Bài giảng Tiết 1 - Đạo đức bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2)

- Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.

- Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường: Như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ an toàn, chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.

 

doc10 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2838 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Đạo đức bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn: 30 /11/2013
Ngày giảng:Thứ hai, ngày 02 /12/2013
	Tiết 1. Đạo đức
BÀI 6: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 2)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết và tham gia một số công việc làm sạch đẹp trường lớp
- Biết những biểu hiện và đánh giá của sự tích cực tham gia việc trường việc lớp của bản thân và các bạn
- Biết một số công việc phù hợp với khả năng và có bổn phận phải tham gia việc lớp, việc trường
- Biết phân biệt và làm theo các hành vi đúng. Phê phán những hành vi sai.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức:
+ Biết: Học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường. Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
+ HSKG: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của học sinh. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
2. Kỹ năng: 
+ Hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá đúng đối với từng biểu hiện có liên qua đến việc tham gia việc lớp, việc trường. Biết lựa chọn và thực hiện theo những biểu hiện, việc làm đúng. 
3. Thái độ: 
+ Học sinh quý trọng các bạn tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường.
 Giáo dục kỹ năng sống: 
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kỹ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.
- Kỹ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường - Mức độ tích hợp: Liên hệ
- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Vở BT Đạo Đức 3, tranh cho hoạt động 2.
2. Học sinh: Vở BT Đạo Đức 3
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
- Giới thiệu người dự
* Ôn bài cũ
- HS 1: Kể tên những việc em đã làm cho lớp cho trường?
- HS 2: Tham gia làm việc lớp, việc trường có ích lợi gì?
- Nhận xét, đánh giá
* Giới thiệu bài: 
- Ghi: Bài 6: Tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường (tiết 2).
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
- Mục tiêu: + Học sinh biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể
* Tiến hành:
+ Bước 1: Hoạt động nhóm
- Giao nhiệm vụ: Thảo luận trong nhóm và nêu cách ứng xử
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
* Bước 2: Hoạt động lớp
- KL: a. Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn không nên từ chối.
b. Em nên xung phong giúp các bạn.
c. Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
d. Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em.
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- Mục tiêu: Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
+ HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
- Tiến hành: 
* Bước 1: Hoạt động cá nhân 
-Yêu cầu: Viết vào nháp những việc lớp, việc trường mà em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia.
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn.
* Bước 2: Hoạt động lớp
- Hãy nêu những việc lớp, việc trường mà em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia
 - Sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện công việc đó;
+ Quét lớp.
+ Lau bảng, giặt khăn lau bảng, xách nước.
+ Tưới cây.
+ Kê bàn ghế.
+ Đóng cửa, tắt quạt.
+ Lau cửa sổ...
3. Kết luận
+ Qua giờ học ngày hôm nay em đã biết được điều gì?
- Rút ra kết luận (Ghi nhớ - SGK) 
+ Thực hiện theo bài học
- Nhận xét, giờ học
- HS phát biểu
- Nhận xét, đánh giá
- Mở Vở BT Đạo đức trang 20
- Nêu yêu cầu bài tập 4
- HS thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- HS viết vào nháp
- Nối tiếp đọc 
- HS phát biểu 
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________
Tiết 2. Tự nhiên và Xã hội
Bài 25: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG (tiếp)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết và tham gia một số hoạt động ở lớp, ở trường
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường.
- Nêu được trách nhiệm và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: 
+ Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa
 + Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động 
 đó. Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
 + HSKG: Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát, phân tích, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các hoạt động ở trường
3. Thái độ: Giáo dục nền nếp truyền thống gia đình. Giúp học sinh gắn bó và có 
trách nhiệm hơn trong gia đình.
 Giáo dục kỹ năng sống
* Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục
