Chủ đề hoạt động tháng 4 khối 11: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác

- Hòa bình là sự tôn trọng, hợp tác, thân thiện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng phát triển. Hòa bình trái với chiến tranh, trái với xung đột, trái với khủng bố. Hòa bình mang lại hạnh phúc cho con người; chiến tranh, xung đột, khủng bố là bất hạnh, là chết chóc, là sự phá hoại cuộc sống của con người.

- Hòa bình là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho mỗi người được phát triển và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 17814 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề hoạt động tháng 4 khối 11: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 4
Ngày soạn: 01/04/2015
Chủ đề hoạt động tháng 4
Khối 11
THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
Sau chủ đề này học sinh cần:
- Nhận thức đúng đắn ý nghĩa của hòa bình, hữu nghị và hợp tác, hiểu biết về các cơ quan của Liên hợp quốc và vai trò quan trọng của Liên hợp quốc đối vời hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Biết tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình. Rèn luyện các kĩ năng hợp tác tích cực trong cuộc sống nàng ngày.
- Có thái đọtôn trọng và ủng hhọ xu thế hòa bình và hữu nghị trên thế giới, căm ghét chiến tranh, xung đột và khủng bố.
B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
- Thảo luận chuyên đề” Thanh niên góp phần bảo vệ hào bình”.
- Đóng góp tiểu phẩm về tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Thi tìm hiểu về liên hợp quốc.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức
2. Tiến trình hoạt động
2.1Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề” Thanh niên góp phần bảo vệ hào bình”.
2.11 Mục tiêu hoạt động
Sau hoạt động này học sinh cần:
- Hiểu ý nghĩa của hòa bình và sự cần thiết phải có hòa bình cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi nhà trường, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và cả nhân loại;học sinh có quyền tự do suy nghĩ, bày tỏ quan điểm về vấn đề hào bình.
- Tham gia các hoạt động góp phần bảo, vệ hòa bình. Biết sống hợp tác, hòa nhập và đoàn kết.
- Có thái độ yêu quý hòa bình, ghét chiên stranh, ủng hộcái thiện, phản đối cái ác, phản đối bạo lực.
2.12 Hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: giới thiệu điều 12, 13,15 trong công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em để tham gia hoạt động thảo luận.
( clip).
Gv: Cung cấp cho học sinh những kiến thức chủ yếu về nội dung và ý nghĩa của hòa bình . Hướng dẫn học sinh tìm đọc thêm sách báo, thu thập thêm thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng khác để mở rộng sự hiểu biết. Đồng thời yêu cầu học sinh liên hệ trong cuộc sống hằng ngày ở nhà trường, ở gia điình và cộng đồng về các quan hệ ứng xử liên quan đến hợp tác , thân thiện, đến xung đột , mâu thuẫn và cách giải quyết
Gv: yêu cầu học sinh thảo luận chuyên đề: “ Thanh niên góp phần bảo vệ hào bình”.
Hs: chuẩn bị chuyên đề để thảo luận dựa trên những gợi ý của giáo viên.
Gv : gợi ý:
+ Ý nghĩa của hòa bình đối với dân tộc Việt Nam nói riêng và đối với thế giới nói chung.
+ Ý nghĩa của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
+ Tại sao phải giữ gìn bảo vệ hào bình?
+ Nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ và thanh niên học sinh trong việc góp phần bảo vệ hòa bình.
- Hòa bình là sự tôn trọng, hợp tác, thân thiện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng phát triển. Hòa bình trái với chiến tranh, trái với xung đột, trái với khủng bố. Hòa bình mang lại hạnh phúc cho con người; chiến tranh, xung đột, khủng bố là bất hạnh, là chết chóc, là sự phá hoại cuộc sống của con người.
- Hòa bình là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho mỗi người được phát triển và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.
- Người Việt Nam thấm thía ý nghĩa của hòa bình vì phải đấu tranh bằng xương máu suốt mấy chục năm chống lại chiến tranh xâm lược để có hòa bình, độc lập, tự do như ngày hôm nay và như vậy mới có cơ hội để thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
