Bồi dưỡng thường xuyên học kỳ I năm học 2015 – 2016

Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THCS nhà trường và gia đình nên gần gũi, chia sẻ với học sinh tránh để cho các em thu nhận những thông tin ngoài luồng, tránh tình trạng phân hóa thái độ đối với môn học. Gia đình và nhà trường cần phải có thông tin 2 chiều thường xuyên.

 Đối với gia đình của các em cần tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynhvaf thường xuyên liên lạc với nhà trường qua các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, thư hoặc sổ liên lạc. để kịp thời nắm bắt được tâm lí học sinh để khắc phục những quan điểm không đúng, lệch lạc của học sinh.

 Đối với nhà trường cần tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để học sinh được tham gia, được trải nghiệm đạo đức đúng đắn, hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức để phát triển nhân cách toàn diện. Đồng thời thường xuyên tư vấn tâm lí học đường cho học sinh để được trợ giúp về tâm lí và những vấn đề khó khăn về lứa tuổi.

 Là một giáo viên trong quá trình giảng dạy tôi luôn tạo một tâm lí thoải mái, thân thiện giữa thầy và trò để tránh stress cho học sinh và có các hình thức giảm stress sau những giờ học nghe nhạc, như tập thể dục giữa giờ hay là nghe một số bài hát. giúp các em tiếp thu được những bài học tiếp theo có hiệu quả hơn.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên học kỳ I năm học 2015 – 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủng hoảng lòng tin, sự hụt hẫngSự quá tải là trạng thái mà số lượng kích thích vượt quá khả năng ứng xử của chủ thể hay sự thiếu tải do những kích thích tác động đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán, không tương xứng với khả năng của chủ thể.
Nguyên nhân của stress trong học tập của học sinh:
* Các yếu tố khách quan-môi trường tâm lí - xã hội: Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì môi trường xã hội cũng có thể mang đến nhiều bất lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách như: những tệ nạn tràn lan trong xã hội, nó tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc định hướng giá trị nhân cách, lối sống, quan hệ và học tập của các em học sinh. Tất cả những biến động của thời đại đang liên tục tác động mạnh mẽ tới mọi tầng lớp trong xã hội trong đó có cả học sinh, buộc họ phải đấu tranh để lựa chọn các động cơ mà thích ứng. Bản thân học sinh trong tương lai sẽ là nguồn nhân lực cho xã hội, họ đang cố gắng học tập, trau dồi tri thức, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày một cao. Những yếu tố đó của môi trường, của thời đại đều có ảnh hưởng đến stress trong học tập của học sinh.
* Các yếu tố chủ quan:
- Về mặt sinh lí: Bị mắc những chứng bệnh đau đầu, đau lưng khi ngồi vào bàn học, sức khỏe yếu
- Về mặt tâm lí:
 + Nhận thức của học sinh trước các tình huống học tập: Vốn hiểu biết đã có mâu thuẫn với nhiệm vụ học tập mới, khó trong khi trình độ nhận thức còn hạn chế, bất lực với khả năng học tập của mình
 + Thái độ của học sinh trước các nhiệm vụ của môn học đề ra: Thấy mình không có khả năng học, không hứng thú với môn học, không tìm ra được phương pháp học tập thích hợp
 + Cách thức đáp ứng của học sinh trước các nhiệm vụ học tập: Đứng trước một bài toán khó, cách ghi nhớ và vận dung trí nhớ khi đứng trước một vấn đề, cách đương đầu và giải quyết với một nhiệm vụ học tập hay một vấn đề của cuộc sống, cách bố trí thời gian trong học tập, thi cử và nghỉ ngơi, ít dành thời gian cho việc giải trí, vui chơi
 c. Cách ứng phó với stress trong học tập của học sinh:
* Quản lí được căng thẳng của bản thân: Việc đầu tiên là học sinh phải biết nhận ra các dấu hiệu của stress: những bất thường về thể chất, thần kinh và các mối quan hệ xã hội. Ứng phó với stress là khả năng giữ thăng bằng khi xảy ra những tình huống những sự việc đòi hỏi quá sức. Một số cách đối phó với stress:
 - Hãy xem xung quanh có điều gì có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình khó khăn.
