Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 8

Có lẽ ai cũng biết rằng xây dựng các giếng phun nước để làm đẹp cảnh quan và mát mẻ. Nhưng xét về phương diện hóa học thì việc xây dựng các giếng phun nước nhân tạo nhằm mục đích là sinh ra ion âm.

Người ta đã chứng minh, các ion âm sau khi được người hấp thụ có thể điều tiết công năng hệ thần kinh trung ương, tăng sức miễn dịch, cảm giác dễ chịu, tinh lực sung mãn. Các thí nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh nồng độ ion âm trong không khí có hiệu quả chửa bệnh viêm phế quản, hen, đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh,

Vì sao ion âm trong không khí có lợi cho sức khỏe? Theo các chuyên gia y học thì các tế bào gây bệnh thường tích điện âm, nếu tế bào trong cơ thể tích điện âm, thì do ion âm cùng tên đẩy nhau nên vi trùng gây bệnh khó có thể tấn công tế bào. Ngoài ra ion âm thông qua con đường hô hấp và phổi có thể xuyên qua phế nang nên có tác dụng tổng hợp đối với cơ năng sinh lí bảo vệ sức khỏe.

Trong phòng có điều hòa không khí, phòng sử dụng máy tính thì nồng độ ion âm trong không khí thì rất thấp, thậm chí gần bằng không. Sống và làm việc trong điều kiện này trong một thời gian dài sẽ cảm thấy tức thở, tâm thần bất an, dễ sinh bệnh tật.

 

doc74 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì  nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thắm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.
Câu 41:    Sherlock Homes đã phát hiện cách lấy vân tay của tội phạm lưu trên đồ vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau ít  phút thí nghiệm ?
Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt ống nghiệm có chứa cồn iốt và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm. Khi xuất hiện luồng khí màu tím bốc ra từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng( bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấu vân tay màu nâu, rõ đến từng nét. Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên một trang giấy trắng rồi cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm như trên thì dấu vân tay vẫn hiện ra rõ ràng.
Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn ngón tay lên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy, tuy mắt thường rất khó nhận ra.
Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm chứa cồn iôt thì do bị đun nóng iôt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím ( chú ý là khí iôt rất độc), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ mà khí iôt dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Thế là vân tay hiện ra.
Câu 42:   Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu ?
Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng.
Để bảo vệ thân tàu thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.
Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.
Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kì. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.
Câu 43:  “Hiệu ứng nhà kính” là gì ?
Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại ( tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 Å đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 Å bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4oC.
Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Câu 44:  “Nước đá khô” là gì và có công dụng như thế nào ?
Nước đá khô (hay còn gọi là tuyết cacbonic) được điều chế từ khí CO2 hoặc CO2 hóa lỏng. Đây là các tác nhân lạnh ở thể rắn cung cấp hơi lạnh bằng cách biến đổi trạng thái: đá khô thăng hoa thành hơi, không qua trạng thái lỏng.
CO2 lỏng, đặc biệt là nước đá khô( không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân làm lạnh này (CO2) đã làm ức chế sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt-màu sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình lên men, phân hủy.
Câu 45:   Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi khai ?
Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng:
(NH2)2CO + H2O  →  CO2  + 2NH3
NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động:
NH3  +  H2O     NH4+ + OH-  ( pH < 7, nhiệt độ thấp)
NH4+ + OH-     NH3 + H2O ( pH > 7, nhiệt độ cao)
Như vậy khi trời nắng ( nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.
Câu 46:   Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng ?
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng:
5Ca2+ + 3PO43- + OH-    Ca5(PO4)3OH   (1)
Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng.
Sau các bửa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường cao tạo điều kiện tốt cho việc sản sinh ra các axit đó.
Lượng axit trong miệng tăng làm cho pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra:
H+  +  OH-  →  H2O
Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường và đánh răng sau khi ăn.
Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF2, vì ion F- tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra:
5Ca2+ + 3PO43- + F-  →  Ca5(PO4)3F
Hợp chất Ca5(PO4)3F là men răng thay thế một phần Ca5(PO4)3OH
Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo men răng theo phản ứng (1), vì trong trầu có vôi tôi Ca(OH)2, chứa các ion Ca2+ và OH- làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.
CHUYÊN ĐỀ 5: LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC
I.Dạng 1: Lập CTHH khi biết tỉ lệ về khối lượng
* Lưu ý: Nếu lập công thức hóa học của hợp chất khi biết tỉ lệ khối lượng của nguyên tố, thì công thức được lập là công thức đơn giản nhất ( theo tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử).
 Nếu lập CTHH của hợp chất cho biết tỉ lệ khối lượng của nguyên tố và phân tử khối, Thì công thức hóa học được lập đúng theo phân tử khối đó.
Ví dụ 1 : Hãy viết công thức hóa học cho hợp chất X, biết X có thành phần gồm 2 nguyên tố C và O. Tỉ lệ khối lượng của C đối với O là mC : mO = 3 : 8
 Giải
Gọi CTHH của X là CxHy, ta có:
mC / mO = 3/8 = 12x/16y = x/y = 16x3/8x12 =1/2 àx = 1; y = 2
vậy công thức hóa học của X là CO2
Ví dụ 2 : Biết X tạo bởi hai nguyên tố oxi và nito, có phân tử khối bằng 46 số khối lượng mN : mO = 3,5 : 8 . Tìm CTHH của X.
 Giải
Cách 1: Đặt CTHH của của X là NxOy
Làm tương tự như trên, ta có : x = 1, y = 2
CTHH của X có dạng : (NO2)n
(14 + 16.2) n = 46 à n = 1
Vậy CTHH của X là NO2 
Cách 2 : Ta có : 14x/3,5 = 16y/8 = 46/11,5 => x = 1, y = 2
Vậy CTHH của X là NO2
Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho khí hidro tác dụng với 3g một loại oxit sắt cho 2,1 gam sắt. Tìm công thức phân tử của oxit sắt.
Bài 2: Một Hidroxit có khối lượng mol phân tử bằng 78 g/mol. Tìm tên kim loại trong hidroxit đó.
Bài 3: Cho 0,9g một chất hữu cơ (C, H, O) đốt cháy thu được 1,32g CO2 và 0,54g H2O, M=180. Xác định CTPT.
Bài 4: Khi đốt cháy 18g một hợp chất hữu cơ phải dùng 16,8 lít O2 (đktc) thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích VCO2:VH2O = 3 : 2. Tỉ khối hơi của hợp chất hữu cơ đối với H2 là 36. Hãy xác định CTPT của hợp chất đó.
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A có tỉ lệ khối lượng mC :mO = 3 : 2, thu đươc khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích VCO2 : VH2O =  4 : 3 ở cùng nhiệt độ và áp suất. Xác định ctpt A.
II. Dạng 2: Lập công thức hóa học dựa vào tỉ khối
Bài 1: X là oxit của nitơ có tỉ lệ số nguyên tử N và O là 1: 2, có tỉ khố hơi với oxi là 1,875. Y là oxit khác cùa nit ơ, ở đktc 1 lít khí Y bằng 1 lít khí cacbonic. Hãy tim công thức của 2 oxit trên.
Hướng dẫn giải
- Tìm khối lượng mol của hợp chất dựa vào tỉ khối.
- Tìm các nguyên tố như bài toán bình thường, nhưng tổng khối lượng mol của các nguyên tố trong hợp chất phải bằng khối lượng mol của hợp chất đã tinh ở trên.
Bài 2: Hãy tìm công thức hóa học của khí A . biết rằng
 - Khí A nặng hơn khí hidro là 17 lần
 - thành phần theo khối lượng của khí A là : 5,88% H, 94,12% S.
III. Dạng 3: Lập công thức hóa học khi biết % các nguyên tố.
Hướng dẫn giải
 Bước 1: Gọi công thức tổng quát của hợp chất AxByCz.
