Bài tập tự luận kèm đáp án - Chương 3: Liên kết hóa học

Câu 10 ( câu tự luận)

a) (1)Nguyên tử là gì? Phân tử là gì? Phân tử của đơn chất và hợp chất khác nhau ở đặc điểm nào?

(2)Hãy nêu ý nghĩa của công thức hóa học.

b)Phân biệt các khái niệm :hóa trị, electron hóa trị , điện hoá trị , cộng hóa trị .

*a) (1) Nguyên tử là phần tử nhỏ bé cấu tạo nên vật chất , không bị phân chia trong phản ứng hóa

học .

-Phân tử là phần nhỏ bé đại diện cho một chất , mang đầy đủ tính chất của chất đó .

-Phân tử đơn chất chỉ gồm 1 loại nguyên tử hoặc các nguyên tử của cùng một nguyên tố .

pdf22 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5146 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập tự luận kèm đáp án - Chương 3: Liên kết hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành hợp chất Na2O, liên kết hình thành trong hợp chất này là liên kết ion. 
g) D + F tạo thành hợp chất CO2, liên kết hình thành trong hợp chất này là liên kết cộng hóa trị. 
h) F + H tạo thành hợp chất CH4, liên kết hình thành trong hợp chất này là liên kết cộng hóa trị. 
 7 
 Câu 5 ( câu tự luận) 
Hai nguyên tố A và B đều ở nhóm A. A tác dụng với HCl giải phóng khí hiđro. Số electron lớp 
ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố B bằng số lớp electron của nguyên tử nguyên tố A. Số hiệu 
nguyên tử của A bằng 7 lần số hiệu nguyên tử của B. 
a)Xác định khối lượng nguyên tử của A và B, viết cấu hình electron của chúng. 
b)A và B có thể tạo thành hai hợp chất X và Y. Viết công thức cấu tạo và giải thích liên kết trong X 
và Y, làm cách nào phân biệt được X và Y. 
*A tác dụng với HCl giải phóng khí hiđro đồng thời A thuộc các nguyên tố nhóm A, nên A phải là 
kim loại nhóm IA, hoặc IIA hoặc IIIA. 
B là phi kim vì B có thể tạo thành hợp chất với A và có số hiệu nguyên tử của A gấp 7 của B, do 
vậy B chỉ có thể là các phi kim ở nhóm IVA, VA, VIA, VIIA thuộc chu kì 2 (vì nếu B ở chu kì 3 
thì nguyên tố phi kim có số hiệu thấp nhất là 14 (Si), lúc đó A có số hiệu 14 × 7 = 98 thuộc nhóm 
nguyên tố phóng xạ ). Vậy B chỉ có thể là cacbon (Z = 6), nitơ (Z = 7), oxi (Z = 8) và flo (Z = 9). 
-Nếu B là cacbon (Z = 6) có cấu hình electron 1s22s22p2. Vậy B có 4 electron ngoài cùng, theo đề 
bài A là kim loại có 4 lớp electron ở chu kì 4 và A có số hiệu nguyên tử bằng 6×7 =42 là nguyên tố 
molipđen ở chu kì 5, trường hợp này không hợp với đề bài (A ở chu kì 4) nên loại. 
-Nếu B là nitơ (Z=7) có cấu hình electron 1s22s22p3. Vậy B có 5 electron lớp ngoài cùng, nên kim 
loại A thuộc chu kì 5 và có số hiệu nguyên tử bằng 7×7 =49 là nguyên tố inđi, kim loại nhóm IIIA. 
Nhưng In không tạo hợp chất với N nên loại trường hợp này. 
-Nếu B là oxi (Z = 8) có cấu hình electron 1s22s22p4. Vậy B có 6 electron lớp ngoài cùng nên kim 
loại A thuộc chu kì 6 và có số hiệu nguyên tử bằng 8 × 7 =56 là nguyên tố bari, kim loại nhóm IIA. 
-Nếu B là F (Z = 9) có cấu hình electron 1s22s22p5. Vậy B có 7 electron lớp ngoài cùng nên kim 
loại A thuộc chu kì 7 gồm các nguyên tố phóng xạ, loại trường hợp này. 