 - Đừng để tâm đến những việc lặt vặt, việc nào thật quan trọng thì làm làm trước, tạm gạt bỏ những việc không thật sự quan trọng sang một bên.
 - Tránh những phản ứng thái quá. Không được trốn tránh bằng những trò vô bổ.
 - Đặt những mục tiêu cụ thể cho bản thân, cắt bớt khối lượng công việc.
 - Thay đổi cách nhìn nhận mọi việc.Chữa stress bằng các hoạt động thể chất.
*Phương pháp trợ giúp học sinh ứng phó với stress trong học tập:
 - Chăm sóc sức khỏe và tránh những nguy hiểm có thể có.
 - Can thiệp sớm một cách trực tiếp, chủ động và bình tĩnh.
 - Tập trung vào những vấn đề của hiện tại.
 - Cung cấp những thông tin chính xác vè những gì đã xảy ra.
 - Không nói những điều không có khả năng thực thi.
 - Cung cấp và đảm bảo về những trợ giúp tâm lí.
 - Tập trung vào những lợi thế, khả năng phục hồi của học sinh.
 - Khuyến khích ý chí tự lực.
 - Quan tam đến cảm xúc của những người xung quanh.
- Ứng phó nhằm vào giải quyết vấn đề: Làm thay đổi tác nhân gây ra stress hoặc thay đổi mối quan hệ giữa con người với tác nhân đó thông qua những hành động trực tiếp và hoặc những hành động giải quyết vấn đề, cụ thể: chống trả hoặc làm yếu mối đe dọa; bỏ chạy; ngăn ngừa stress trong tương lai hoặc làm giảm ảnh hưởng của stress.
- Ứng phó nhằm vào cảm xúc: Làm thay đổi bản thân thông qua các hành động khiến bản thân cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không làm thay đổi các tác nhân gây ra stress, cụ thể: Các hoạt động nhằm vào thân thể; các hoạt động nhằm vào nhận thức; các quá trình vô thức làm méo mô thực tại có thể đưa tới stress nội tâm.
*Qua môdun này chúng ta tìm ra một số biện pháp giúp giảm bớt căng thẳng tâm lí:
 - Thể dục, thể thao hay vận động.
 - Cười thoải mái, thư giãn: nghe nhạc, đọc sách, xem phim
 - Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí. Ngủ đủ giấc, ngủ sâu, ngủ đúng giờ.
 - Sự chia sẻ, hỗ trợ từ người thân, bạn bè.
 - Sắp xếp thời gian hợp lí, có kĩ năng lập kế hoạch.
 - Rèn luyện tư duy tích cực
 - Để giảm stress cho học sinh, nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức thảo luận dân chủ để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nội dung của các phong trào thi đua, sau đó sẽ lựa chọn các hoạt đông cụ thể phù hợp với sở thích hứng thú, năng lực, nhu cầu tâm lí của học sinh.
 - Các hoạt động kích thích cho học sinh cơ hội tìm kiếm, phát hiện tri thức, hình thành những kĩ năng phù hợp, những cảm xúa tích cực, kĩ năng sống cần thiết.
 - Nhà trường cần sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền, vận động các phong trào thi đua, đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, tham gia các phong trào sẽ giúp các em hình thành tự tin, giảm stress đáng kể.
Nội dung khắc phục trạng thái căng thẳng trong học tập của học sinh THCS.
Để khắc phục trạng thái căng thẳng trong học tập của học sinh THCS hay Stress thì chúng ta phải hiểu được khái niệm Stress và nguồn gốc gây ra Stress:
Khái niệm cơ bản về Stress.
Stress trong tiếng anh có nghĩa là nhấn mạnh, thuật ngữ này còn được dùng trong Vật lí học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu. Hans Selye người Canada nghiên cứu và mô tả Stress có hai loại Stress khác nhau, đối lập nhau Stress bình thường khoả mạnh là euStresss, Stress độc hại hay còn gọi là Stress tiêu cực là diStresss.
Tác giả Tô Như Khê cho rằng “Stress tâm lý chính là phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiệt trong tình huống mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích mà do sự đánh giá chủ quan về các nhân tố đó ”
Nguồn gốc gây ra Stress có các nguồn gốc từ môi trường bên ngoài và nguồn gốc từ bản thân.
