Bài thi ‘‘Tìm hiểu về hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam’’ (Trần Thị Nga)

Vai trò của gia đình có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người có ý định và quyết định Hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể, hiến mô tạng. Khi mà gia đình có sự bất đồng ý kiến, thì mong muốn của người có nguyện vọng hiến xác có thực hiện được hay không? người “có quyền quyết định” sẽ có tiếng nói cuối cùng. (Mỗi cá nhân trong di chúc sống (Living Vill) sẽ chọn người này trong những người thân nhất, có thể là người nhà, cũng có thể là người bạn thân). Nếu trong văn bản đó, mình không chọn ai cụ thể thì quyền ưu tiên sẽ theo thứ tự là vợ, chồng, con cái đã thành niên, cha mẹ. Tất nhiên sẽ tốt nhất nếu mình thuyết phục được thân nhân đồng ý với quyết định của mình từ khi còn sống, tránh những mâu thuẫn không cần thiết.

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi ‘‘Tìm hiểu về hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam’’ (Trần Thị Nga), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
Trả lời: Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội (khóa XIII) thông qua tại kỳ họp thứ 6, gồm 11 chương, 120 điều có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, giảm 01 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người. Nếu như Hiến pháp năm 1992 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được tại chương V thì ở Hiến pháp năm 2013 chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương II, chỉ xếp sau chương về chế độ chính trị. Đây không phải là sự ngẫu nhiên hoặc cơ học mà đây là một điểm mới, thể hiện tầm quan trọng của quyền con người trong Hiến pháp. Hiến pháp đã làm rõ hơn các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân; thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta.
Về tên chương cũng có sự thay đổi, nếu như ở Hiến pháp năm 1992 là "Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân", đến Hiến pháp năm 2013 chương này có tên là "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân". Qua đó để khẳng định quyền con người được Nhà nước thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo vệ theo Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Tại Điều 14 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, .....". So với Hiến pháp năm 1992 thì Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người, quyền công dân chỉ sẽ hạn chế trong một số trường hợp nhất định, tránh tình trạng xâm phạm quyền con người, quyền công dân.
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 thay cụm từ "mọi công dân" thành "mọi người", cụ thể tại Điều 16 quy định "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội". Bổ sung thêm quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật" tại Điều 19 Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
Tại khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”, đây là điểm mới so với Hiến pháp năm 1992, thể hiện được quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác của mọi người để chữa bệnh cho người thân, cũng như đề cao vai trò của bộ phận cơ thể người phục vụ cho việc nghiên cứu, chữa bệnh trong y học hiện nay.
Điểm mới mà tôi tâm đắc nhất là: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”
	Hiện nay đã có rất nhiều nước trên thế giới đã có Luật qui định vấn đề “Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác nhân đạo. Chính vì thế mà ngành y học của họ rất phát triển do được sự hỗ trợ tốt về  hành lang pháp lý thuận lợi, chặt chẽ và cần thiết. Còn ở Việt Nam thì đây là một vấn đề “nóng” đã và đang thu hút sự chú ý quan tâm, tranh luận của rất nhiều cấp bộ ngành. Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn hết sức quan trọng vì nó liên quan, và chịu sự ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố vấn đề khác nhau như: quyền được sống, quyền tự quyết, giá trị tinh thần gắn với đạo đức tín ngưỡng cùng vô số những quan điểm lý lẽ đan xen nhau. Nhưng khi đi vào phân tích theo 3 quan điểm của một vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn tới Chính trị và liên quan tới đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, có gắn với sự cần thiết để có ngành Y học phát triển trong một xã hội “hiện đại” thì có thể thấy rằng vấn đề hiến “xác”, hiến mô tạng, hiến bộ phận cơ thể người là một việc nên đưa vào cuộc