Bài giảng Tiết 1 - Toán: Tiết 77: Làm quen với biểu thức

. Kiến thức: Biết tính giá trị của cá biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; chỉ có phép cộng, trừ, nhân, chia.

2. Kỹ năng: Thực hành nhân, chia và giải toán thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3 SGK – Trang 81

3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.

II. Đồ dùng dạy - học

1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.

 

doc19 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Toán: Tiết 77: Làm quen với biểu thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
VÀ ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ.
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành.
- HS đã được học các động tác rèn luyện tư thế cơ bản ở tiết trước.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi vượt chướng ngại vật, di chuyển hướng phải trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng và chính xác.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS : 
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi vượt chướng ngại vật, di chuyển hướng phải trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng và chính xác.
- Chơi trò chơi " Con cóc là cậu ông trời". Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách tương đối chủ động.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhanh nhẹn cho HS.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: còi, 
2. HS: trang phuc, 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài:
 a.Ổn định tổ chức: KT trang phục.
 b.Kiểm tra bài cũ: 
- 3 em tập các động tác lườn, bụng, phối hợp.
2. Phát triển bài
 1. GTB: - GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
- HS thực hiện.
2. Nội dung:
- ĐHTT:
- Cán sự tập trung, báo cáo sĩ số.
x x x x
- GV nhận lớp, phổ biến ND bài học 
 x x x x
- Chạy chậm theo hàng dọc 
- Khởi động soay các khớp .
Ôn tập hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vựơt chướng ngại vật thấp, di chuyển hướng phải, trái.
- ĐHTL:
x x x x
x x x x 
+ Cả lớp thực hiện dưới sự chỉ huy của GV (mỗi ND tập 3 lần)
+ GV chia tổ: HS tập luyện 
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
* Biểu diễn thi đua giữa các tổ 
- GV cho tổ tập luyện thi 
Tập phối hợp các động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đi đều 1 -4 hàng dọc, đi chuyển hướng phải, trái 
- GV điều khiển cho HS tập
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
Chơi trò chơi : Con cóc là cậu ông trời 
- GV cho HS khởi động xoay các khớp.
- HS chơi trò chơI –GV theo dõi.
3. Kết luận:
- ĐHXL:
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát 
x x x x
- GV cùng HS hệ thống bài 
x x x x
- GV nhận xét giờ học, giao BTVN.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2. Toán:
Tiết 79: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TIẾP THEO)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia
- Biết tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Biết xác định đúng giá trị biểu thức
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: Biết tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức.
2. Kỹ năng: Thực hành nhân, chia, giải toán thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3 SGK – Trang 80
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. 
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.
2. Học sinh: SGK, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức: - KT sĩ số
* Ôn bài cũ
Tính giá trị của biểu thức sau
2 x 5 + 5 = 19 - 63 : 7 =
+ Em có nhận xét gì về cách thực hiện hai biểu thứa này?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
Hoạt động 1:
MT: Hướng dẫn hình thành kiến thức mới
* Ghi bảng
60 + 35 : 5 =
86 - 10 x 4 =
+ Biểu thức có mấy phép tính? Là những phép tính nào?
+ Ta thực hiện phép tính nào trước?
- KL: Khi tính giá trị biểu thức thường là phải thực hiện nhiều phép tính. Như vậy cần có quy ước chung về thứ tự thực hiện.
+ Biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ (nhân hay chia) ta thực hiện từ trái sang phải
+ Biểu thức có phép cộng (trừ, nhân, chia) và phép chia (nhân, cộng, trừ) ta thực hiện phép nhân chia trước. Thực hiện phép cộng, trừ sau
Hoạt động 2.
MT: Vận dụng kiến thức mới làm các bài tập
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
a. 253 + 10 x 4 41 x 5 - 100 
 93 - 48 : 8 
b. 500 + 6 x 7 
 30 x 8 + 50 
 69 + 20 x 4 
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
37 - 5 x 5 = 12
13 x 3 - 2 = 13
180 : 6 + 30 = 60
180 + 30 : 6 = 35