- Nguồn gốc từ từ môi trường bên ngoài:
+ Tác động từ cuộc sống gia đình.
+ Tác động từ môi trường xã hội.
+ Tác động từ môi trường tự nhiên.
- Nguồn gốc từ bản thân:
+ Do yế tố về sức khoẻ.
+ Do yếu tố về tâm lý.
Stress trong học tập đối với học sinh THCS đây là “thời kỳ quá độ” độ tuổi khủng hoảng “Già trẻ con non người lớn” đây là thời kỳ chuyển từ tuo63u thơ sang tuổi trưởng thành nên các em thường có một số đặc điểm về tâm lý như sau:
- Sự phát triển không cân đối giữa chiều cao và trọng lượng.
- Sự phát triển về mặt sinh lý cũng như sự biến đổi căn bản về cơ thể.
- Sự thay đổi về điều kiện sống.
- Xu hướng vươn lên làm người lớn có ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động tâm lí.
- Nhu cầu mở rộng mối quan hệ với người lớn nuốn người lớn nhìn nhận mình một cách bình đẳng.
- Dễ bị xúc động, dễ bị kích động. vui buồn chuyển hoá dễ dàng dẫn đến tình cảm còn mang tính bồng bột.
* Vận dụng môdunle THCS 12 vào thực tiễn giảng dạy
Từ những nguồn gốc này đã dẫn đến trạng thái Stress và Stress cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đối với việc học tập của học sinh THCS chính vì đó chúng ta cần phải truyền thụ cho các em có các phương pháp và kỹ năng ứng phó với Stress trong học học tập, các phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh để các em có thể phát hiện và ứng phó với Stress trong học tập đó là:
- Các em có thể quản lí được căng thẳng của bản thân bằng việc các em nhận diện được các biểu hiện của Stress.
- Các em có thể giảm mức độ của Stress để có một sức khoẻ tốt trong học tập và thi cử như:.
- Ngâm tắm, ca hát, chơi đùa với thú nuôi, thư giãn, xem các phim hài , đọc truyện cười, thưởng thức nghệ thuật
Tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc chính vì vậy việc giải tỏa strees rất dễ thực hiện nên tôi thường xuyên quan tâm đến các biểu hiện Stress trong học tập của học sinh: 
Để giảm stress trong giờ học thỉnh thoảng tôi cho học sinh chơi trò chơi hoặc đàn một khúc nhạc cho các em nghe hoặc kể một câu chuyện vui từ đó tìm hiểu nguồn gốc dẫn đến stress
 - Nguồn gốc từ từ môi trường bên ngoài:
+ Tác động từ cuộc sống gia đình.
+ Tác động từ môi trường xã hội.
+ Tác động từ môi trường tự nhiên.
- Nguồn gốc từ bản thân:
+ Do yếu tố về sức khoẻ.
+ Do yếu tố về tâm lý.
 Tìm ra những phương pháp ứng làm giảm stress có hại cho bản thân học sinh.
 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THCS nhà trường và gia đình nên gần gũi, chia sẻ với học sinh tránh để cho các em thu nhận những thông tin ngoài luồng, tránh tình trạng phân hóa thái độ đối với môn học. Gia đình và nhà trường cần phải có thông tin 2 chiều thường xuyên.
 Đối với gia đình của các em cần tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynhvaf thường xuyên liên lạc với nhà trường qua các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, thư hoặc sổ liên lạc... để kịp thời nắm bắt được tâm lí học sinh để khắc phục những quan điểm không đúng, lệch lạc của học sinh.
 Đối với nhà trường cần tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để học sinh được tham gia, được trải nghiệm đạo đức đúng đắn, hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức để phát triển nhân cách toàn diện. Đồng thời thường xuyên tư vấn tâm lí học đường cho học sinh để được trợ giúp về tâm lí và những vấn đề khó khăn về lứa tuổi.
 Là một giáo viên trong quá trình giảng dạy tôi luôn tạo một tâm lí thoải mái, thân thiện giữa thầy và trò để tránh stress cho học sinh và có các hình thức giảm stress sau những giờ học nghe nhạc, như tập thể dục giữa giờ hay là nghe một số bài hát... giúp các em tiếp thu được những bài học tiếp theo có hiệu quả hơn. 