Vậy B là oxi có nguyên tử khối 16 và A là bari có nguyên tử khối bằng 137. 
b)A và B có thể tạo thành hai hợp chất: BaO và BaO2 
Liên kết trong BaO là liên kết ion. 
Liên kết trong BaO2 gồm 2 loại: liên kết ion giữa Ba – O và liên kết cộng hóa trị O – O 
 Câu 6 ( câu tự luận) 
a)Thế nào là độ âm điện? 
b)Dựa vào độ âm điện, hãy nêu bản chất liên kết trong phân tử và ion: HClO, KHS, HCO3-. 
(Cho độ âm điện của các nguyên tố: K = 0,82; H = 2,2 ; C = 2,55 ; S = 2,58 ; Cl = 3,16 ; O = 3,44). 
*a) Độ âm điện của nguyên tố là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron về phía nguyên tử 
của nguyên tố đó khi tạo ra liên kết trong phân tử. 
 8 
b)Phân tử HClO (HO – Cl) 
- Liên kết H – O có = 1,24 (liên kết cộng hóa trị có cực) 
-Liên kết O – Cl có = 0,28 (liên kết cộng hóa trị không cực) 
Phân tử KHS (K – H – S ) 
-Liên kết K – S có = 1,76(liên kết ion) 
-Liên kết S – H có = 0,38 (liên kết cộng hóa trị không cực) 
Ion HCO3- 
-Liên kết O – C có = 0,89 (liên kết cộng hóa trị có cực) 
 Câu 7 ( câu tự luận) 
Có hợp chất MX2 với các đặc điểm như sau : 
-Tổng số hạt proton , nơtron, electron là 140 trong đó số hạt không mang điện kém hơn số hạt 
mang điện là 44. 
-Khối lượng nguyên tử M nhỏ hơn khối lượng nguyên tử X là 11 . 
-Tổng số hạt trong ion X-nhiều hơn trong M2+ là 19. 
Xác định công thức MX2. Dựa vào độ âm điện nêu các loại liên kết hoá học trong MX2, từ đó cho 
biết hợp chất thuộc loại gì? (Xem bảng độ âm điện trong sách giáo khoa Hóa học 10). 
*Đặt số proton cũng là số electron và số nơtron của M là Z và N, của X là Z’ và N’ , theo giả thiết 
ta có hệ phương trình : 
Giải hệ phương trình ta được :Z=12; N=12 suy ra M là Mg 
Z’=17; N’=18 suy ra X là Cl. 
Vậy MX2 là MgCl2 . Hợp chất MgCl2 là hợp chất ion . 
 =3,16 – 1,31 = 1,85 > 1,7 nên liên kết trong hợp chất MgCl2 là liên kết ion . 
 Câu 8 ( câu tự luận) 
Cho nguyên tố X là một phi kim . Hợp chất khí với hidro của X là Avà oxit bậc cao nhất của X là B 
a)Xác định nguyên tố X. 
 9 
b)viết công thức electron và công thức cấu tạo của A,B và cho biết liên kết giữa các nguyên tử trong 
A,B thuộc loại nào? 
*a)X là phi kim ,nếu gọi N là hóa trị của X trong hợp chất khí với hidro thì (8 – n) là hóa trị cao 
nhất của X với oxi. Công thức của B là X2O8-n hoặc XO4-0.5n ,trong đó n nhận các giá trị từ 1 
đến 4. 
Ta có dA/B=MA:MB 
-trường hợp khi n lẻ :sử dụng công thức X2O8-n 
dA/B= 
Lập bảng giá trị X theo ntừ 1 đén 4 trong các trường hợp này đều bị loại do giá trị của X không phù 
hợp . 
-Trường hợp khi n chẵn: sử dụng công thức XO4-0,5n 
dA/B= 
lập bảng giá trị X theo n : 
N 1 2 3 4 
X 39,7 32 24,3 16,7 
 Loại S Loại Loại 
Vậy X là lưu huỳnh. 
b)Công thức phân tử của A là H2S và B là SO3. 
Công thức cấu tạo là H – S – H . 
SO3 có công thức electron và công thức cấu tạo như sau: 
Trong phân tử SO3 gồm có 1 liên kết đôi cộng hóa trị S= O và 2 liên kết cho nhận S  O. 
 Câu 9 ( câu tự luận) 
Cho hai hợp chất X và Y có công thức là (AB)n và (CD)n với A, C là kim loại và B, D là phi kim . 
