Bộ 10 đề thi học kỳ 1 môn tiếng Việt - Lớp 4

Câu 8: Hãy đặt câu hỏi cho câu: “Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt” là: (0,5 điểm)

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)

B.I. Chính tả (nghe – viết ) (2,0 điểm) (khoảng 15 phút)

Bài viết: Cánh diều tuổi thơ

(SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 146)

 (Viết đoạn: tuổi thỏ.đến những vì sao sớm.)

 B.II. Viết đoạn, bài (3,0 điểm) (khoảng 35 phút )

Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em thích .

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT-LỚP 4

A. I: Đọc thành tiếng (1 điểm) (HS đọc khoảng 100 chữ / 1 phút )

Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát 0,25 điểm

Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. 0,25 điểm

Đọc diễn cảm 0,25 điểm

Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu 0,25 điểm

 

doc40 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ 10 đề thi học kỳ 1 môn tiếng Việt - Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm).
- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).
II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: b
Câu 2: d
Câu 3: d
Câu 4: a
Câu 5: a
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.
Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.
II. Tập làm văn: (5 điểm) 
- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm
Bài tham khảo
	Tôi là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ở trường làng. Tôi thích lắm. Không những thích học mà còn thích thả diều nữa. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ nghèo đi chăn trâu, tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. Tôi đọc thuộc làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo rất ngạc nhiên.
	Việc học của tôi là thế nhưng vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học. Tôi nhớ lớp, nhớ thầy, thèm được đi học như các bạn trạc tuổi tôi. Tôi nghĩ cách học lén. Ban ngày, đi chăn trâu, tôi tranh thủ nấp ngoài của lớp nghe thầy giảng bài. Tôi đến, đợi các bạn học xong, tôi mượn vở về học. Tôi cũng đèn sách như ai nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây, hoặc mảnh gạch vụn. Đèn của tôi là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu vừa học, vừa thả diều vừa học nhưng kiến thức của tôi không thu kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế nhưng cánh diều của tôi vẫn bay cao trong vũ trụ, tiếng sáo diều vẫn vi vút trên bầu trời rộng khôn cùng. Tôi vui sướng nhìn cánh diều do tự tay tôi làm nên đang bay bổng trên cao.
	Năm tôi mười ba tuổi, nhà vui mở khoa thi chọn người tài. Một hôm, tôi cùng các bạn đang thả diều ngoài đồng, thầy giáo trong làng tìm tôi và bảo:
Thầy biết con có chí và học giỏi. Tuy nhà nghèo nhưng con rất hiếu học. Con hãy tham gia cuộc thi này! Đất nước đang cần những người tài giỏi.
Tôi ngạc nhiên và do tự thì thầy giáo nói tiếp:
Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ để con an tâm bước vào kì thi này.
Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để lên kinh đô ứng thí. Tôi dự thi và đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sổ sách là “Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam”.
Từ thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều:
	“Có chí thì nên – Có công mài sắc có ngày nên kim.”
Đề số 4
TRƯỜNG TH ĐẠI LÃNH 2
Lớp: 4... 
Họ tên: 
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ
Năm học: 2014 - 2015
Môn: Tiếng Việt
Ngày kiểm tra: 29/12/2014
PHẦN ĐỌC (40 PHÚT)
I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:
Bàn tay người nghệ sĩ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi.
Sưu tầm
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
A. Đất sét B. Thiên nhiên C. Đồ ngọc
Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?
A. Sự kiên nhẫn B. Sự chăm chỉ C. Sự tinh tế
Câu 3: Pho tượng Quan Âm có điều gì khiến người ta không thể tưởng tượng nổi?
A. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.
B. Pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy.
C. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo.
D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Theo em, bài đọc "Bàn tay người nghệ sĩ" thuộc chủ điểm nào đã học?
A. Trên đôi cánh ước mơ B. Măng mọc thẳng C. Có chí thì nên
Câu 5: Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau:
Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Câu 6: Ghi lại các động từ, tính từ trong câu sau:
Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.
Các động từ:..........................................................................................
Các tính từ ............................................................................................
Câu 7: Tìm một từ trái nghĩa với từ "quyết chí"
.........................................................................................................
.........................................................................................................
II/ Đọc thành tiếng:
Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 khoảng: 1 phút 30 giây – 1 phút 50 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:
Bài 1: "Dế mèn bênh vực kẻ yếu"; đọc đoạn "Từ trong hốc đá,....quang hẳn." (trang 15).
Bài 2: "Người ăn xin"; đọc đoạn: "Trên người tôi .... của ông lão." (trang 30 và 31)
Bài 3: "Đôi giày ba ta màu xanh"; đoạn: "Sau này..., nhảy tưng tưng." (trang 81)
- Thời gian kiểm tra:
Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.
Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.
PHẦN VIẾT (40 PHÚT)
1. Chính tả: (5 điểm) - 15 phút
Nghe - viết: Bài Thư thăm bạn (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 25, 26)
Từ: Mình tin rằng ... đến ....Quách Tuấn Lương
2. Tập làm văn: (5 điểm) - 25 phút.
Đề: Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
PHẦN ĐỌC (40 PHÚT)
I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (5 điểm)
Điền đúng mỗi câu ghi: 0.5 điểm
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4: C
Câu 5 (Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật)
Câu 6:
a) nở; cho
b) rực rỡ; tưng bừng
II Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Có thể phân ra các yêu cầu sau:
1/ Đọc đúng tiếng, đúng từ
Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm
2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,0 điểm
Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm
Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: không ghi điểm
3/ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm
Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm
Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: không ghi điểm
4/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định
Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm;
Đọc trên 1 phút: không ghi điểm.
5/ Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1,0 điểm
Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: ghi 0,5 điểm
PHẦN VIẾT (40 PHÚT)
I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi (hoặc chỉ mắc 1 lỗi) chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: ghi 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Nếu chữ viết không rõ ràng; sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 1 điểm cho toàn bài.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Bài được ghi điểm 5 phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Viết được đoạn văn tả một đồ dùng học tập theo đề bài
Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể ghi một trong các mức sau: 4.5 – 4.0- 3.5 – 3.0 – 2.5 – 2.0 – 1.5 – 1.0 – 0.5.
Đề số 5
TRƯỜNG TH ĐỊNH HIỆP
LỚP: 4/	
TÊN:
ĐỀ KIỂM TRA GIŨA HỌC KÌ I NĂM 2013- 2014
MÔN: TIẾNG VIỆT
THỜI GIAN: 40 PHÚT
Ngày kiểm tra: ../10/2013
I/ Đọc thầm bài: 
NGƯỜI ĂN XIN
	Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
	Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
	Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
	Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
	- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
	Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
	- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
	Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.
	Theo Tuốc-ghê- nhép
II/ Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1/ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
Một người ăn xin già lọm khọm.
Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại
Cả hai ý trên đều đúng.
2/ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
Cậu bé chân thành thương xót ông lão ăn xin.
Cậu bé muốn giúp đỡ ông lão ăn xin.
Cả hai ý trên đều đúng.
3/ Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