sống. Bản thân của vấn đề này không làm ảnh hưởng tới “đời sống tinh thần” sau khi chết, mà còn thuận lòng người vì nghĩa cử cao đẹp, đáp ứng được nhu cầu thực tế của tất cả những người đang sống và vì sự phát triển của khoa học y học. Khi đi vào cuộc sống thì khi ấy sẽ được người dân chấp thuận, chắc chắn nó sẽ không vi phạm văn hoá dân tộc như trước đây mọi người trong xã hội vẫn lầm tưởng. Cho dù trong thời gian gần đây Đảng, Nhà nước, các cấp bộ ngành, tập thể và các cá nhân đã dần nhận ra rằng đây chính là một việc nên làm, bởi vì nó gắn với giá trị đạo đức, có giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc, đồng thời nó làm tái hiện sự sống, niềm vui từ những bộ phận trên cơ thể người chết. Tuy vậy, cần thiết phải có sự quản lý nhà nước về vấn đề này một cách chặt chẽ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của  người thân, gia đình các cá nhân tự nguyện hiến xác hoặc mô tạng. Đồng thời đáp ứng được nguyện vọng, tâm niệm của cá nhân người hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của mình sau khi chết. Chính vì điều này mà cần phải có sự cân nhắc, với các nguyên tắc trong việc hiến và nhận các bộ phận cơ thể đúng luật định như: tự nguyện với người hiến, người được ghép; vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; không được nhằm mục đích thương mại
	Vai trò của gia đình có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người có ý định và quyết định Hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể, hiến mô tạng. Khi mà gia đình có sự bất đồng ý kiến, thì mong muốn của người có nguyện vọng hiến xác có thực hiện được hay không? người “có quyền quyết định” sẽ có tiếng nói cuối cùng. (Mỗi cá nhân trong di chúc sống (Living Vill) sẽ chọn người này trong những người thân nhất, có thể là người nhà, cũng có thể là người bạn thân). Nếu trong văn bản đó, mình không chọn ai cụ thể thì quyền ưu tiên sẽ theo thứ tự là vợ, chồng, con cái đã thành niên, cha mẹ. Tất nhiên sẽ tốt nhất nếu mình thuyết phục được thân nhân đồng ý với quyết định của mình từ khi còn sống, tránh những mâu thuẫn không cần thiết.
	Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người mất chưa có quyết định hiến xác hay không (người ta thường ngại đề cập đến việc “chết” thì khi ấy gia đình sẽ quyết định chuyện này). Mỗi quốc gia đều có nền văn hoá, bản sắc tín ngưỡng khác nhau nên cũng có rất nhiều quan niệm và cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề “hiến xác nhân đạo”. Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết: hiện nay trên 50% các bộ phận cơ thể, cũng như xác chết nhân đạo, dùng cho việc thực nghiên cứu tại các trung tâm y học ở Việt Nam phần lớn là các xác chết có nguồn gốc từ nước ngoài và chủ yếu là ở các nước phương tây, mà các nước ở khu vực này có nền y học phát triển, ở đó họ có cách nghĩ, cách làm rất tiến bộ vì thế trước khi chết họ sẽ có quyết định hiến bộ phận cũng như toàn bộ thân thể của mình sau khi chết để phục vụ cho khoa học và nghiên cứu, đóng góp một phận thân thể của mình cho ngành y học phát triển. Đặc biệt họ luôn mong muốn và hy vọng rằng: sự đóng góp của họ sẽ được xã hội ghi nhận, giúp cho xã hội ổn định, để rồi ở đó người thân và gia đình của họ được hạnh phúc hơn. Đó chính là một việc nên làm, với những quyết định tiến bộ mà mỗi cá nhân và toàn thể xã hội nên ủng hộ và hưởng ứng. Theo lời của bạn Anh Mai Văn Đức, sinh viên năm thứ 5 trường Đại Học Y Hà Nội cho rằng: “chúng tôi là những sinh viên theo ngành y học, chính vì thế chúng tôi rất cần được thực hành trên những xác chết nhân đạo. Có như thế mới nâng cao được tay nghề, trình độ, giúp ổn định tốt trạng thái tâm lý trước khi thực hiện việc phẫu thuật cho những người bệnh. Chính vì điều này nên theo tôi vấn đề “hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người và lấy xác” để phục vụ cho khoa học và nghiên cứu là một việc cần thiết và nên làm, tôi rất ủng hộ vấn đề “hiến” xác nhân đạo, nếu việc này không trái pháp luật”. Còn theo lời của Nguyễn Thị Minh Khuê, sinh viên khoa Mỹ thuật công nghiệp - Đại học Kiến Trúc TP.HCM thì: “trước khi quyết định làm hồ sơ hiến thi hài, tôi đã đến trường y, đã thấy sự háo hức của sinh viên y khoa với môn phẫu thuật, tận mắt chứng kiến cảnh các bạn chăm chú tìm hiểu, phẫu thuật của những thi hài trong phòng thực tập. Và tôi nghĩ mình đã quyết định đúng”.