X và Y có cùng tổng số electron trong phân tử là 28. 
a)Xác định giá trị của n , suy ra công thức có thể có của X và Y. 
b)Chọn các công thức ứng với trường hợp X,Y là hợp chất có tính cộng hóa trị cao hơn tính ion . 
 10 
*a)X có công thức là (AB)n và Y có công thức là (CD)n với tổng số electron trong X và Y bằng 28. 
Nên 28 phải chia hết cho n. Suy ra n chỉ có thể nhận các giá trị 1, 2 và 4. 
-Với n = 1 thì công thức của X là AB và Y là CD. Suy ra A và B có cùng hóa trị. Mặt khác, A, C là 
kim loại và B, D là phi kim nên nếu A ở nhóm IA thì B ở nhóm VIIA hoặc A ở nhóm IIA thì B ở 
nhóm VIA hoặc A ở nhóm IIIA thì B ở nhóm VA. 
- Trường hợp A,B ở cùng một chu kỳ :ZA+ZB=28  =14;ZA < 14 nên ZA các giá trị 11,12,13. 
ZA=11 A là Na và B là Cl (ZB=17) 
ZA=12 A là Mg và B là S (ZB=16) 
ZA=13 A là Al và B là P (ZB=15) 
-Trường hợp A,B ở khác chu kỳ , giả sử ZA>14 lúc đó ZB<14 . ZA co thể nhận các giá trị 19 hoặc 
20. 
 ZA=19 A là K và B là F (ZB=9) 
 ZA=20 A là Ca và B là O (ZB=8) 
Vậy X,Y có thể là các hợp chất NaCl, MgS, AlP, KF, CaO. 
-với n=2 theo đề bài ZA+ZB=14 (1) 
Không có cặp kim loại và phi km nào phù hợp với biểu thức (1). 
-Với n=4 theo đề bài ZA+ZB=7 (2) 
Không có cặp kim loại và phi km nào phù hợp với biểu thức (2). 
b)Trong 5 hợp chất NaCl, MgS, AlP, KF, CaO ta chọn 2 hợp chất MgS và AlP là những hợp chất có 
tính cộng hóa trị cao hơn tính ion . 
Để giải thích ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện (sử dụng bảng độ âm điện trong sách giáo khoa 
Hóa học 10) và là bé nhất do vậy tính cộng hóa trị sẽ cao hơn các hợp chất còn lại . 
Có thể dựa vào sự biến thiên tuần hoàn tính kim loại , tính phi kim và bán kính nguyên tử đẻ giải 
thích (trong 5 kim loại K, Na, Ca, Mg, Al thì Mg , Al , là 2 kim loại yếu nhất ,trong 5 phi kim F, O, 
Cl, S, P thì S, P là những phi k im yếu nhất). 
 Câu 10 ( câu tự luận) 
a) (1)Nguyên tử là gì? Phân tử là gì? Phân tử của đơn chất và hợp chất khác nhau ở đặc điểm nào? 
(2)Hãy nêu ý nghĩa của công thức hóa học. 
b)Phân biệt các khái niệm :hóa trị, electron hóa trị , điện hoá trị , cộng hóa trị . 
*a) (1) Nguyên tử là phần tử nhỏ bé cấu tạo nên vật chất , không bị phân chia trong phản ứng hóa 
học . 
-Phân tử là phần nhỏ bé đại diện cho một chất , mang đầy đủ tính chất của chất đó . 
-Phân tử đơn chất chỉ gồm 1 loại nguyên tử hoặc các nguyên tử của cùng một nguyên tố . 
 11 
-Phân tử hợp chất gồm những nguyên tử của 2 hay nhiều loại nguyên tố . 
(2)Ý nghĩa công thức hóa học: công thức hóa học cho biết: 
-Thành phần nguyên tố 
-Số nguyên tử của mỗi loại nguyên tố. 
b)-Hóa trị là khả năng của một nguyên tử có thể liên kết với một hay nhiều nguyên tử của nguyên 
khác . 
-Electron hóa trị là electron củ mỗi nguyên tử có khả năng tham gia vào quá trình tạo liên kết giữa 
các nguyên tử trong một phần tử . 
-Điện hóa tr ị là điện tích của mỗi nguyên tử trong hợp chất ion . 
