Biện pháp trồng bí da xanh đạt hiệu quả cao

- Khi trồng, mỗi hố ta có thể đặt từ 2 đến 4 hạt để đảm bảo mỗi hố cây đều có những mầm có thể phát triển.

- Khi trồng hố bí da xanh, ta nên để một lớp phân hoại mục dưới hố. Sau đó đặt hạt giống vào rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên. Tránh đào hố quá sâu và không được phủ một lớp đất dày lên trên hạt giống vì như vậy sẽ làm hỏng hạt giống và làm chậm thời gian phát triển của cây.

- Khi trồng xong ta nên đậy một mảnh bao hoặc lấy những lá cây to như lá của cây chuối đặt lên trên hố cây đề phòng khi trời mưa to ngập úng hạt giống.

- Sau khoảng 2 tuần thì những hố cây đã có ngọn dài 40-50cm thì ta bắt đầu dựng giàn cho bí bò lên.

+ Sủ dụng các cây tre, nứa, mai.để dựng giàn.

 

docx2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp trồng bí da xanh đạt hiệu quả cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm tác giả: Lớp 7/2
- Nguyễn Yến Nhi
- Nguyễn Văn Tài
- Trần Quốc khánh
1. Tên tình huống: BIỆN PHÁP TRỒNG BÍ DA XANH ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
2. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng bí da xanh trong nông nghiệp giúp cho người nông dân có năng suất cao hơn và chất lượng tốt.
3. Các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống:
- Về toán học:
+ Đo khoảng cách giữa các cây bí trong 1 hàng, khoảng cách giữa hàng với hàng
+ Dựng giàn, tính độ cao của các cột để dựng giàn. Độ cao của các cột có thể từ 1m8 đến 2m2 để thuận tiện cho việc thu hoạch, chăm sóc. 
- Về vật lí:
+ Thiết kế giàn bò cho cây bí trên một khu đất rộng rãi, thoáng, quang rạng sao cho đất trồng dưa leo nằm trên mặt phẳng tránh để đất chỗ cao chỗ thấp, mặt phẳng của giàn phải đều nhau.
+ Thiết kế giàn sao cho chắt chắn, tránh ngã đổ do gió, thiên tai, sức nặng của bí sau khi có quả
- Về hóa, sinh học:
+ Kết hợp bón phân, làm cỏ, vun gốc lấp phân. Lượng phân bón tính trên diện tích 1.000m2 
- Bón vôi nông nghiệp: lượng bón từ 30 – 50 kg tùy theo độ pH rải vôi đều trên mặt ruộng, kết hợp cày bừa đất tơi xốp. Bón vôi nên trước bón lót ít nhất 10 ngày.
- Bón lót: lúc làm đất, chôn toàn bộ phân chuồng và bỏ lỗ lúc gieo hạt, tổng cộng khoảng 2 – 3m3
- Bón thúc: tùy tình hình cây phát triển giữ 2 lần bón thúc và sau bón thúc lần 4, nên tưới phân DAP hoặc NPK 16 – 16 – 8, hoặc phun phân bón lá BẢO ĐẮC bổ sung để cho cây phát triển tốt nhất.
- Về công nghệ: 
+ Làm đất: Đất 3 năm trước đó không trồng họ bầu, bí da xanh,dưa leo, dưa hấu, khổ qua, bí đỏ, là tốt nhất, không trồng gần những ruộng bí, bầu... gần tàn vì nếu không sẽ bị nhiễm sâu bệnh làm giảm năng suất.
- Đất trồng không bị phèn mặn, độ pH thích hợp từ 6 – 6,5, nếu độ pH thấp hơn 5,5 phải bón thêm vôi để tăng độ pH thích hợp. Cây bí da xanh phát triển tốt ở đất pha cát, đất thịt nhẹ thoát nước tốt, có nhiều chất hữu cơ. Vì rễ bí da xanh yếu có thể được phủ Plastic hay rơm rạ để giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại, giản chi phí trong chăm sóc.
+ Kiểm tra sâu bệnh hại, chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại tới ngưỡng gây hại, tránh lạm dụng thuốc kích thích.
+ Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để bí sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
4+5. Cách giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
- Trồng bí da xanh không nhất thiết phải trên các khu đất màu mỡ mà ta có thể trồng ở vùng đất khô cằn, hay trên các khu đồi bỏ hoang. Ta có thể chăm bón, vun xới để làm tăng độ phì nhiêu cho đất hay sử dụng những phế phẩm trong chăn nuôi hay trong công nghiệp để cải thiện đất cho cây trồng. Ví dụ như ta có thể sử dụng phân bò là sản phẩm thừa ta thu được, đem về phơi, ủ cho hoại mục. Sau đó đem vun xới trực tiếp vào đất trồng ( chỉ vun xới những chỗ đất trồng).
- Khi trồng, mỗi hố ta có thể đặt từ 2 đến 4 hạt để đảm bảo mỗi hố cây đều có những mầm có thể phát triển.
- Khi trồng hố bí da xanh, ta nên để một lớp phân hoại mục dưới hố. Sau đó đặt hạt giống vào rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên. Tránh đào hố quá sâu và không được phủ một lớp đất dày lên trên hạt giống vì như vậy sẽ làm hỏng hạt giống và làm chậm thời gian phát triển của cây.
- Khi trồng xong ta nên đậy một mảnh bao hoặc lấy những lá cây to như lá của cây chuối đặt lên trên hố cây đề phòng khi trời mưa to ngập úng hạt giống.
- Sau khoảng 2 tuần thì những hố cây đã có ngọn dài 40-50cm thì ta bắt đầu dựng giàn cho bí bò lên.
+ Sủ dụng các cây tre, nứa, mai......để dựng giàn.
+ Dùng những đoạn tre gốc trồng xuống đất để tạo thành những hàng trụ, độ sâu của trụ ít nhất là 50 cm.
+ Với những hộ gia đình lâu năm có thói quen sử dụng cọc bê tông và dây thép để dựng giàn đảm bảo độ chắc chắn để sử dụng trong nhiều năm. 
+ Tùy thuộc vào từng hộ gia đình để lựa chọn các dựng giàn.
- Đây cũng là thời kì cây trồng vào giao đoạn sinh trưởng và phát triển vậy nên cần tăng cường vun xới đất, bón phân hợp lí, đảm bảo đủ lượng nước tưới để cây trồng cho năng suất cao.
- Khoảng 8 tuần, sau khi ngọn đã leo kín giàn thì cần bón thêm cho mỗi hố một ít phân lân để kích thích cây ra nhiều quả và cho quả xanh hơn.
- Cần thường xuyên kiểm tra giàn và bắt ong tránh ong đậu vào những quả.
- Từ lúc bỏ hạt cho đến lúc bí bò kín giàn mất khoản 1-2 tháng nên kéo dài từ 1 đến 2 tháng, nên ta có thể trồng xen một số loại cây dẽ sinh trưởng như cải, xà lách, ngò.... dưới giàn để tăng thêm thu nhập.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Các biện pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống dựa trên các kiến thức đã học. Các biện pháp trên nếu biết áp dụng đúng cách và hợp lí với những loại cây trồng thì kết quả thu được sẽ tốt hơn. bí da xanh là một loại cây rất dễ trồng trong nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
- Trên đây là một số học hỏi của nhóm chúng tôi về tự nhiên và những hiểu biêt dựa trên những gì đang học. Chúng tôi mong rằng các biện pháp trên được áp dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Chúc cho những người trồng bí da xanh có một mùa bội thu và đạt năng suất cao hơn.

File đính kèm:

  • docxbai_thi_lien_mon_72.docx
Giáo án liên quan