30 + 60 x 2 = 150
30 + 60 x 2 = 180
282 - 100 : 2 = 91
282 - 100 : 2 = 232
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: 
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
3. Kết luận
- Nhận xét, giờ học
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS thực hiện bảng con, bảng lớp 
- Nhận xét, đánh giá
- Đọc - Thực hiện lần lượt từng biểu thức vào nháp - Chữa lên bảng
- HS phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc yêu cầu - Thực hiện nháp
- Chữa lên bảng
a. 253 + 10 x 4 = 253 + 40 
 = 293
 41 x 5 - 100 = 205 - 100
 = 105
 93 - 48 : 8 = 93 - 6
 = 87
b. 500 + 6 x 7 = 500 + 42
 = 542
 30 x 8 + 50 = 240 + 50 
 = 290
- Nhận xét, đánh giá
37 - 5 x 5 = 12
S
13 x 3 - 2 = 13
S
180 : 6 + 30 = 60
Đ
180 + 30 : 6 = 35
S
30 + 60 x 2 = 150
Đ
30 + 60 x 2 = 180
S
282 - 100 : 2 = 91
Đ
282 - 100 : 2 = 232
S
- Nêu yêu cầu
- Thực hiệnvở ô ly - Chữa lên bảng
Bài giải
Mẹ và chị hái được tất cả là
60 + 35 = 95 (quả)
Mỗi hộp có số quả táo là
95 : 5 = 19 (quả)
 Đáp số: 19 quả táo.
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu quy tắc thứ tự thực hiện biểu thức
- Nhận xét, đánh giá
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3. Luyện từ và câu:
TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN- DẤU PHẨY.
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành.
- HS đã được học 2 bài tập đọc : Đôi bạn, Về quê ngoại thuộc chủ điểm Thành thị- Nông thôn.
- Mở rộng vốn từ về thành thị - nông thôn 
Ôn luyện về dấu phẩy 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS : 
- Mở rộng vốn từ về thành thị - nông thôn (tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta; tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn)
- Ôn luyện về dấu phẩy (ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu).
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tương tác, lắng nghe...
3. Thái độ: HS yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, 
2. HS: SGK, 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài:
 a.ổn định tổ chức:Hát+KT sĩ số.
 b.Ôn bài cũ: 	
Làm BT1 và BT3 tuần 15 
- HS + GV nhận xét.
2. Phát triển bài
 1. GTB: - GV ghi đầu bài lên bảng.
 2. Nội dung:
a. Bài tập 1
- GV gọi HS nêu yêu bài tập 
(2HS) 
- 2HS yêu cầu BT
- GV lưu ý HS chỉ nêu tên các TP
- GV gọi HS kể:
+ Hãy kể tên một số vùng quê em biết 
b. Bài tập 2:
- HS trao đổi theo bàn thật nhanh.
- Đại diện bàn lần lượt kể.
- 1 số HS nhắc lại tên TP nước ta từ Bắc đến Nam: HN, HP, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ, Điện Biên, Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định, Hải Dương..
- Vài HS kể.
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT
- 2HS nêu yêu cầu BT
- HS suy nghĩ, trao đổi phát biểu ý kiến.
- GV kể tên 1 số sự vật tiêu biểu:
* ở TP:
HS chú ý nghe và nêu ý kiến bổ sung
+ Sự vật: Đường phố, nhà cao tầng, 
Đèn cao áp, công viên...
+ Công việc: Kinh doanh, chế tạo máy 
Thiết kế thời trang...
* ở nông thôn:
+ Sự vật: Nhà ngói, nhà lá, cánh đồng
+ Công việc: Cấy lúa, cày bừa, gặt hái
Trồng cây, trồng chè,...
+ Chăn nuôi...
GV chốt nội dung
Đồi chè, nương sắn...
Đào sắn, gặt lúa...
Lấy gỗ, hái chè...
Nuôi lợn, chăn bò, chăn dê...
HS nêu ý kiến
c. Bài tập 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập – HS làm bài
- GV dán 3 bài làm nên bảng 
- 3HS lên bảng thì làm bài đúng nhanh.
- GV nhận xét - ghi điểm
- HS nhận xét, bổ sung.
3. Kết luận:
- Nêu lại ND bài ?
- Về nhà học bài.
- HS nêu.
* Đánh giá tiết học 
chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________
Tiết 4.Tập viết:
Tiết 16: ÔN CHỮ HOA M
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tên chữ cái
- Biết viết chữ hoa L theo quy trình cỡ chữ vừa
- Viết đúng chữ hoa M, T, B tên riêng Mạc Thị Bưởi, câu ứng dụng Một cây làm núi cao. Cỡ chữ nhỏ, đều nét, thẳng hàng
- Nối chữ hoa với chữ thường đúng quy định 
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: Viết chữ hoa M (1 dòng), chữ T. B (1 dòng). Viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi(1 dòng),câu ứng dụng Một cây . núi cao (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết cho học sinh, có thói quen viết hoa các chữ cái đầu câu và khi viết tên riêng. Học sinh khá giỏi viết đầy đủ các dòng trong vở Tập viết 3, tập 1
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trong và tinh thần trách nhiệm,..
 II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Vở Tập viết 3 tập 1, mẫu chữ hoa M, T, B từ ngữ và câu ứng dụng.