-Cộng hóa trị là số electron dùng chung của mỗi nguyên tử với các nguyên tử khác trong hợp chất 
cộng hóa trị . 
 Câu 11 ( câu tự luận) 
a)Trong nguyên tử,những electron nào là electron hóa trị ? 
b) Tại sao Ca chỉ có một trạng thái hóa trị là hóa trị 2 còn Fe lại có nhiều trạng thái hóa trị? 
Hãy so sánh tính khử của Ca với Fe, tính bazơ của Fe(OH)2 và Fe(OH)3. Nêu ví dụ minh họa. 
*a)Với các nguyên tố nhóm A là các electron ở lớp ngoài cùng. 
Với các nguyên tố nhóm B là các electron lớp ngoài cùng và một số electron ở lớp sát ngoài cùng. 
b)Ca (2/8/8/2): có 2e hóa trị nên chỉ có một trạng thái hóa trị là hóa trị 2. Fe(2/8/8/14/2): lớp 
electron sát lớp ngoài cùng chưa đủ 18e nên có nhiều trạng thái hóa trị. 
c) Tính khử Ca > Fe 
 Ca + 2H2O Ca(OH)2 + (phản ứng dễ dàng xảy ra hơn) 
Tính bazơ Fe(OH)2 > Fe(OH)3 
Fe (OH)2 + NaOH không phản ứng 
Fe (OH)2 + NaOHđặc NaFeO2 + 2H2O 
 Câu 12 ( câu tự luận) 
a) (1) Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. 
(2) Số oxi hóa của một nguyên tố là gì? 
b)Cho các chất: N2, NH3, NH4+, HNO3. 
(1)Xác định hóa trị và số oxi hóa của nitơ trong phân tử các chất trên. 
(2) Chất nào tác dụng được với bazơ? Với axit? Viết phương trình phản ứng. 
*a) (1) Giữa liên kết ion và liên kết cộng hóa trị: 
- Giống nhau: 
 12 
Đều có sự tham gia bởi các electron độc thân (e hóa trị) . 
-Khác nhau: 
+Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử có độ âm điện khác nhau nhiều ( 1,7). Cặp 
electron liên kết nghiêng hẳn về nguyên tử có độ âm điện lớn (các phi kim điển hình). 
+Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nguyên tử có độ âm điện bằng nhau hoặc khác 
nhau không nhiều. Cặp electron liên kết thuộc cả hai nguyên tử hoặc có xu hướng nghiêng một 
phần về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. 
(2)Số oxi hóa của một nguyên tố là điện tích quy ước mà nguyên tử có được, nếu giả thiết cặp 
electron liên kết (do 2 nguyên tử góp chung) chuyển hoàn toàn về phía nguyên tử có độ âm điện lớn 
hơn. 
b)Cho các chất: N2, NH3, NH4+, HNO3. 
(1)Trong phân tử N2: nitơ có hóa trị là 3, số oxi hóa bằng 0. 
Trong phân tử NH3: nitơ có hóa trị là 3, số oxi hóa bằng -3. 
Trong phân tử NH4+: nitơ có hóa trị là 4, số oxi hóa bằng -3. 
Trong phân tử HNO3: nitơ có hóa trị là 4, số oxi hóa bằng +5. 
(2)Chất tác dụng với bazơ: HNO3 
HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O 
Chất tác dụng với axit: NH3 
NH3 + HCl NH4Cl 
 Câu 13 ( câu tự luận) 
a)Nguyên tố A thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn, hợp chất khí X của A với hiđro có 97,27% A. 
Xác định tên nguyên tố A. 
b)Nguyên tố B là kim loại nhóm A có 2 electron ở lớp ngoài cùng, cứ 16g B tác dụng vừa đủ với 
200g dung dịch X 14,6% tạo ra khí C và dung dịch D. Xác định nguyên tử khối của B và tính nồng 
độ phần trăm khối lượng của dung dịch D. 
c)Nguyên tố Y có số oxi hóa dương cao nhất là mO và số oxi hóa âm thấp nhất là mH ở cùng chu kì 
với nguyên tố A. Số oxi hóa dương cao nhất của A là nO, thỏa mãn điều kiện : = 1,4 . Hợp 
chất Z được tạo bởi hai nguyên tố Y và A, trong đó Y có số oxi hóa cao nhất. Xác định công thức 
phân tử của Z và giải thích sự tạo thành liên kết hóa học trong Z. 