 Bước 2: Xác định x,y,z.
 x = %A.Mhợp chất / MA . 100% ; y = %B.Mhợp chất / MB. 100%
 z = %Z.Mhợp chất / MZ. 100%
 Vận dụng
Bài 1: Một hợp chất X gồm 3 nguyên tố C , H ,O có thành phần % theo khối lượng lần lượt là : 37,5% ; 12,5% ; 50% . Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 16 . Tìm CTHH của X?
Bài 2: Cho biết hợp chất của nguyên tố R (hóa trị x) với nhóm SO4 có 20% khối lượng thuộc nguyên tố R 
Thiết lập biểu thức tính nguyên tử khối của R theo hóa trị x ?
Hãy tính % khối lượng của nguyên tố R đó trong hợp chất của nguyên tố R với ôxi (không cần xác định nguyên tố R)
Bài 3: Hợp chất A được cấu tạo bởi nguyên tố X hóa trị V với nguyên tố ôxi. Biết phân tử khối của hợp chất A bằng 142đvC. Hợp chất B được tạo bởi nguyên tố Y (hóa trị y , 1≤ y ≤ 3) và nhóm SO4 , biết rằng phân tử khối của hợp chất A chỉ nặng bằng 0,355 lần phân tử hợp chất B. Tìm nguyên tử khối của các nguyên tố X và Y . Viết CTHH của hợp chất A và hợp chất B ?
Bài 4: 
Tìm CTHH của ô xit sắt trong đó Fe chiếm 70 % về khối lượng 
 Khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và FexOy cùng số mol như nhau bằng hidro, thu được 1,76gam kim loại .Hòa tan kim loại đó bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,488 lit H2 (ở đktc). Xác định CTHH của ô xit săt trên?
Bài 5: Một hợp chất gồm 3 nguyên tố : Mg , C , O có phân tử khối là 84 đvC và có tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố là :mMg : mC : mO = 2 : 3 : 4 . Hãy lập CTHH của hợp chất?
Bài 6: a)Khí A chứa 80% C và 20% H . 1 lít khí A (đktc) nặng 1,34 gam . Xác định CTHH của A
 b)Đốt một hợp chất Y sinh ra khí CO2 , hơI nước và khí Nitơ. Trong thành phần của Y có nguyên tố nào? Vì sao?
Bài 7 : A là một ô xít của ni tơ có phân tử khối là 92 và tỉ lệ số nguyên tử N và O là 1:2 . B là một ô xít khác của nitơ , ở đktc 1 lit khí B nặng bằng 1 lit khí CO2 . Tìm CTHH của A và B ?
Bài 8 : Một hợp chất tạo bởi C và H có tỉ lệ khối lượng mC : mH =4: 1 .Biết phân tử khối của hợp chất là 30 đvC . Hãy tìm công thức phân tử của hợp chất ?
Bài 9 : Đốt cháy hỗn hợp gồm bột Fe và S thu được hợp chất sắt sunfua. Biết 2 nguyên tố này kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 7 phần Fe và 4 phần S.. Tìm CTHH của hợp chất ?
Bài 10: Xác định CTHH của A và B biết rằng :
Đem nung 30,3 gam muối vô cơ A thì thu được 3360ml khí O2 (ở đktc) và một chất rắn có thành phần khối lượng gồm : 45,88% K , 16,48% N , 37,64 % O 
B là một ô xit của kim loại R chưa rõ hóa trị ,biết tỉ lệ khối lượng của ô xi bằng 1/8%R
Bài 11: Tìm CTHH của một ôxít sắt biết phân tử khối là 160, tỉ lệ khối lượng của săt và ôxi là 7/3 
Bài 12: Hãy tìm công thưc đơn giản nhất của một loại lưu huỳnh ôxit , biết rằng trong ôxit này có 2 gam S kết hợp với 3 gam ôxi
Bài 13: Cho biết khối lượng mol của một ôxit kim loại là 160 gam . Thành phần về khối lượng của kim loại trong ôxit là 70%. Lập CTHH của ôxit đó ?Gọi tên ôxit đó ?