Cậu bé không cho ông lão cái gì cả.
Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng.
Cậu bé đã cho ông lão một ít tiền.
4/ Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
Cậu bé không nhận được gì ở ông lão ăn xin.
Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm.
Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một lời nói.
5/ Trong câu: “Lúc ấy, tôi đang đi trên phố.” Từ nào là danh từ?
tôi
đi
phố
6/ Từ nào là từ láy?
tả tơi
tái nhợt
thảm hại
7/ Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết?
Trâu buộc ghét trân ăn.
Môi hở răng lạnh.
Ở hiền gặp lành.
8/ Dấu hai chấm trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?
	Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
	- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
a. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
c. Cả hai ý trên.
B. Kiểm tra viết:
1/ Chính tả : Nghe - viết: 
Người ăn xin
 Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
	Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
	Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
	- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
2/ Tập làm văn:
	Chọn một trong hai đề sau:
	1/ Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ,) đang ở xa, để hỏi và chúc mừng năm mới người thân đó.
	2/ Em hãy viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.	 
Đáp án 
I/ Đọc hiểu: mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm
1/ ý c
2/ ý c
3/ ý b
4/ ý b
5/ ý a
6/ ý a
7 /ý b
8 /ý c
II/ Chính tả: 5 điểm
Sai 1 lỗi trừ 0,5 điểm, sai âm đầu, vần thanh trừ 0,5 điểm
III/ Tập làm văn: Chọn một trong hai đề (5 điểm)
 - Hs nêu lí do và mục đích viết thư (0,5 điểm)
Thăm hỏi tình hình người viết thư (1,5 điểm)
Thông báo tình hình của người viết thư (1,5 điểm)
Cuối thư (Ghi lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa hẹn của người viết thư, chữ kí và họ tên của người viết thư (1,5 điểm)
Hs viết sai lỗi chính tả toàn bài trừ 0,5 điểm.
Đề số 6
PHÒNG GD & ĐT TRẦN ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG TH TÀI VĂN 2 NĂM HỌC: 2015-2016 
Lớp 4: .... Môn: Tiếng Việt: Khối 4
Họ và tên:.......................................... Ngày KT....../ 12/ 2015
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt.
 Cho văn bản sau: 
Văn hay chữ tốt
Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?
Cao Ba Quát vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. 
	A.I. (1 điểm) Đọc thành tiếng : Đọc một trong 4 đoạn văn của văn bản.
	Đoạn 1: Thuở đi học . . . .sẵn lòng
	Đoạn 2: Lá đơn. . . . cho đẹp
	Đoạn 3: Sáng sáng . . . chữ tốt.
 Trả lời câu hỏi do giáo viên nêu 
A.II. Đọc thầm và làm bài tập bài Ông trạng thả diều (khoảng 15- 20 phút ):
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1 (0,5 điểm): Vì sao Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém? 
A/ Văn hay – chữ xấu	B/ Văn hay	C/ Văn hay – chữ xấu
Câu 2 (0,5 điểm): Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát ân hận ? 
A/ Chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường. 	
B/ Chữ ông đẹp quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.	
C/ Văn ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.
Câu 3 (0,5 điểm): Từ nào là từ láy trong câu: Có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản. 
A/ Bà cụ	B/ Hàng sang	C/ Khẩn khoản
Câu 4(0,5 điểm) Buổi tối ông viết bao nhiêu trang vở mới đi ngủ?: 
A/ Chín trang.	B/ Mười quyển	C/ Mười trang
Câu 5 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây nói lên ý chí, nghị lực của Cao Bá Quát ? 
A/ Cần cù	 	B/ Quyết chí	C/ Chí hướng
Câu 6 (0,5 điểm): Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Văn hay chữ tốt? 
A/ Tiếng sáo diều. 	B/ Có chí thì nên.	C/ Công thành danh toại.
Câu 7 : Hãy viết lại động từ có trong câu sau: “Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng.” (0,5 điểm)
Câu 8: Hãy đặt câu hỏi cho câu: “Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt” là: (0,5 điểm)
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)
B.I. Chính tả (nghe – viết ) (2,0 điểm) (khoảng 15 phút)
Bài viết: Cánh diều tuổi thơ 
(SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 146)
 (Viết đoạn: tuổi thỏ....đến những vì sao sớm.)
 B.II. Viết đoạn, bài (3,0 điểm) (khoảng 35 phút )
Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em thích .