*a) A% = MA = 35,5n 
Vì A tạo hợp chất khí với hiđro nên A là phi kim thuộc nhóm IVA hoặc VA hoặc VIA hoặc VIIA 
nên n nhận các giá trị 1, 2, 3, 4. 
 13 
Lập bảng ta có: 
n 1 2 3 4 
MA 35,5 71 106,5 142 
 Cl Loại Loại Loại 
Vậy A là Cl và X là HCl. 
b)B + 2HCl  BCl2 + H2 
 b 2b b b (mol) 
nHCl = 0,8 = 2b  b = 0,4 mol 
MB = 40. Vậy B là kim loại canxi. 
MD = 200 + mCa - = 200 + 16 – 0,4 2 =215,2g 
111 0,4 = 44,4g 
C%dd D = = 20,63% 
Với nguyên tố Y: + = 8 (1) 
Vì A là Cl nên số oxi hóa dương cao nhất của A là nO = +7 
Theo đề bài: =1,4  = : 1,4 = 7 : 1,4 = 5 
Thay vào (1) ta có = 3. 
mO = +5 và mH = -3 nên Y thuộc nhóm VA vì ở cùng chu kì với A nên Y là photpho. 
Trong hợp chất giữa P và Cl có số oxi hóa cao nhất là +5 nên clo phải có số oxi hóa -1 trong hợp 
chất này, công thức phân tử của hợp chất này là PCl5. 
Nguyên tử P dùng 5e độc thân tham gia liên kết, góp chung với 5 electron của 5 nguyên tử Cl tạo 
thành 5 liên kết cộng hóa trị giữa P và Cl. 
 Câu 14 ( câu tự luận) 
a)Thế nào là liên kết ? 
b)Bằng hình vẽ mô tả sự xen phủ obitan nguyên tử tạo ra liên kết trong phân tử H2, Br2, O2 và 
KCl. 
*a) Liên kết là loại liên kết cộng hóa trị do sự xen phủ của 2 obitan nằm trên trục nối hai hạt nhân 
nguyên tử tham gia liên kết. Liên kết là loại liên kết cộng hóa trị mà vùng xen phủ của 2 obitan ở 
hai bên của trục liên kết. 
b) Nguyên tử H có obitan s hình cầu nên khi tạo ra phân tử H2 hình thành liên kết . 
Nguyên tử Br có 1 electron ở obitan 3p chưa ghép đôi nên khi tạo ra phân tử Br2 hình thành liên kết 
. 
 14 
Hình chưa vẽ (bài 14 – 87) 
Nguyên tử oxi có 1 xen phủ trục ( ) và một xen phủ bên 
 Câu 15 ( câu tự luận) 
a) Hãy kể những kiểu mạng tinh thể phổ biến của kim loại. Cho ví dụ. 
b) Hãy nêu các đặc tính của tinh thể kim lọa và cho biết tại sao kim loại lại có tính chất đó. 
*a) Những kiểu mạng tinh thể phổ biến của kim loại. Cho ví dụ: 
- Mạng lập phương tâm khối: mạng tinh thể kim loại natri. 
- Mạng lập phương tâm diện: mạng tinh thể kim loại canxi. 
- Mạng lục phương: mạng tinh thể kim loại coban. 
b) Đặc tính của tinh thể kim loại: có ánh kim, dẫn điện , dẫn nhiệt tốt, có tính dẻo. Sở dĩ kim loại có 
những đặc tính đó vì trong tinh thể kim lọa có những electron tự do, di chuyển được trong mạng 
tinh thể kim loại. 
 Câu 16 ( câu tự luận) 
a)Hãy cho biết sự biến thiên các tính chất : tính bền , tính axit, bazơ của các dãy hợp chất sau và 
giải thích . 
(1)H2S, H2Se, H2Te. 
(2)HClO, HClO2, HClO3, HClO4. 
b)Giải thích tại sao băng phiến và iot lại dễ dàng thăng hoa nhưng không dẫn điện , trai lại muối ăn 
rất khó thăng hoa nhưng lại dẫn điện khi nóng chảy ?Biết rằng băng phiến thuộc loại tinh thể phân 
tử. 
*a) (1) Tính bền giảm , tính axít tăng, tính khử tăng. 