PHÒNG GD & ĐT VĂN LÃNG
TRƯỜNG THCS XÃ THANH LONG
BÀI THU HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên học kỳ I năm học 2015 – 2016
 Họ và tên: Lương Trung Kiên
Chức vụ: Giáo viên 
Nhiệm vụ được giao: dạy âm nhạc khối lớp 6,7,8,9; Tổng phụ trách đội
Đơn vị công tác: Trường THCS xã Thanh Long.
Sau một thời gian tự nghiên cứu và bồi dưỡng bản thân tôi đã nhận thức được về module THCS 20 như sau:
Module - THCS 20: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU: 
Sau khi kết thúc việc học tập module này:
Nắm được khái niệm về TBDH và phân loại TBDH.
Nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của TBDH và xác định được vai trò của TBDH trong đổi mới phương pháp dạy học môn học.
Phân tích được thực trạng sử dụng TBDH ở các trường THCS.
Nâng cao kỹ năng sử dụng hiệu quả TBDH truyền thống và TBDH hiện đại.
Biết tự làm một số đồ dùng dạy học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn học
Cơ sở vật chất sư phạm, cơ sở vật chất trường học
Cơ sở vật chất sư phạm là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
Hệ thống cơ sở vật chất sư phạm bao gồm: các công trình xây dựng, sân chơi bãi tập, vườn thực nghiệm, trang thiết bị chuyên dụng, TBDH các bộ môn, các phương tiện phục vụ việc giảng dạy và học tập.
Hệ thống cơ sở vật chất trường học
Mỗi trường học đều có hệ thống cơ sở vật chất trường học gồm: Hạ tầng kỹ thuật trường học và phương tiện dạy học
TBDH là tất cả những phương tiện cần thiết cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục và dạy học ở các môn học, cấp học.
TBDH là quan trọng nhất trong cấu trúc hệ thống của trường học.
Chức năng của hệ thống TBDH:
Hệ thốngTBDH phải thoả mãn nhu cầu và sự say mê học tập của HS.
Hệ thống TBDH phải làm giảm nhẹ cường độ lao động sư phạm của người dạy và người học.
Hệ thống TBDH phải nâng cao tính trực quan cho quá trình dạy học
Hệ thống TBDH là công cụ đặc thù của lao động sư phạm.
Hệ thống TBDH phải cung cấp đầy đủ về hiện tượng đối tượng, quá trình nghiên cứu.
Hệ thống TBDH phải nâng cao hiệu quả dạy học, tăng cường nhịp độ trình bày tài liệu và chuyển tải thông tin.
Các yêu cầu của hệ thống TBDH:
Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính an toàn, mỹ thuật.
Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính dùng chung trong một số bộ môn,cho nhiều hoạt động.
Hệ thống TBDH học phải đảm bảo tính hệ thống (đầy đủ và đồng bộ).
Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính khoa học, hiệu quả.
Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính sư phạm (giáo khoa).
Hệ thống thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở
Danh mục TBDH tối thiểu sắp xếp theo lớp học, theo loại hình được tổng hợp tóm tắt theo từng lớp học và môn học.
Hệ thống TBDH ở trường THCS được quy định theo danh mục TBDH tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hoạt động 2: Nghiên cứu sử dụng các thiết bị dạy học theo môn học
TBDH có vị trí quan trọng trong trường THCS.
 Trong quá trình dạy học, TBDH chịu sự chi phối của nội dung và PPDH. Nội dung dạy học quy định những đặc điểm cơ bản cửa TBDH. TBDH lại được lựa chọn để đáp ứng được nội dung chương trình, đồng thời cũng phải thoả mãn các yêu cầu về sư phạm, kinh tế và yêu cầu về thần mĩ, sự an toàn cho GV và HS. Trong đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, bồi dưỡng năng lực thực hành, để HS có thể tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá kiến thức thì TBDH giữ vai trò vô cùng quan trọng nhất là bộ môn Âm nhạc tôi đang giảng dạy, Đàn óc là phương tiện hằng ngày tôi sử dụng lên lớp.
TBDH góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học. 
