Báo cáo môn Sinh học 9 - Chủ đề: Ô nhiễm môi trường nước - Nhóm 2

Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực.

Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v. Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật bản, giun đỏ, trứng giun v.v.

Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển; xa hơn nữa là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết ngạt các sinh vật sống ở môi trường nước.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo môn Sinh học 9 - Chủ đề: Ô nhiễm môi trường nước - Nhóm 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 2: BÀI THUYẾT TRÌNH: “Ô NHIỄM NƯỚC”
Nội dung
MINH HỌA
I. Vai trò của nước 
1. Đối với sinh vật
2. Đối với các ngành kinh tế
3. Đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người
 Nếu không có nước thì điều gì sẽ xảy ra? Nước có vai trò gì đối với con người và các sinh vật trên trái đất?
+ Đối với các sinh vật ở cạn, sau nhân tố nhiệt độ, nước (ở cả thể lỏng – dạng nưới và thể khí - độ ẩm trong không khí) là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng cần cho sinh sản, trao đổi chất...
 - Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể (một số cây mọng nước, Ruột khoang nước chiếm tới 98% trọng lượng cơ thể).
Đối với các mô, cơ quan, khi lượng nước thay đối tới < 10% sẽ dẫn tới tình trạng bênh lý.
- Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
* Nước đối với các ngành sản xuất kinh tế:
+ Nước cần cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. 
+ Nước là môi trường sống của các loại thủy, hải sản.
+ Nước là nguyên liệu, là dung môi, là chất xúc tác, ... cho các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ, sản xuất, ...
* Kết luận: Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể sinh vật; là yếu tố để thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, y tế, du lịch và cả an ninh quốc phòng. Giúp duy trì cân bằng của bầu khí quyển đem lại cho con người bầu không khí trong lành. 
II. Ô nhiễm nước
1. Phân biệt nước sạch và nước ô nhiễm
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước.
Phân biệt nước sạch và nước ô nhiễm?
- Nước sạch là nước: Không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người.
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. 
Chỉ khoảng  0.4% tổng lượng nước có trên Trái đất là con người có thể sử dụng được;.
- Hiện nay hơn 2 tỷ người của khoảng 40 quốc gia bị ảnh hưởng của sự suy thoái/thiếu hụt tài nguyên nước;
- Khoảng 2 triệu tấn chất thải được thải trực tiếp vào nguồn nước mỗi ngày,
- Khoảng ½ dân số toàn cầu chịu tác động của ô nhiễm nước;
- Dân số thế giới tăng nhanh, hiện nay đã đạt 7 tỷ người và tới năm 2050 con số này có thể sẽ tới 9 tỷ, làm tăng áp lực về nhu cầu nước do tăng dân số ngày càng cao dẫn tới gia tăng xung đột giữa những người sử dụng nước. Sự thiếu nước sẽ tăng nhanh gấp 2 lần so với tăng dân số;
* Nguyên nhân nào dẫn đến những thực trạng trên?
- Do tự nhiên:
Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
- Do con người:
+ Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học.
+ Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. (Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến bột ngọt VEDAN, nhà máy sản xuất giấy, bao bì...) 
+ Nước thải từ hoạt động y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người
Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. 
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v... Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật bản, giun đỏ, trứng giun v.v...
Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển; xa hơn nữa là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết ngạt các sinh vật sống ở môi trường nước.
III. Hậu quả
1. Đối với con người và các hoạt động sản xuất.
2. Đối với các sinh vật
Nếu con người và các sinh vật sống với nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
- Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. 
“liệu các ngành sản xuất có bị ảnh hưởng không?”.
- Ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển; xa hơn nữa là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết ngạt các sinh vật sống ở môi trường nước.
Xác mực nằm đầy tại các bãi biển vịnh Monterey.
- Thực vật: các chất độc trong nước gây nhiễm độc cho cây, làm ảnh hưởng các quá trình sinh lí của cây: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, vận chuyển nước và muối khoáng trong cây" Làm giảm năng suất cây trồng, thậm chí còn gây chết...
- Động vật: chịu ảnh hưởng giống con người, tuy nhiên đối với những loài sống dưới nước" làm giảm lượng ôxi hòa tan trong nước cộng thêm lượng chất độc có thể bị chết hàng loạt hoặc bị nhiễm độc gây ra nhiều bệnh tật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài động vật sống trong nước" thiệt hại kinh tế cho con người...
" Ngoài ra còn tạo điều kiện cho các loài sinh vật gây bệnh phát triển.
IV. Biện pháp bảo vệ nguồn nước
- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt hiện có; xây dựng các hệ thống cấp và thải nước.
- Xây dựng các hệ thống xử lí nước thải; cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế tới mức thấp nhất việc thải các chất độc ra môi trường.
- Khơi thông các dòng chảy, không đổ rác xuống các dòng chảy:
 - Đổ rác đúng nơi quy định, thực hiện hành vi văn hóa khi đổ rác.
+ Cùng thế giới thực hiện các khẩu hiệu về nước để cho mọi người trên thế giới đều có nước sạch để sử dụng.
V. Điều em muốn nói
- “Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu của sự sống”
( Water helps to improve the quality of the life)
- “Nước là cốt lõi của phát triển bền vững”
(Water is at the core of sustainable development)
- “Nước giúp nâng cao chất lượng cuộc sống !”
(Water helps improve quality of life)
Phần dịch thuật
Ô nhiễm nước (pollution water)
Nước là sự sống (water is Life)
Tác nhân gây ô nhiễm (polluting agents)...

File đính kèm:

  • docBao_cao_nhom_2_ve_o_nhiem_nuoc.doc