Giải thích : 
-do bán kính nguyên tử tăng , số oxi hóa âm lại như nhau nên mật độ điện tích giảm dần ¸năng 
lượng liên kết giảm nên độ bền liên kết giảm . 
-Do độ bền liên kết giảm dẩn đến khả năng cho proton tăng tính axít tăng. 
-Do độ bền tính liên kết giảm nên tính khử tăng . 
(2)- Tính axit tăng dần :HClO, HClO2, HClO3HClO4 
-Tính bền tăng dần . 
-Tính oxi hóa giảm dần : ClO- ClO2- ClO3- ClO4- 
Giải thích: 
-Tính axit tăng do sự giảm độ bền của liên kết O – H . Khi số nguyên tử oxi trong oxi axit tăng lên, 
mật độ electron bị kéo về O – Cl làm cho H+ dễ dàng tách ra. 
 15 
-Độ bền tăng do sự tăng mức độ kép của liên kết Cl – O , và độ dài của liên kết ngắn lại (vì số 
electron tham gia tạo liên kết và liên kết tăng lên trong dãy). 
- Tính oxi hóa giảm do sự tăng độ bền của dãy. 
b) Băng phiến và iot có cấu trúc mạng tinh thể phân tử, chúng dễ dàng thăng hoa, các phân tử tách 
rời ra khỏi tinh thể và khuếch tán vào không khí, không dẫn điện, trái lại muối ăn rất khó thăng hoa 
vì muối ăn có cấu trúc tinh thể ion ngược dấu nên rất bền vững, khó bay hơi, khó nóng chảy, muối 
ăn khi nóng chảy dẫn điện vì các ion là những phần tử mang điện, khi đó có thể chuyển động tự do 
nên muối ăn dẫn điện khi nóng chảy. 
 Câu 17 ( câu tự luận) 
Dựa vào công thức cấu tạo hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất cho sau 
đây: FeS2, H2S2O8, Na2Cr2O12, H2S2O6. 
*Xác định đúng số oxi hóa của các nguyên tố trong mỗi hợp chất: 
FeS2 
H2S2O8: 
Na2Cr2O12: 
H2S2O6: 
 16 
 Câu 18 ( câu tự luận) 
Viết cấu hình electron của Cl (Z = 17) và Ca (Z = 20). Cho biết vị trí của chúng (chu kì, nhóm) 
trong bảng tuần hoàn. Liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 thuộc loại liên kết gì? Vì 
sao? 
*Cl: 1s22s22s22p63s23p5 chu kì 3, nhóm VIIA 
Ca: 1s22s22s22p63s23p64s2; chu kì 3, nhóm IIA. 
Liên kết trong CaCl2 là liên kết ion (vì Ca là kim loại điển hình, Cl là phi kim điển hình). 
 Câu 19 ( câu tự luận) 
Viết công thức cấu tạo của CH2Cl2 và cho biết mối liên kết nào phân cực mạnh hơn. 
*Liên kết C – Cl phân cực mạnh hơn liên kết C – H (dựa vào bảng độ âm điện để tính hiệu độ âm 
điện). 
 Câu 20 ( câu tự luận) 
a)Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba? So sánh tính bền của 3 loại liên kết này. Các 
nguyên tố tạo được liên kết này phải thuộc nhóm nào? Cho ví dụ. 
b) Giải thích sự tạo thành mối liên kết cộng hóa trị có cực, không cực. Áp dụng cho các trường hợp 
F2, N2, H2S, NH3, CH4, C2H4, CO2. 
*Liên kết đơn là liên kết , được tạo thành do sự xen phủ trục. 
Ví dụ: Phân tử H2, Cl2, HCl. 
Liên kết đôi là liên kết gồm 1 liên kết và 1 liên kết . 
Ví dụ: phân tử C2H4 
Liên kết ba là liên kết gồm một liên kết và hai liên kết . 
Ví dụ: phân tử C2H2 
 Câu 21 ( câu tự luận) 
a) Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử H2O, NH3 nhờ sự lai hóa sp3 các AO hóa trị của 
các nguyên tử O và N. Hãy mô tả hình dạng các phân tử đó. 
b)Viết các công thức phân tử và công thức cấu tạo của các hợp chất sau: N2O5, N2O4, N2O3, 
N2O, HNO3, HNO2, NH4NO2, NH4NO3. 