- Kỹ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém
- Kỹ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông chia sẻ với người khác.
 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường - Mức độ tích hợp: Bộ phận
- Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần BVMT như: Làm vệ sinh, trồng cây, tưới hoa, ..
 Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu- Mức độ tích hợp: Bộ phận
-Tham gia gom rác, phân loại rác, trồng, chăm sóc, bảo vệ cây.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học
- Phiếu hoạt động nhóm ở hoạt động 2
STT
Tên hoạt động
Ích lợi của hoạt động
Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt?
1
2
3
4
5
 2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
+ HS1: Nêu những hoạt động em được tham gia ở lớp?
+ HS 2: Em thích nhất hoạt động nào ở lớp? Vì sao?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- Mục tiêu: Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh ở trường
- Tiến hành: 
* Bước 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu: Viết vào nháp 1 hoặc 2 hoạt động em được tham gia ở trường và nêu rõ:
+ Hoạt động đó là gì?
+Hoạt động đó diễn ra trong ở đâu?
+ Trong các hoạt động đó em làm gì? các bạn làm gì và giáo viên làm gì?
- Quan sát giúp đỡ học sinh có khó khăn
* Bước 2: Hoạt động lớp
+ Hãy nêu những hoạt động mà em đã được tham gia ở trường?
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- Mục tiêu: + Biết được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động ở trường 
- Tiến hành: 
* Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- Yêu cầu: Thảo luận trong nhóm và hoàn thành bảng (Phần mục tiêu)
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
* Bước 2: Hoạt động lớp
- Nhận xét, đánh giá
* Hoạt động mở rộng: 
Hằng ngày các em thu gom rác như thế nào? 
Nêu các cách sử lý rác tốt nhất?
Em đã chăm sóc cây mà em mang đến lớp trồng ntn?
3. Kết luận
- Quan sát và nhận xét các hoạt động ở trường
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- HS nêu
- Nhận xét, đánh giá
 - HS viết vào nháp
- Nối tiếp nêu 
- Nhận xét
- Thực hiện theo nhóm
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét, đánh giá
- Quét dọn và đổ vào hố rác...
- Cần phân loại rác...
- Tưới cây, lau bụi trên lá cây...
- Mở VBT TN & XH trang 34, SGK trang 48
- Nêu yêu cầu bài tập 1 - Thực hiện BT vào VBT
- Nêu - Nhận xét
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3. Mĩ thuật : GV chuyên dạy
________________________________________________________________
Ngày soạn: 1 /12/2013
Ngày giảng:Thứ ba, ngày 3 /12/2013
Tiết 1. Tự nhiên và xã hội:
Bài 26: KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
 - HS biết dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
- HS biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô, đưa người bị nạn đến cơ quan y tế gần nhất.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
- Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường: Như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau
2. Kĩ năng: 
- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ an toàn, chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
* Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô, đưa người bị nạn đến cơ quan y tế gần nhất.
3. Thái độ:	
 - HS biết chơi những trò chơi an toànđể phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
* KNS:
- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.
 - Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.
II. Chuẩn bị: Các hình trong sách giáo khoa (trang 50, 51).
III. Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài :
* Ổn định tổ chức: 
* Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét, đánh giá.
* Giới thiệu bài : - GV Giới thiệu và ghi đầu bài. 
2. Phát triển bài: 
* Nội dụng:
a. Hoạt động 1: Quan sát theo cặp
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp có ích lợi gì? 
- HS Nhận xét, đánh giá.
 Mục tiêu: - Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi ở trường sao cho vui vẻ khoẻ mạnh và an toàn.- Nhận biết một số chò trơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
* Tiến hành:
- Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát
- HS quan sát hình 50, 51 trong SGK và trả lời câu hỏi với bạn.
VD: Bạn cho biết tranh vẽ gì? nói tên các trò chơi dễ gây nguy hiểm 
- Bước 2: GV gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét
- 1 số cặp HS lên hỏi và trả lời
- HS nhận xét.
* Kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi các em cần đi lại vận động và giải trí bằng cách chơi một số trò chơi 
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
 Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những 
Trò chơi để tránh nguy hiểm ở trường.
* Tiến hành:
- Bước 1:
+ GV yêu cầu HS kể các trò chơi thư ký ghi lại sau đó nhận xét.
- Lần lượt từng HS trong nhóm kể những trò chơi mình thường chơi.