Bài 14: Hãy tìm thể tích khí ôxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A. Biết rằng :
 _ Khí A có tỉ khối so với không khí là 0,552
 _ Thành phần theo khối lượng của khí A là : 75% C , 25% H 
 Các thể tích khí đều đo ở đktc 
Bài 15: Một hỗn hợp khí của nitơ gồm :NO , NO2 , NxO biết thành phần phần trăm về thể tích của các khí trong hỗn hợp là : %VNO = 50% , VNO2 = 25%. Thành phần phần trăm về khối lượng của NO trong hỗn hợp là 40% . Xác định CTHH của khí NxO?
Bài 16: Cho 2,1 gam kim loại A hóa trị I vào nước dư thu được lượng H2 nhỏ hơn 1,12 lít khí ở đktc . Nếu cho 8,2 gam kim loại A vào nước dư thì lượng H2 thoát ra vượt quá 2,24 lít (ở đktc). Xác định kim loại A?
Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn 23 gam hợp chất A cần 33,6 lít ôxi (đktc) và thu được thể tích CO2 bằng 2/3 thể tích hơI nước . Xác định CTHH của A. Biết rằng tỉ khối hơi của A so với khí ôxi là 1,4375
Bài 18: Có 2 khí: A là hợp chất của nguyên tố X với ôxi ; B là hợp chất của nguyên tố Y với H . Trong 1 phân tử A hoặc B chỉ có một nguyên tử X hoặc Y . Trong A ôxi chiếm 50% , còn trong B Hidro chiếm 25% . Tỉ khối của A đối với B là 4 . xác định CTHH của khí A và B?
Bài 19: Lập CTHH của các ôxít có thành phần như sau: 30,43% N , còn lại là ôxi . Phân tử khối của ôxít là 46 đvC 
Bài 20: tìm CTHH trong các trường hợp sau :
Một hợp chất có thành phần phần trăm theo khối lượng là :43,4%Na ; 11,3%C ; còn lại là O
Một ôxít của kim loại X chưa rõ hóa trị trong đó kim loại X chiếm 70% về khối lượng 
Bài 21: 
Ô xít của một nguyên tố hóa trị V chứa 43,67% nguyên tố đó .Xác định CTHH của ôxit?
Ôxít của một nguyên tố hóa trị III chứa 17,29%O. Xác định CTHH của ôxít đó ?	
Ôxít của một nguyên tố hóa trị IV chứa 13,4% khối lượng ôxi.Xác định CTHH của ôxit?
Bài 22: Cho biết tỉ lệ khối lượng của các nguyên tử trong hợp chất cacbon đisunfua là 3/16 . Hãy tính tỉ lệ số nguyên tử C và S trong hợp chất cacbon đisunfua, tỉ lệ này có phù hợp với công thức hóa học của hợp chất CS2 không?
Bài 23:
Một ôxít của nitơ có phân tử khối là 108 , biết mN : mO = 7: 20. Tìm CTHH của ôxít đó ? 
Khi ôxi hóa một nguyên tố hóa học có hóa trị IV bằng ôxi người ta thu được 2,54 gam ôxít .Xác định nguyên tố đó 
Một loại sắt clorua chứa 44% Fe còn lại là Cl . Tính hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất 
Hợp kim đồng và nhôm là 1 hợp chất hóa học chứa 12,3% nhôm . Hãy tìm CTHH đơn giản nhất của hợp chất đó ?
Bài 24: 
Xác định CTHH một ôxít của nhôm , biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và ôxi là: 4,5 : 4 
 *******************************************************
Chuyên đề 6: DẠNG BÀI TẬP TÍNH THEO PTHH
I.Dạng 1: Dạng toán đơn giản
Hướng dẫn giải
 Các bước tiến hành :
Viết phương trình hóa học
Chuyển đổi khối lượng hoặc thể tích chất khí thành số mol chất
Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc sản phẩm.
