
(1) - ai, gì, ...
(2) - bao nhiêu, mấy
(3) - sao, thế nào
Gợi ý: Tương ứng với ba nhóm đại từ để trỏ, đại từ để hỏi cũng được chia thành ba loại: đại từ để hỏi về người, vật; đại từ để hỏi về số lượng; đại từ để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. a) Xếp các đại từ đã nhắc đến ở mục trên vào bảng dưới đây:
           Số Ngôi
Số ít
Số nhiều
1
2
3
Gợi ý: Đại từ trỏ người, vật ngôi thứ nhất là các từ trỏ bản thân người, vật (tôi, tao, tớ,...); ngôi thứ hai là trỏ người, vật là đối tượng trực tiếp đối diện với người nói (mày,...); ngôi thứ ba trỏ đối tượng gián tiếp nói đến trong lời (nó, hắn,...). Tương ứng, có đại từ ngôi thứ nhất số nhiều (chúng tôi, chúng tao, chúng tớ,...), ngôi thứ hai số nhiều (chúng mày,...), ngôi thứ ba số nhiều (chúng nó, họ,...).
b) So sánh nghĩa của đại từ mình trong các câu sau:
a) Cậu giúp đỡ mình với nhé!
b) Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Gợi ý: Mình trong câu (a) trỏ bản thân người nói (viết), thuộc ngôi thứ nhất số ít; mình trong hai câu ca dao trỏ người nghe (đọc), thuộc ngôi thứ hai.
2. Tìm một số ví dụ về trường hợp các danh từ chỉ người như: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, cháu, con,được sử dụng như đại từ xưng hô. 
Gợi ý: Tham khảo các ví dụ sau:
- Cháu chào bác ạ!
- Cháu mời ông bà xơi cơm.
- Anh cho em hỏi bài toán này nhé!
- Hôm nay, mẹ có đi làm không?
- Cô chờ ai đấy?
3. Nhận xét về nghĩa của các đại từ sau đây, chúng có trỏ một đối tượng cụ thể nào không?
a) Hôm nay ở nhà, ai cũng vui.
b) Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.
c) Thế nào anh cũng đến nhé.
Gợi ý: Các đại từ trên được dùng để trỏ chung.
* Đặt câu với các từ ai, sao, bao nhiêu với nghĩa trỏ chung.
Gợi ý: Dựa vào các trường hợp sử dụng đại từ trỏ chung ở các câu trên. Lưu ý, các đại từ trỏ chung không biểu thị riêng một đối tượng nào cả, chẳng hạn:
- Ai mà chẳng thích được ngợi khen.
- Làm sao mà tôi biết được bạn đang nghĩ gì.
- Ta quý mến bạn bao nhiêu bạn sẽ quý mến ta bấy nhiêu.
4. Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, nên dùng các từ xưng hô như: tôi, bạn, mình,để xưng hô cho lịch sự. Hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự hiện vẫn còn khá phổ biến ở trường và ở lớp. Với những trường hợp ấy cấn góp ý để các bạn xưng hô với nhau một cách lịch sự hơn.
5. Hãy so sánh giữa từ xưng hô tiếng Việt và đại từ xưng hô trong các ngoại ngữ mà em được học để thấy sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm.
Gợi ý: Đại từ xưng hô trong một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc ít hơn trong tiếng Việt. Nếu xét về ý nghĩa biểu cảm thì các đại từ xưng hô trong các ngôn ngữ ấy nhìn chung không mang nghĩa biểu cảm.
Ngày soạn : 10/ 09/2014. 
Tiết : 8
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT.
I. Mức độ cần đạt:
Củng cố kiến thức đã học.
Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp.
II. Trọng tâm kiến thức, 
 1/ Kiến thức: 
	Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
 2/ Kĩ năng:
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
III. Tiến trình dạy học:
GV hướng dẫn cho HS hệ thống hóa lại kiến thức.
1/ Cấu tạo từ:CẤU TẠO TỪ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
a/ Từ đơn: là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ: nước, nghề, vua, ăn, mặc,
 b/ Từ ghép: Từ ghép là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại tạo thành một ý nghĩa chung. Ví dụ: nhà cửa, vi sinh vật,  
Có 2 kiểu từ ghép: 
+ Từ ghép có nghĩa phân loại: Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ (phụ nghĩa) nghĩa cụ thể hơn. 
Ví dụ: Xe máy, trắng ngà, bút chì,  
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp: 
Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng. 
Ví dụ: ăn uống, quần áo, nhà cửa,  
c/ Từ láy: Từ láy là từ gồm hai hay nhiều tiếng trong đó có một bộ phận của tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại.
Ví dụ: long lanh, thoang thoảng, xinh xinh,  
Tiếng Việt có 4 kiểu từ láy: 
+ Láy âm: Bộ phận âm đầu của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận âm đầu của tiếng sau.
 Ví dụ: đậm dà, long lanh, vội vàng,  
+ Láy vần: Bộ phận vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận vần của tiếng sau. 
Ví dụ: bát ngát, loáng thoáng,  
+ Láy cả âm và vần: Bộ phận âm đầu và vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận âm đầu và vần của tiếng sau. 
Ví dụ: chầm chậm, trăng trắng, đo đỏ, lành lạnh,  
+ Láy tiếng: Tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở tiếng sau. Ví dụ: xinh xinh, hay hay, ào, ào, xanh xanh,  
* Tác dụng của từ láy: 
- Làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một số sắc thái nào đó, có thể làm giảm nhẹ hoặc mạnh thêm. 
- Từ láy còn có tác dụng gợi tả hình ảnh của người và sự vật (từ tượng hình) .
 Ví dụ: lom khom, lòng thòng, lác đác, lênh khênh,  
- Từ láy mô phỏng, bắt chước tiếng người, loài vật hoặc các tiếng động (từ tượng thanh). 
Ví dụ: thì thầm, khúc khích, líu lo, ríu rít, xào xạc, loảng xoảng,  
Ngày soạn: / / 2014 
Ngày dạy: / / 2014
Tiết : 9
ÔN TẬP TỪ VÀ KIỂU CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT 
1/ Ôn tập từ ghép và từ láy 
*Từ là một yếu tố của ngôn ngữ (tiếng Việt) có hai đặc điểm rất cơ bản là:
+ Có nghĩa, được dùng độc lập để tạo câu.
+ Từ có một hoặc nhiều tiếng.
* Đơn vị cấu tạo nên từ trong Tiếng Việt là tiếng (âm tiết)
* Các kiểu cấu tạo từ:
- Có hai loại lớn: từ đơn và từ phức
+ Từ đơn: là những từ thường chỉ có một âm tiết, cá biệt có thể có 2 hoặc 3 âm tiết (thường 
là những từ vay mượn).
+ Từ phức: có hai loại nhỏ: từ ghép và từ láy.
Từ ghép: gồm hai loại là từ ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
Ví dụ:+ Từ ghép chính phụ: Bà ngoại; thơm phức; thầy giáo
+ Từ ghép đẳng lập: quần áo; trầm bổng; bàn ghế
Từ láy là những từ có quan hệ láy âm. Có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
+ Láy toàn bộ: là các tiếng trong từ lặp lại nhau

File đính kèm:

  • docGIAO AN CHU DE TU CHON NVAN 7 HKI.doc