2. Học sinh: Vở Tập viết 3 tập 1, bảng con, phấn, bút, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Luyện viết chữ hoa M, T, B
+ Hãy nêu các chữ cái được viết hoa có trong bài tập viết hôm nay?
+ Các chữ hoa này được viết ở cỡ chữ nào?
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
- Gắn bảng: Mạc Thị Bưởi
- Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động ở vùng tạm chiếm trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bị địch bắt, tra tấn dã nam, chị vẩn không khai. Bọn giặc tàn ác đã căt cổ chị.
+ Khi viết Mạc Thị Bưởi ta phải viết như thế nào? 
- Nhận xét
* Luyện viết câu ứng dụng
+ Em hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
+ Chữ cái nào được viết hoa trong câu tục ngữ này? Vì sao phải viết hoa?
+ Em có nhận xét gì về cách nối các chữ hoa với chữ thường trong câu tục ngữ trên?
- Hướng dẫn viết, viết mẫu câu ứng dụng
* Hướng dẫn viết vở Tập viết
- KT vở, bút
- Viết các chữ hoa M (1dòng), chữ T, B (1 dòng)
- Viết 1 dòng từ ứng dụng, 1 lần câu ứng dụng
- HS KG viết đủ số dòng trong vở tập viết
+ Ngồi viết thế nào là đúng tư thế?
- Quan sát, uốn nắn
* Chấm bài
- Chấm nhanh 10 bài - Nhận xét
+ Viết chữ hoa đã đúng mẫu, đúng cỡ chữ chưa
+ Cách nối chữ hoa với chữ thường
+ Cách đặt dấu thanh
+ Trình bày câu ứng dụng như thế nào
3. Kết luận
- Khi nào phải viết hoa các chữ cái?
- Xem lại cách viết các chữ hoa, cách nối các chữ hoa với chữ thường
+ Luyện viết thêm ở nhà.
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- Viết bảng: Yết Kiêu
- Nhận xét, đánh giá
- Mở vở Tập viết 
- HS nêu - Nhận xét, bổ sung
- Cỡ nhỏ
- Viết bảng chữ hoa M, T, B
- Nhận xét, đánh giá
M T B
- Đọc: Mạc Thị Bưởi
- HS phát biểu - Nhận xét, bổ sung
- Viết bảng - Nhận xét
Mạc Thị Bưởi
- Đọc câu ứng dụng
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- HS phát biểu 
- HS phát biểu - Nhận xét, bổ sung
- HS viết bảng: Một, Ba - Nhận xét
- Quan sát
 Một Ba 
- Mở vở Tập viết
- Nêu yêu cầu viết bài
- Nêu - Nhận xét, thực hiện
- HS viết bài
- Khi các chữ cái đứng ở đầu câu, đầu đoạn và tên riêng của sự vật
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Tiết 5. Âm nhạc:
Tiết 16: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC
GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tên 7 nốt nhạc cơ bản
- Qua truyện kể, các em biết âm nhạc còn có tác động tới loài vật
- Biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết nội dung câu chuyện
- HSKG: Biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, phân tích, nhận định.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển cảm thụ âm nhạc, ý thức tham cực tham gia hoạt động ca hát tập thể ở lớp, ở trường.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Câu chuyện: Cá heo với âm nhạc
2. Học sinh: Tập bài hát lớp 3.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
- HS 1: Hát và làm động tác vận động phụ họa bài: Ngày mùa vui
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học. 
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc
- GV đọc truyện lần 1
- Đọc lần 2 kết hợp câu hỏi để học sinh tham gia
+ Chuyện gì xảy ra với đàn cá heo ở vùng biển Bắc Cực?
+ Mọi người đã làm gì để cứu đàn cá heo? Kết quả như thế nào?
- KL: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đến con người mà còn tác động tới cả một số loài vật.
* Hoạt động 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc
- Giới thiệu: Các nốt nhạc có tên gọi là: Đồ - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si.
a. Trò chới: Bảy anh em
- Chọn 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự: Đồ - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si.
- Gọi tên 1 nốt nhạc
b. Trò chơi: Khuông nhạc bàn tay
- Giới thiệu tên nốt nhạc trên khuông tượng trưng qua bàn tay
3. Kết luận
- Nhận xét, giờ học
- HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét, đánh giá
- Nghe kể chuyện
- HS phát biểu
- Hát: Ngày mùa vui, con chim non
- HS đọc tên nốt nhạc: Lớp, cá nhân
- 7 học sinh được lựa chọn đứng thành hàng ngang trên bục giảng
- HS có tên nốt nhạc đứng lên phía trước, lần lượt học sinh tiếp theo đứng lên giới thiệu tên nốt nhạc của mình
- Nhận xét
- Luyện tập ghi nhớ các nốt nhạc trên “khuông bàn tay”
- Thi gọi tên các nốt nhạc trên khuông bàn tay
- Nhận xét, đánh giá
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/12/2013
Ngày giảng:Thứ sáu, ngày 23 /12/2012
Tiết 1. Toán
Tiết 80: LUYỆN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tính giá trị của cá biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; chỉ có phép cộng, trừ, nhân, chia.