Chuyển đổi số mol chất thành thành khối lượng( m = n x M) hoặc thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn ( V = 22,4 x n)
Vận dụng
Bài 1: Cho sơ đồ phản ứng : Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
 Nếu có 2,8 g sắt tham gia phản ứng, em hãy tìm : 
Thể tích khí Hidro ở đktc
Khối lượng HCl cần dùng.
Bài 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí oxi bằng cách đốt nóng kali clorat:
 2KClO3 2KCl + 3O2
 Hãy dùng phương trình hóa học để trả lời câu hỏi sau :
Muốn điều chế được 4,48 lít khí oxi(đktc) cần dùng bao nhiêu gam KCl O3
Nếu có 1,5 mol KClO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được bao nhiêu gam khí oxi?
Nếu có 0,1mol KClO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được bao nhiêu mol chất rắn và chất khí.
Bài 3: Cho khí hidro dư đi qua đồng (II) oxit nóng màu đen, người ta thu được 0,32g kim loại đồng màu đỏ và hơi nước ngưng tụ .
Viết pthh xảy ra.
Tính khối lượng đồng (II) oxit tham gia phản ứng.
Tính thể tích khí hidro ở dktc đã tham gia phản ứng.
Tính lượng nước ngưng tụ thu được sau phản ứng.
Bài 4: a. Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết hương trình hóa học. 
 b. Nếu muốn đốt cháy 20 mol CO thì cần phải dùng bao nhiêu mol O2 để sau hản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất.
 c. Hãy điền vào ô trống số mol các chất hản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 nban đầu được lấy đúng tỉ lệ về số mol các chất theo phương trình hóa học.
Số mol
Các thời điểm
Các chất phản ứng
Sản phẩm
CO
O2
CO2
Thời điểm ban đầu
20
......
.................
Thời điểm t1
15
......
.................
Thời điểm t2
..........
1,5
.................
Thời điểm kết thúc t3
..........
.......
20
Bài 5: Cho khí hidro dư đi qua sắt (III) oxit Fe2O3 đun nóng người ta thu được 11,2g Fe . Tính lượng sắt (III) oxit đã tham gia phản ứng.
Bài 6: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
Tính số gam sắt và oxi cần dùng để có thể điều chế được 2,32g oxit sắt từ.
Tính số gam kali penmanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi cần dùng cho hản ứng trên, biết rằng khi đun nóng 2 mol KMnO4 thì thoát ra 1 mol O2.
Bài 7: Khi nung 2,8g Silic (Si) trong khí oxi, cho 6g SiO2 và 36g nước . Các số liệu có phù hợp với định luật thành phần không đổi không.
Bài 8: Trên đĩa cân ở vị trí thăng bằng, có đặt một cốc có dung tích 0,5 lit. Sau đó, người ta dùng khí cac bonic CO2 để đẩy không khí ra khỏi cốc đó. Hỏi phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân bao nhiêu để cân trở lại thăng bằng? Biết CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí, thể tích CO2 tính ở đktc.
II.Dạng 2: Dạng toán quy giải về 100.
Bài 1: Hỗn hợp gồm CaCO3 lẫn Al2O3 và Fe2O3 trong đó Al2O3 chiếm 10,2% còn Fe2O3 chiếm 9,8%. Nung hỗn hợp này ở nhiệt độ cao thu được chất rắn có khối lượng bằng 67% khối lượng hỗn hợp ban đầu. Tính % khối lượng chất rắn tạo ra.
Hướng dẫn giải
Gọi hỗn hợp ban đầu có khối lượng là 100g thì khối lượng của Al2O3 = 10,2g ; Fe2O3 = 9,8g ( không đổi) và khối lượng CaCO3 = 80g
Khi nung : CaCO3 à CaO + CO2 
Độ giảm khối lượng = 100 – 67 = 33( gam) là khối lương CO2 ứng với 0,75 mol
Theo phương trình hóa học CaCO3 bị phân hủy = 0,75 mol hay 75g và dư 5 gam.