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT-LỚP 4
A. I: Đọc thành tiếng (1 điểm) (HS đọc khoảng 100 chữ / 1 phút ) 
Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát	0,25 điểm
Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.	0,25 điểm
Đọc diễn cảm 0,25 điểm
Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu	 0,25 điểm
Chú ý 
- Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm.
- Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm.
A. II: Đọc thầm (4 điểm) Học sinh khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
C
C
B
B
Câu 7 (0,5 điểm): Động từ là từ: Viết
Câu 8 (0,5 điểm): Ai nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt?
 Hay: Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người thế nào? 
B. I: Chính tả ( 2,0 điểm) 
- Không mắc lỗi chính tả, viết rõ ràng, sạch sẽ.( 2 điểm).
- Sai 4 lỗi trừ 0,25 điểm
- Bài viết không rõ ràng, trình bày bẩn, không đạt yêu cầu về chữ viết trừ 0,5 điểm toàn bài.
B. II: Tập làm văn (3,0 điểm)
1. Mở bài: Giới thiệu bài: Giới thiệu được đồ vật định tả, tên gì? Gặp trong trường họp nào ? (0,5 điểm)
2. Thân bài
a. Tả bao quát (hình dáng, màu sắc. . .) (1,5 điểm)
b. Tả từng bộ phận (chi tiết từng bộ phận mà đồ vật định tả) (0,75điểm)
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của về đồ vật được tả. (0,25 điểm)
Đề số 7
Trường Tiểu học Lương Tài
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 
NĂM HỌC: 2014 -2015
 Thời gian: 60 phút 
A- KIỂM TRA ĐỌC: 
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Đọc thầm bài tập đọc Ông Trạng thả diều (Sách Tiếng Việt 4 tập I, trang 104) và trả lời các câu hỏi sau:
 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền
A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường.
B. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
2. Vì sao chú bé Hiền được gọi là «Ông Trạng thả diều »? 
A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên.
B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
C. Vì chú bé hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi.
3. Trong câu « Rặng đào đã trút hết lá », từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút ?
A. rặng đào B. đã C. hết lá
4. Trong câu « Chú bé rất ham thả diều » từ nào là tính từ ?
 A. rất B. ham C. thả diều
5. Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc từ loại nào?
 A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
II. Đọc thành tiếng : Đọc một trong hai đoạn văn của bài Ông Trạng thả diều.
 Đoạn 1: Từ đầu đến vẫn có thì giờ để chơi diều.
 Đoạn 2: Từ “Sau vì nhà nghèo quá,vượt xa các học trò của thầy”
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả (nghe - viết):
 Bài: Chiếc xe đạp của chú Tư (trang 179)
II. Tập làm văn
 Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.
Đáp án đề thi cuối học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt - TH Lương Tài năm 2014
A- KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5 điểm) 
Câu 1: c
Câu 2: b
Câu 3: b
Câu 4: b
Câu 5: c
II. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
B- KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
I. Chính tả: (5 điểm)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Đề số 8
PHÒNG GD & ĐT TP MỸ THO KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
Trường TH Thái Sanh Hạnh
Họ và tên:.
Lớp Bốn
	NĂM HỌC 2014 – 2015 
	Ngày kiểm tra 26 tháng 12 năm 2014
	MÔN ĐỌC THẦM LỚP 4
	(Thời gian làm bài 30 phút không kể thời gian giao đề)
A. kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt:
Cho văn bản sau: 
Kéo co 
 1. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác,nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
 Kéo co phải đủ ba keo.Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng. 2. Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ.Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội. 3. Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng.Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc. 
 	(Theo Toan Ánh)
A.1. (1 điểm) Đọc thành tiếng: đọc một trong ba đoạn của văn bản.
A.2. Đọc thầm và làm bài tập (khoảng 15 – 20 phút)
Dựa vào bài tập đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1 : Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện điều gì

File đính kèm:

  • docBO_10_DE_THI_HOC_KY_1_MON_TIENG_VIET_LOP_4_KEM_DAP_AN.doc