Còn theo lời của PGS Nguyễn Thế Hiệp, hiệu trưởng TTĐT-BDCBYT, nói như gửi gắm bao tâm tư, trăn trở của mình đến các thầy thuốc: “Từ ngày tốt nghiệp ra trường đến nay đã hơn 30 năm, tôi vẫn nhớ như in giờ phút được tiếp xúc với xác người. Chỉ dẫn của các thầy cô đi trước luôn nhắc nhở tôi và nhiều thế hệ thầy thuốc rằng không có mô hình nào có thể thay thế được xác con người. Vì vậy xác của những người đã mất không thể thiếu được trong quá trình đào tạo các sinh viên từ khi mới bắt đầu chập chững vào nghề y. Những người tình nguyện hiến xác đã không tiếc thân mình để cứu ngàn sự sống. Đó là sự hy sinh cao cả, vô bờ bến. Nếu như tất cả sinh viên y khoa, tất cả cán bộ y tế suy nghĩ, nhớ đến những tấm gương này. Thì chắc chắn không thể lệch lạc trên con đường của mình”Còn theo lời của TS.BS Phạm Đăng Diệu, chủ nhiệm bộ môn giải phẫu TTĐT-BDCBYT, cho biết ĐH Y Dược TP.HCM cho đến nay có khoảng 18.000 đăng ký tình nguyện “hiến xác”, riêng TTĐT-BDCBYT đã có khoảng 1.800 người đây là hai trường y khoa có số lượng người “hiến xác” lớn nhất cả nước. Người tình nguyện hiến xác gồm đủ thành phần từ trí thức, học sinh sinh viên đến công nhân, nông dân và cả các vị sư, ni sư và các cha cốTrong số này có rất nhiều gia đình cả nhà cùng tình nguyện hiến xác. Có người đã tình nguyện hiến xác còn động viên thêm mấy chục người thân và bạn bè cùng hiến xác
	Từ thực trạng của vấn đề “hiến xác nhân đạo” ở nước ta trong mấy năm gần đây có thể khẳng định rằng: các quan niệm có gắn với các phong tục, tập quán, tâm lý xác người chết đối với người còn sống là rất thiêng liêng, nhất là ở các vùng dân tộc. Nhưng sự thương tiếc này không còn dừng lại ở việc quá coi trọng “đời sống” tinh thần sau khi chết. Mà đã có sự chuyến biến tiến bộ hơn, đó là “Hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể người” là một việc làm có ý nghĩa đặc biệt với đức hy sinh của những người có tấm lòng nhân ái vì đồng loại, vì người đang sống, hiến “xác chết” của mình để thúc đẩy cho ngành khoa học và nghiên cứu phát triển.
	Hiến tặng bộ phận cơ thể là cơ hội để người chết tặng quà cho đời khi có người cần thay thế vì bệnh nan y và hàng ngàn người trên khắp thế giới đã được cứu mạng nhờ vào sợ hào hiệp của những người “biết vì cuộc sống của người khác”. Hiến tạng là một việc nên làm, tuy nhiên do bệnh truyền thống, có gắn chặt với tâm lý tiểu nông tiêu cực của nền “Văn hoá Á- Đông" nói chung và truyền thống, tập tục văn hoá của Việt Nam nói riêng thì vấn đề này vẫn chưa được mọi người ghi nhận và ủng hộ.