*a) Nguyên tử O trong phân tử H2O cũng như nguyên tử N trong phân tử NH3 , ở trạng thái lai hóa 
sp3, tạo nên 4 obitan lai hóa hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều. Trên 2 obitan lai hóa của nguyên 
tử oxi có 2 cặp electron ghép đôi, trên 2 obitan lai hóa còn lại có electron độc thân. Hai obitan lai 
hóa này xen phủ vói 2 obitan 1s của 2 nguyên tử H tạo nên 2 liên kết H – O 
 17 
Trên 1 obitan lai hóa của nguyên tử N có 1 cặp electron ghép đôi. Còn trên 3 obitan lai hóa còn lại 
có electron độc thân. Ba obitan lai hóa này xen phủ với 3 obitan 1s của nguyên tử H tạo nên 3 liên 
kết. 
b) Học sinh tự viết. 
 Câu 22 ( câu tự luận) 
Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2. 
*Liên kết hóa học trong phân tử HCl được hình thành nhờ sự xen phủ giữa obitan 1s của nguyên tử 
H và obitan 3p có 1 electron độc thân của nguyên tử clo tạo thành phân tử HCl. 
Trong phân tử C2H4, mỗi nguyên tử C có sự lai hóa giữa 1 obitan s và 2 obitan p theo dạng lai hóa 
sp2. Các obitan lai hóa tạo liên kết giữa 2 nguyên tử C và hai liên kết với hai nguyên tử H. Mỗi 
nguyên tử C còn một obitan p không tham gia lai hóa xen phủ bên với nhau tạo liên kết . Liên kết 
hóa học trong phân tử C2H4 gồm 1 liên kết và 1 liên kết . 
Trong phân tử CO2 nguyên tử C có sự lai hóa giữa 1 obitan s và 1 obitan p theo dạng lai hóa sp. 
Các obitan lai hóa tạo liên kết giữa obitan lai hóa với 2 obitan p của 2 nguyên tử oxi, nguyên tử C 
còn 2 obitan p không tham gia lai hóa xen phủ bên với 2 obitan p còn lại của 2 nguyên tử oxi tạo 2 
liên kết . Cấu hình electron của oxi và C* (ở dạng kích thích) 
C*: 
 1s2 2s2 2px 2py 2pz 
O: 
 1s2 2s 2p4 
Liên kết trong N2 : Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử N ở trạng thái cơ bản để giải thích: 
N: 
 1s2 2s2 2px 2py 2pz 
 18 
Mỗi nguyên tử N dùng một obitan 2pz xen phủ với nhau theo kiểu xen phủ trục tạo liên kết . Hai 
obitan còn lại 2px ,2py sẽ xen phủ bên với nhau từng đôi một tạo ra hai liên kết .Công thức cấu 
tạo phân tử N2 có dạng N N. 
 Câu 23 ( câu tự luận) 
a) Có bao nhiêu electron trong mỗi ion sau đây: NO3-, SO42- , CO32-, Br-, NH4+. 
b)Cho 2 ion XY32- và XY42-. Tổng số proton trong XY32- và XY42- lần lượt là 40 và 48. Xác 
định X, Y và các ion XY32- và XY42. 
*b)Nguyên tố X là S, nguyên tố Y là O. Các ion đã cho là SO32- và SO42-. 
 Câu 24 ( câu tự luận) 
a) Cho các hợp chất sau: K2SO4, CaOCl2, Mg(NO3)2, Fe(HCO3)2. 
 Trong các hợp chất trên, hợp chất nào có: 
(1)Liên kết ion – cộng hóa trị? 
(2) Liên kết ion – cộng hóa trị - cho – nhận ? 
b) (1) Hợp chất Y có công thức AD2 (A là oxi) trong đó lớp electron ngoài cùng có cấu hình bền 
giống khí hiếm. Xác định tên nguyên tố D. Giải thích sự hình thành liên kết tỏng hợp chất (Y). 
(2) Hợp chất (Z) gồm 3 nguyên tố lưu huỳnh , A, D có tỉ lệ khối lượng mS: mA: mD = 1: 1: 2,22. 

File đính kèm:

  • pdfCHUONG_3__LIEN_KET_HOA_HOC_TL_20150726_095622.pdf