Giúp HS nhận ra những sự việc, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể hơn, dễ dàng hơn. Mặt khác, TBDH là nguồn tri thức với tư cách là phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin đến người học.
TBDH hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS thông qua việc đặt các câu hỏi gợi mở của GV: 
Nhận biết tên gọi, tính năng của thiết bị, Lắp ráp thiết bị để tiến hành thí nghiệm thực hành, Nhận biết, thu thập và phân tích kết quả thí nghiệm.
Thông qua quá trình làm việc với TBDH, HS phát triển khả năng tự lực nắm vững kiến thức, kỉ năng: Sử dụng các thiết bị kỹ thuật, Kĩ năng thu thập dữ liệu, Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kết luận từ đó HS tự lực nắm vững kiến thức và phát triển trí tuệ.
Sử dụng các TBDH trong khi tiến hành các thí nghiệm, thực hành giúp rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, khéo léo, cần cù và trung thục cửa HS. Qua đó rèn luyện lòng say mê nghiên cứu, mong muốn tìm kiếm kiến thức, say mê khoa học.
TBDH là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học. sử dụng TBDH một cách hợp lí, đứng lúc, đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Việc sử dụng có hiệu quả các TBDH phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, sự sáng tạo mang tính nghệ thuật cửa mỗi GV và sự hỗ trợ hiệu quả của viên chức thiết bị trường học. Hiện nay, để đắp ứng đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, việc sử dụng các TBDH lại càng quan trọng, góp phần thúc đẩy việc đổi mới PPDH nhằm thực hiện có hiệu quả dạy và học ở trường phổ thông.
TBDH có tầm quan trọng đặc biệt trong đổi mới PPDH. 
Đổi mới PPDH không phải là việc tìm ra một phương pháp hoàn toàn mới, khác hẳn với các PPDH hiện hành. Đổi mới PPDH là tìm cách tốt nhất phát huy hiệu quả của hệ thống PPDH đang có trên cơ sở sử dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mà đặc biệt là CNTT & TT. Trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH, nên tập trung vào các hướng sau đây:
Thay đổi cách thức tổ chức dạy và cách thức tổ chức học để đạt được hiệu quả dạy học cao nhất.
Thay đổi các điều kiện dạy học để phát huy hiệu quả của các PPDH hiện hành.
Sử dụng công nghệ - kĩ thuật tiên tiến vào quá trình dạy học, đặc biệt là sử dụng, ứng dụng các thành tựu của CNTT & TT.
Vai trò của thiết bị dạy học đối với nội dung dạy học
TBDH đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của từng đơn vị kiến thức, mục tiêu cửa từng bài học, vì vậy nó có vai trò đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả cao nhất các yêu cầu của chương trình và nội dung sách giáo khoa.
TBDH đảm bảo cho việc phục vụ trực tiếp cho GV và HS cùng nhau tổ chức các hình thức dạy học, tổ chức nghiên cứu tùng đơn vị kiến thức cửa bài học nồi riêng và tổ chức cả quá trình dạy học nói chung.
TBDH đảm bảo cho khả năng truyền đạt của GV và khả năng lĩnh hội của HS theo đứng yêu cầu nội dung chuơng trình, nội dung bài học đổi với mọi khối lớp, mọi cấp học, bậc học.
Thiết bị kĩ thuật với đối mới phương pháp dạy học
Hiện nay, thiết bị kỉ thuật được sử dụng trong dạy học ngày càng phong phú, hiện đại, chiếm ưu thế, đã và đang trở thành một trong những phương tiện quan trọng để tiến hành đổi mới PPDH. Các thiết bị kỉ thuật như máy vi tính, projector, các phần mềm thông dụng, cùng các phương tiện nghe nhìn khác được phối hợp sử dụng rộng rãi để dạy học và rèn luyện kỉ năng cho HS đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Tác dụng của thiết bị kỹ thuật đối với quả trình dạy học
Đối với quá trình dạy học thiết bị kĩ thuật có khả năng rất lớn. Đó là hệ thống tín hiệu quan trọng thứ hai sau lời nói, giúp quá trình nhận thức bền vững, chính xác; giúp rèn luyện kỉ năng thực hành thông qua ba hành động: nghe, nhìn, tiếp xức trực tiếp; làm tăng năng suất lao động của GV và HS; làm thay đổi phong cách tư duy và hành động. Kết hợp sử dụng lời nói, hình ảnh và hành động trong quá trình dạy học sẽ đem lại hiệu quả cao. Bản thân TBDH vừa là phương tiện, vừa là động lực thúc đẩy quá trình tự nghiên cứu, tự phát hiện của HS.