	Đặc biệt hiện nay phần lớn các nội dung của vấn đề này chủ yếu xoay quanh việc: Hiến xác nhân đạo, hiến các bộ phận cơ thể người có cần hoặc không cần sự đồng ý, cho phép của người thân, gia đình người hiến hay không? Đã có rất nhiều trường hợp đăng ký hiến xác, đến khi sắp thực hiện được nguyện vọng thì lại bị người thân và gia đình cản trở, dẫn đến nguyện vọng của họ đã không thực hiện được. Thật hạnh phúc khi chút xương, thịt còn lại của cuộc đời cũng có thể giúp đỡ được xã hội theo cách của nó.
	Tại Hoa Kỳ, Việc hiến tạng được Luật tiểu bang quy định, và có thể thay đổi nay mai. Bà Patty Klopper và chồng lấy nhau sau khi hoàn tất bậc Trung học. Chồng bà tên là John chết vào lúc 49 tuổi vì tai biến mạch máu não. Ban đầu bà Patty phản đối ý định hiến tặng thi thể của người chồng yêu quý, có những lúc làm cho bà không tưởng tượng nổi khi nghĩ đến việc đó, nhưng rồi bà đã đổi ý. Vì bà cho rằng nếu từ xác chết của chồng bà làm tốt cho ngành y học và nghiên cứu thì sau này sẽ không còn những người phải mất chồng và cùng chung cảnh ngộ như bà nữa.
	Cũng vì thế các tiểu bang của Hoa Kỳ đang xem xét để Luật có khả năng tiêu trừ xung đột tư tưởng, để rồi thống nhất các quy định. Có ý kiến cho rằng khi người thân có ý định hiến tặng (có di chúc) còn sống, gia đình có quyền từ chối, vì mạng sống là trên hết. Luật mới cũng có những quy định rằng không ai, kể cả gia quyến, có thể vượt quyền quyết định của người bệnh.
	Ngoài ra, các nhà đạo đức của ngành y quan ngại rằng người bệnh có thể bị đối xử khác trong những trường hợp sau cùng của thế gian, nếu là người có ý định hiến tặng. Bà patty Klopper sẽ quyết định hiến tặng “thân thể “ của mình sau này- Bà nói: “Chồng tôi đã dạy tôi biết cho”.
Phải chăng, đây chính là một quan điểm tiến bộ của những người biết thương yêu, biết kính trọng những gì còn lại mà ở đó họ cho là có ý nghĩa và hạnh phúc. Qua đây có thể chúng ta chắc chắn và khẳng định rằng: việc hiến xác nhân đạo, hiến các bộ phận của cơ thể là một việc là có tính thời đại vì sự phát triển của ngành y học và nghiên cứu, vì sự phát triển bền vững của xã hội và còn người. Đồng thời việc làm này không trái với “đạo lý người Việt” hơn nữa đây chính là việc làm của những người có nghĩa cử cao đẹp rất đáng để trận trọng và “tôn vinh”. Hiện nay đang được Đảng, nhà nước, các ban ngành, đoàn thể và cả xã hội quan tâm và ghi nhận, đây chính là một việc nên làm đúng với pháp luật và không trái với tâm linh, đạo đức. Sự cống hiến và hy sinh của họ tuy âm thầm, lặng lẽ nhưng vẫn mãi bất tử, xã hội cũng sẽ mãi mãi mang nặng ân nghĩa.
Câu 6: Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013. Phân tích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thực hiện quyền lực Nhà nước?
Trả lời:
- Về Quốc hội (Chương V)
Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cơ bản giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; cụ thể như sau:
Về Quốc hội:
 	Sửa đổi, bổ sung Điều 83 của Hiến pháp năm 1992, khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69).  