- Thư ký (nhóm cử) ghi lại các trò chơi nhóm kể.
- Các nhóm nhận xét xem những trò chơi nào có ích, trò chơi nào nguy hiểm.
- Các nhóm lựa chọn trò chơi an toàn.
- Bước 2: GV gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV phân tích mức độ nguy hiểm của từng trò chơi
3. Kết luận :
+ Thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi em đã chơi những trò chơi gì?
+ Trò chơi đó có lợi hay có hại?
- Về ôn bài. Biết chơi những trò chơi có lợi.
- 2 HS nêu.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________
Tiết 2. Tin học: GV chuyên dạy
Tiết 3. Hoạt động thư viện:
ĐỌC CÁ NHÂN. THỂ LOẠI VĂN TUỔI THƠ
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG - THẢO LUẬN SÁCH
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Đã được đọc một số câu chuyện trong thư viện
- Được biết một số bài tập đọc về tuổi thơ
- Giúp các em hiểu nội dung, ý nghĩa qua các câu thơ, câu văn, câu chuyện
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp các em hiểu nội dung, ý nghĩa qua các câu thơ, câu văn, câu chuyện, Từ đó rút ra bài học cho bản thân
2.Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng lắng nghe, chia sẻ với bạn bè, với cô giáo
3. Thái độ:
- Giúp các em biết sống bao dung cảm thông và chia sẻ với người xung quanh mình.
II. Chuẩn bị: 
- Thể loại truyện văn tuổi thơ. Số lượng 22 quyển
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động trò
1. Giới thiệu bài:
- Ôn định lớp
- Ôn bài 
+ Giờ trước em đọc truyện gì?
+ Qua câu chuyện đó, em hiểu được điều gì?
- Giới thiệu bài
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Trước khi đọc
- Hướng dẫn HS chọn sách 
- Hướng dẫn chọn vị trí ngồi
Hoạt động 2: Trong khi đọc
- GV đi hỗ trợ khi học sinh cần
Hoạt động 3: Sau khi đọc
- GV hướng dẫn học sinh trao đổi nội dung truyện
+ Vì sao mắt giếc lại đỏ hoe?
+ Tại sao lại có hoa râm bụt?
+ Trong chuyện Như chó với mèo thì chó với mèo chơi với nhau như thế nào?
- Hướng dẫn HS chia sẻ phần yêu thích
3. Kết luận: 
- GV cùng HS hệ thống bài : Qua các câu chuyện mà các em vừa đọc, em hiểu được những gì?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh
+ HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- HS chọn sách, chọn vị trí ngồi
- Đọc truyện cá nhân
- HS trao đổi với các bạn những câu chuyện về nội dung câu chuyện mình vừa đọc
- HS có thể:
+ Hát
+ Đọc thơ
+ Đọc câu văn mà em thích
+ Kể tên nhân vật mà em thích. Giải thích lý do
- HS trả lời theo ý hiểu
- HS lắng nghe, ghi nhớ
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Tiết 5 Sinh hoạt lớp: TUẦN 13
Phần 1.
I Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các nề nếp, các hoạt động học tập của học sinh trong tuần
- Có biện pháp, hướng khắc phục cho việc thực hiện các hoạt động tuần tiếp theo
II. Tiến hành
1. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các hoạt động trong tuần
- Lớp trưởng báo cáo việc thực hiện các hoạt động trong tuần
- GVCN nhận xét việc thực hiện của học sinh
+ Thực hiện tương đối tốt các nề nếp, các hoạt động của Đội:
- Đi học đều đều, đúng giờ. Thực hiện tốt 15 phút đầu giờ, hoạt động giữa giờ, phát huy được tính tự quản của các nhóm. 
Bên cạnh còn một số em hay mất trật tự: Vi Hoàng, Long. 
+ Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân chưa sạch: Tuấn, Trang,Vũ giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ, thực hiện trang trí lớp học tốt.
+ Học tập: Sách vở tương đối đầy đủ.
Một số bạn tích cực luyện viết chữ đẹp, giải toán: Uyên, Cúc, Long, Dương, Đức.
2. Kế hoạch hoạt động của tuần tới:
- Phát huy tinh thần học tập và sự tương tác trong học tập.
- Tiếp tục tham gia giải toán qua mạng, luyện viết chữ đẹp
- Tiếp tục trang trí lớp học và chăm sóc cây xanh.
Phần 2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Chủ đề: VẼ TRANH TUYÊN TRUYỀN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
I. Mục Tiêu: Trang bị cho các em thêm những kiến thức về biển đảo, để các em tự hào và ý thức được rằng cần phải làm điều gì đó để giữ gìn và bảo vệ biển đảo Việt Nam và cũng như xác định được trách nhiệm của mình.
- Qua những bức tranh tự vẽ HS thể hiện tình cảm của mình với biển đảo của tổ quốc. Phát huy năng khiếu vẽ và khả năng biểu cảm của HS qua tranh vẽ
II- Chuẩn bị: Giấy, bút, màu
 III- Hình thức tổ chức : Trong lớp 
 IV – Cách thức tổ chức 
1- Hoạt động 1: GV phổ biến yêu cầu vẽ tranh
HS lựa chon nội dung tiến hành vẽ. 
HS thực hành vẽ, GV quan sát giúp đỡ khi học sinh cần.
2-Hoạt động 2 Trưng bày sản phẩm
- Bàn ghế kê thành hình chữ U.Trên bảng kẻ hàng chữ :Triển lãm tranh về chủ đề
“Chủ quyền biển đảo”
- Bố trí khu vực trình bày tranh cho các nhóm
- Các nhóm trưng bày tranh vễ của nhóm mình
- Nhận xét - bình tranh
Cả lớp bình chọn những bức tranh đẹp treo lên phía bảng
3. Hoạt động 3 : 
GV phát biểu động viên, khen ngợi ý thức tham gia và tinh thần cố gắng của cả lớp. 

File đính kèm:

  • docTUẦN 13 chiều.doc