Ứng dụng thiết bị kĩ thuật vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng 
Khi TBDH trở thành yếu tổ bắt buộc trong các giờ dạy thì GV phải tự rèn luyện, tự học nhiều hơn để thuần thục các kĩ năng dạy học, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của PPDH mới. Những GV có quá trình tự học, tự rèn luyện kém đều dẫn đến nguy cơ bị đào thải.
TBDH góp phần đổi mới PPDH. Việc đưa TBDH tham gia vào tiết học có sự chuẩn bị trước sẽ tạo ra tâm thế sẵn sàng của ngựời dạy và người học. HS hứng thú học tập hơn. Khi đó sẽ tạo được sự chủ động trong tiếp nhận kiến thức, không khí lớp học sôi nổi, tâm lí sáng tạo được khơi nguồn... Chất lượng giờ học nhờ đó được nâng lên. Việc đổi mới PPDH có sự tham gia bất buộc của thiết bị kĩ thuật thì GV dù muốn hay không đều phải tiến hành, nếu có thêm sự tự giác của GV thì mục tiêu đổi mới PPDH sẽ thành công.
Thực trạng ứng dựng thiết bị kĩ thuật vào dạy học của GV
Đa số GV chưa sử dụng thành thạo thiết bị kĩ thuật, còn có tâm lí ngại khó, trong việc sử dụng thiết bị, đặc biệt là ứng dụng CNTT vào dạy học.
Động lực nghề nghiệp chưa cao, một bộ phận còn thờ ơ với việc đổi mới PPDH. Lối dạy học cũ vẫn tồn tại như một thói quen cổ hữu, nhất là ở sổ GV đã lớn tuổi.
Hoạt động 3: Phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống và hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học môn học
Hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục
Hiệu quả là đại lượng chỉ mức độ tác động, gây ra hiệu lực, dẫn đến kết quả nhất định và để lại ảnh hưởng của kết quả đó sau khi kết thúc chu trình làm việc hoặc hoạt động.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thống nào về hiệu quả sử dụng TBDH, tuy nhiên các chuyên gia giáo dục, chuyên gia TBDH, các nhà nghiên cứu về TBDH đều đi đến thống nhất là để đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH thì cần trả lời các câu hỏi sau: TBDH đã được cấp có được sử dụng không? Nếu TBDH đã được sử dụng thi chúng được sử dụng có đúng chỗ không, có phù hợp không, hiệu quả sử dụng đạt được bao nhiêu phần trăm so với nhiệm vụ giáo dục đặt ra, có mang lại lợi ích gì thực sự không cho sự phát triển của HS và GV.
Các thành phần của hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
Với những điều kiện xuất phát nhất định như quy hoạch và mức độ trang bị , tính năng kinh tế kĩ thuật của thiết bị, phương hướng và quan điểm chỉ đạo chuyên môn, môi trường địa lí và văn hóa của từng địa phương, chuẩn nội dung kiến thức, tình trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật của trường học và lớp học,... là những dữ kiện cho trước phải tuân thủ, thì có thể xem cấu trúc của hiệu quả sử dụng thiết bị bao gồm những thành phần cơ bản là: hiệu suất trong và hiệu suất ngoài.
Các nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học
Sử dụng TBDH phải đảm bảo theo nguyên tắc sau:
+ Sử dụng TBDH đúng mục đích
+ Sử dụng TBDH đúng lúc
+ Sử dụng TBDH đúng chỗ
Hoạt động 4: Tự làm một số đồ dùng dạy học theo môn học
Trong điều kiện csvc chưa đảm bảo cho việc dạy và học, việc tự làm TBDH của GV rất quan trọng và cần thiết. TBDH tự làm giúp GV chủ động hơn trong quá

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen.doc