- Củng cố cách tính giá trị của cá biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; chỉ có phép cộng, trừ, nhân, chia.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Biết tính giá trị của cá biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; chỉ có phép cộng, trừ, nhân, chia..
2. Kỹ năng: Thực hành nhân, chia và giải toán thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3 SGK – Trang 81
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. 
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.
2. Học sinh: SGK, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức: KT sĩ số
* Ôn bài cũ
- Viết và thực hiện 1 phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số vào bảng con theo cách tính rút gọn?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
Bài 1: Tính giá trị biểu thức
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
125 - 85 + 80 = 
68 + 32 - 10 = 
21 x 2 x 4 = 
147 : 7 x 6 = 
+ HSKG: Nêu quy tắc về thứ tự thực hiện biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; 
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Tính giá trị biểu thức
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
375 - 10 x 3 = 
306 + 93 : 3 = 
64 : 8 + 30 = 
5 x 11 - 20 = 
+ HSKG: Nêu quy tắc về thứ tự thực hiện biểu thức dạng chỉ có phép cộng, trừ, nhân, chia..
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: Tính giá trị biểu thức
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
81 : 9 + 10 = 
11 x 8 - 60 = 
20 x 9 : 2 = 
12 + 7 x 9 = 
3. Kết luận
- Thực hiện bài tập 4 trong SGK
- Nhận xét, giờ học
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS thực hiện bảng con 
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu yêu cầu - Thực hiện vào vở ô ly
125 - 85 + 80 = 140 + 80
 = 220
68 + 32 - 10 = 100 - 10
 = 90
21 x 2 x 4 = 42 x 4
 = 168
147 : 7 x 6 = 21 x 6 
 = 126
- Chữa bài lên bảng
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu yêu cầu - Thực hiện vào vở ô ly
- Chữa bài lên bảng
375 - 10 x 3 = 375 - 30
 = 345
306 + 93 : 3 = 306 + 31
 = 337
64 : 8 + 30 = 8 + 30 
 = 38
5 x 11 - 20 = 55 - 20
 = 35
- HS nêu - Nhận xét, bổ sung
- Nêu yêu cầu - Thực hiện vào vở ô ly
- Chữa bài lên bảng
81 : 9 + 10 = 9 + 10
 = 19
11 x 8 - 60 = 88 - 60
 = 28
20 x 9 : 2 = 180 : 2 
 = 90
12 + 7 x 9 = 12 + 63
 = 75
- Nhận xét, đánh giá
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Tiết 2.Chính tả( Nhớ - Viết):
VỀ QUÊ NGOẠI
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Nhớ - viết được bài chính tả khoảng 55 tiếng/ 15 phút
- Làm đúng được một số bài tập điền âm vần l/n, tr/ch, s/x.
- Nhớ - Viết đúng bài chính tả, trình bày sạch sẽ, đúng thể thơ lục bát.
- Điền đúng các bài tập điền âm, vần. 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
+ Nhớ - Viết đúng bài chính tả, trình bày sạch sẽ, đúng thể thơ lục bát.
+ Làm đúng bài tập BT 2 (a)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhớ, đọc, viết.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh các đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, có lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm,...
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.
2. Học sinh: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt 3 tập 1, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
- Viết bảng con: 
+ 1 một từ có vần ưi hoặc ươi
- Kiểm tra 
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
a. Nhớ- Viết
* Hướng dẫn nghe - viết
+ Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
+ Trình bày bài như thế nào?
+ Những chữ cái nào được viết hoa? Vì sao?
* Viết bài
- KT vở, bút
+ Ngồi viết như thế nào là đúng tư thế?
- Quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết cho học sinh
* Chấm, chữa bài
- Chấm dãy 3 - Nhận xét (Nội dung, chữ viết, cách trình bày)
b. Luyện tập
Bài 2 : a, Điền vào chỗ trống tr hay ch? 
Công...a như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước ...ong nguồn ...ảy ra
Một lòng thờ mẹ kính ...a
Cho ...òn ...ữ hiếu mới là đạo con.
Ca dao
- Nhận xét, đánh giá

3. Kết luận
- Khi nào ta phải viết hoa các chữ cái?
- Đọc và viết lại nhiều lần các chữ viết sai 
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Viết bảng con
- Nhận xét, đánh giá
- 2 HS đọc thuộc lòng 10 câu thơ đầu bài: Về quê ngoại, lớp đọc thầm
- Thảo luận cách trình bày đoạn văn
- Nêu - Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Nhận xét, đọc
- Mở vở , bút
- HS ph

File đính kèm:

  • docTUẦN 16.doc