 Vì vậy hòa bình phải được giữ gìn, bảo vệ bằng mọi giá, là trách nhiệm của mọi người, của cả dân tộc. Thế hệ trẻ là lực lượng hùng hậu, là sức mạnh của đất nước, do đó học sinh cần phải phát huy truyền thống cha ông, góp phần bảo vệ, giữ gìn hòa bình.
2.2 Hoạt động 2: Xem tiểu phẩm về tình hữu nghị giữa cá dân tộc.
2.21 Mục tiêu hoạt động 
Sau hoạt động này học sinh cần:
- Có sự hiểu biết về: những vấn đề các dân tộc cùng quan tâm, những nét riêng của mỗi dân tộc cũng như con người, cuộc sống, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, sự phát triển chungTừ đó có nhận thức đúng đắn về tình hữu nghị, hợp tác lẫn nhaugiữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.
- Biết thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử lịch sự, có văn hóavới mọi người trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt đối với người nước ngoài đang công tác, học ttập tại Việt Nam.
- Có thái độ cảm thông, chia sẻ và ủng hộ tình hữu nghị giữa các dân tộc.
2.22 Hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: chiếu phim 
Hs: xem phim và đưa ra nhận xét.
Nội dung phim:
- Sự bình dẳng giữa các dân tộc và quyền con người: quyền con người phải được tôn trọng, cần xóa bỏ tệ phân biệt chủng tộc và các mối đe dọa khác đối với con người.
- Sự duy trì nền hòa bình: hòa bình là xu hướng tích cực, không thể chấp nhận việc lấy bạo lực làm giải pháp cho các cuộc xung đột. Việc duy trì hòa bình có tầm quan trọng lớn lao ytong các mối quan hệ kinh tế, văn hóa , chính trị.
2.3 Hoạt động 3: Tìm hiểu về Liên hợp quốc
2.31 Mục tiêu hoạt động
Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Hiểu những nét cơ bản về cơ cấu tổ chức và vai trò của Liên hợp quốc đối với hòa bình, phát triển của nhân loại, đối với quyền con người nói chung và đặc biệt là quyền trẻ em nói riêng.
- Rèn luyện năng lực tiếp cận các vấn đề bằng tư duy phê phán và thái độ cởi mở, có năng lực hiểu được những giá trị của Liên hợp quốc với những tác động tích cực của nó tới các quốc gia trên thế giới.
- Có thái độ đồng tình với Liên hợp quốc trong việc giải quyết những vấn đề của thế giới. Tích cực tham gia các hoạt động tực hiện Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em tại Việt Nam.
2.32 Hoạt động: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: định hướng nội dung hoạt động của học sinh, hướng dẫn cho các em sưu tầm, tìm hiểu các tài liệu sách báo về tổ chức Liên hợp quốc, về 4 nhóm quyền trong công ước LHQ về Quyền trẻ em, tìm hiểu kĩ nội dung điều 12, 13 về quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được thu thập thông tin của trẻ em.
Hs: tìm hiểu về tổ chức Liên hợp quốc, về 4 nhóm quyền trong công ước LHQ về Quyền trẻ em, tìm hiểu nội dung điều 12, 13 về quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được thu thập thông tin của trẻ em theo hướng dẫn của giáo viên.
Gv: đưa ra 1 số câu hỏi gợi ý để học sinh tìm hiểu vấn đề.
1. Liên hợp quốc được thành lập ngày, tháng, năm nào?
2. Tổng thư kí Liên hợp quốc lần đầu tiên và hiện nay là ai?
3. Trụ sở Liên hợp quốc đặt tại đâu?
4. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc khi nào?
5. WHO là tổ chức nào của Liên hợp quốc?
6. UNICEF là tổ chức nào của Liên hợp quốc?
7. UNESCO là tổ chức nào của Liên hợp quốc?
8. Liên hợp quốc thông qua công ước LHQ về Quyền trẻ em vào thời gian nào?
9. Việt Nam phê chuẩn công ước trên vào thời gian nào?
1. Liên hợp quốc được thành lập chính thức vào ngày 24 tháng 10 năm 1945. 
2. Tổng thư kí Liên hợp quốc lần đầu tiên là ông Tri-vơ Hác-đan Li (Na Uy). Tổng thư kí Liên hợp quốc hiện nay là Ban-ki-mun (Hàn Quốc).
3. Trụ sở Liên hợp quốc đặt tại: Nui Oóc, Mĩ.
4. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào ngày 20/09/1977
5. WHO là tổ chức y tế thế giới.
6. UNICEF là quỹ nhi đồng Liên hợp quốc.
7. UNESCO là tổ chức Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc.
8. Ngày 20/11/1989, Công ước LHQ về Quyền trẻ em được đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua.
9. Ngày 02/09/1990, Công ước LHQ về Quyền trẻ em bắt đầu có hiệu lực, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước này.
D. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG

File đính kèm:

  • docCD_Thang_4_Thanh_nien_voi_hoa_binh_huu_nghi_va_hop_tac_20150727_105920.doc