Vậy chất rắn tạo ra gồm : 10,2g Al2O3 = 15,22%, 9,8g Fe2O3 = 14,62 %, 5 gam CaCO3 dư = 7,4% và 62,6 % CaO.
Bài 2: Hỗn hợp gồm NaCl và KCl ( hỗn hợp A) tan trong nước tạo thành dung dịch. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch này tạo ra một lượng kết tủa bằng 229,6% so với A. Tìm % mỗi chất trong A.
Bài 3: Hỗn hợp gồm NaCl và NaBr khi tác dụng với AgNO3 dư thì tạo ra 1 lượng kết tủa bằng lượng AgNO3 đã phản ứng. Tìm % mỗi chất trong hỗn hợp.
Bài 4: Hỗn hợp chứa Fe, FeO, Fe2O3. Nếu hòa tan A gam hỗn hợp bằng HCl dư thì lượng H2 thoát ra bằng 1% lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử a gam hỗn hợp bằng H2 nóng, dư thì thu được một lượng nước bằng 21,15% lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Xác định % mỗi chất trong hỗn hợp.
Bài 5: Hỗn hợp A gồm oxit của một kim loại hóa trị II và muối cacbonat của kim loại đó được hòa tan hết bằng axit sunfuric loãng vừa đủ tạo ra khi B và dung dịch D. Đem cô cạn dung dịch D thu được một lượng muối khan bằng 168% lượng A. Biết lượng khí B bằng 44% lượng A. Hỏi kim loại hóa trị II nói trên là nguyên tố nào? % khối lượng mỗi chất trong A là bao nhiêu?.
Bài 6: Hỗn hợp gồm CaCO3 và CaSO4 được hòa tan bằng axit H2SO4 vừa đủ. Sau phản ứng đun cho bay hơi bớt nước và lọc được một lượng kết tủa bằng 121,43% lượng hỗn hợp đầu. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Bìa 7: Muối A tạo bởi kim loại M ( hóa trị II) và phi kim X (hóa trị I) . Hòa tan 1 lượng A vào nước được A’ . Nếu thêm AgNO3 dư vào A’ thì lượng kết tủa tách ra bằng 188% lượng A. Nếu thêm Na2CO3 dư vào dung dịch A’ thì lượng kết tủa tách ra bằng 50% lượng A. Hỏi kim loại M và phi kim X là nguyên tố nào ? Công thức muối A?.
Bài 8: Hỗn hợp A gồm các kim loại Mg, Al, Cu. Oxi hóa hoàn toàn m gam A thu được 1,72.m gam hỗn hợp 3 oxit với hóa trị cao nhất của mỗi kim loại. Hòa tan m gam A bằng dung dịch HCl dư thu được 0,952m dm3 H2 ở đktc. Tính % lượng mỗi kim loại trong A ( cho biết hóa trị mỗi kim loại không đổi trong A)
Bài 9: Nung nóng 1,32a gam hỗn hợp Mg(OH)2 và Fe(OH)2 trong không khí đến lượng không đổi nhận được chất rắn bằng a gam. Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit tạo ra.
Bài 10: Cho m gam hỗn hợp Na và Fe tác dụng hết với axit HCl, dung dịch thu được cho tác dụng với bri hidroxit dư rồi lọc kết tủa tách ra, nung trong không khí đến lương không đổi thu được chất rắn nặng m gam. Tính % lượng mỗi kim loại ban đầu.
III. Dạng 3: Dạng toán: Hiệu xuất phản ứng
Hướng dẫn giải
Hiệu xuất được tính dựa vào công thức
1. Dựa vào sản phẩm tạo thành
 Khối lượng của sản phẩm thực tế
Hs(%) = 	x 100%
 Khối lượng của sản phẩm tính theo lí thuyết
2.Dựa vào chất tham gia phản ứng
 Khối lượng của chất tham gia phản ứng the

File đính kèm:

  • docBoi_duong_HSG_Hoa_8.doc