Về Ủy ban thường vụ Quốc hội: Hiến pháp làm rõ hơn thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội với tư cách là cơ quan thường trực của Quốc hội (Điều 73); chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (khoản 5 Điều 74);
Về Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: Xuất phát từ tính chất hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, cũng như yêu cầu của công tác cán bộ ở nước ta, Hiến pháp quy định theo hướng Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban; còn Phó Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên Hội đồng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban và Ủy viên Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn (Điều 75, Điều 76). Đồng thời, Hiến pháp quy định rõ hơn về quyền yêu cầu cung cấp thông tin và bổ sung quyền yêu cầu giải trình của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (Điều 77).
Về đại biểu Quốc hội: Hiến pháp tiếp tục quy định vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; đồng thời, khẳng định đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu và bổ sung quy định đại biểu Quốc hội có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội.
-Những điểm mới về Chính phủ(Chương VII)  
Trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 lần này, cùng với Chương về Chế độ chính trị, kinh tế-xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân, Chương về Chính phủ có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng, tương đối toàn diện, trong đó có một số sửa đổi, bổ sung cơ bản.
Về tính chất, vị trí của Chính phủ, nội dung, phạm vi và cơ chế thực hiện quyền hành pháp và hành chính của Chính phủ đều có những sửa đổi, bổ sung theo tinh thần đổi mới nhằm xây dựng Chính phủ mạnh, hiện đại, dân chủ, pháp quyền, thống nhất quản lý vĩ mô các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.
Trước hết, về vị trí, phạm vi và nội dung thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hiến pháp năm 2013 đã điều chỉnh, phân công lại ở mức độ nhất định, làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng thiết chế: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
-  Về Tòa án nhân dân (Chương VIII)
Trên cơ sở kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các nguyên tắc hoạt động của Toà án nhân dân, Hiến pháp bổ sung quy định Toà án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102). Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (khoản 3 Điều 102); sửa đổi quy định về hệ thống tổ chức Toà án (khoản 2 Điều 102) cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp theo hướng không xác định cấp Toà án cụ thể trong Hiến pháp mà để luật định,làm cơ sở hiến định cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động tư pháp, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.
Câu 7: Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm những cơ quan nào? Bạn hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với Nhân dân.
Trả lời:Chương IX - Chính quyền địa phương là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của nhân dân cả nước, đồng thời cũng là Chương nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp. Chương Chính quyền địa phương đã đánh dấu những thay đổi lớn của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992, đã làm rõ hơn tính chất của hệ thống cơ quan công quyền ở địa phương trong mối quan hệ với Trung ương, thể hiện tính gắn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa HĐND, UBND trong chính thể của chính quyền địa phương; đồng thời, cũng quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính. 
Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định (Điều 111).
Về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương: Hiến pháp năm 1992 không có điều khoản riêng quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương mà nội dung này được thể hiện thông qua các quy định về thẩm quyền của HĐND  và UBND. Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi cách tiếp cận khi bổ sung một điều mới (Điều 112) quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, khoản 1 của Điều này khẳng định rõ chính quyền địa phương có 02 loại nhiệm vụ được phân biệt với nhau:  (1) Nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; (2) Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định. 
Trong một Nhà nước đơn nhất như nước ta, nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của chính quyền địa phương là tổ chức và bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật tại địa phương. Đồng thời, chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ xuất phát từ tính đặc thù của địa phương. Đây là quy định thể hiện nhiệm vụ có tính tự quản cao của chính quyền địa phương, nhằm phát huy lợi thế của mỗi địa phương trên thực tế. 
Thứ hai, khoản 2 Điều 112 quy định rõ “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”. Có thể nói, đây là một định hướng quan trọng trong việc thiết kế cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền Trung ương (cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau) trong thời gian tới. Chỉ có trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền theo tinh thần phân cấp mạnh mẽ thì cơ chế xác định trách nhiệm, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền cũng như thực hiện việc kiểm soát quyền lực mới có hiệu quả

File đính kèm:

  • docHUONG_DAN_THI_TIM_HIIEU_HPPL_2015.doc