Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 9 - Tiết 17 - Bài 16 : Định luật jun – Lenxơ (tiếp theo)

Thông náo : Nếu tính cả phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh thì A = Q . Vậy hệ thức Định luật Jun – LenXơ đã khẳng định qua thí nghiệm kiểm tra .

- Dựa vào biểu thức Q = I2 .R.t phát biểu nội dung .

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 9 - Tiết 17 - Bài 16 : Định luật jun – Lenxơ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 09 Ngày soạn : 11/10/2014
Tiết : 17 	 Ngày dạy : 15/10/2014
Bài 16 :ĐỊNH LUẬT JUN – LENXƠ
I . Mục tiêu : 
1.Kiến thức : 
 - Phát biểu và nêu được hệ thức của định luật Jun- Len xơ
2. Kĩ năng : 
 - Vận dụng được định luật Jun- Len xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.
3. Thái độ : 
 - Trung thực, kiên trì.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: 
 - Đọc bài và chuẩn bị các tài liệu liên quan.
 - Hình 16.11 ( SGK) 
2. Học sinh : 
 - Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà.
 - Làm bài tập ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
9A1:
9A2:
9A3:
9A4:
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Không kiểm tra . 
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 :Giới thiệu bài mới
- Dòng điện chạy qua các vật dẫn thường gây ra tác dụng nhiệt. Nhiệt lượng toả ra khi đó phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
- Cho học sinh quan sát trực tiếp hoặc hình vẽ các dụng cụ hay thiết bị điện sau : bóng đèn, dây tóc, đèn của bút thử điện, đèn LED, nồi cơm điện, bàn là, ấm điện, mỏ hàn điện, máy sấy tóc, quạt điện, máy bơm nước, máy khoan điện . 
- Kể tên các dụng cụ hay thiết bị điện biến đổi điện năng đồng thời thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng ? đồng thời nhiệt năng và cơ năng ? 
- Kể tên các dụng cụ hay thiết bị điện biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng ? 
- Các dụng cụ điện biến đổi điện năng thành nhiệt năng có bộ phận chính là dây dẫn bằng hợp kim Nikêlin hoặc Constantan. So sánh điện trở suất của 2 dây dẫn này với các dây dẫn bằng đồng .
- Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi phần 1,2 – SGK. 
- Dùng bảng điện trở suất nêu được điện trở suất của 2 dây hợp kim Nikêlin và Constantan lớn hơn nhiều so với dây đồng 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
I.Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng : 
 1.Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng : 
 a/ Bóng đèn dây tóc, bút thử điện , nồi cơm điện
 b./ Quạt điện , mỏ hàn điện, máy bơm nước
 2.Toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng : 
Ví dụ : ấm điện, máy sấy tóc, mỏ hàn điện.
Hoạt động 3 : Xây dựng hệ thức biểu thị định luật Jun – Lenxơ .
- Xét trường hợp điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng thì nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn điện trở R khi có dòng điện cường độ I chạy qua trong thời gian t được tính bằng công thức nào ? 
-Viết công thức tính điện năng tiêu thụ theo I, R, t và áp dụng ĐLBT và CHNL ? 
- Học sinh thảo luận nêu được 
Q =A = I2. R. t
II.Định luật Jun Len xơ 
 1.Hệ thức của định luật : 
Q = I2. R.t 
Hoạt động 4:Xử lí kết quả thí nghiệm – kiểm tra hệ thức biểu thị định luật Jun – Lenxơ .
- Đề nghị nghiên cứu SGK hình 16.1. 
- Giáo viên treo hình 16.1 (SGK)
- Làm C1
- Làm C3. 
- Giáo viên uốn nắn sai sót nếu có:
?Nhiệt lượng nước thu vào được tính theo công thức nào?
?Công thức của định luật jun lenxo
? Nhiệt lượng bình nhôm nhận được tính theo công thức nào.
?So sánh Q và A
- Nêu các bước của thí nghiệm kiểm tra . 
- Xử lí kết quả và hoạt động nhóm làm C1, C2, C3.
Q1 = m1.c1.Dt
Q= I2.R.t
Q2 = m2. c2 . Dt
2.Xử lí kết quả thí nghiệm kiểm tra : 
Vậy hệ thức Q= I2.R.t của định luật Jun- Len Xơ được khẳng định qua thí nghiệm kiểm tra . 
C1:A=I2.R.t = 8640(J)
 C2: Nhiệt lượng của nước nhận được :
Q1 = m1.c1.Dt = 4.200 . 0,2 . 9,5 = 7980 (J)
- Nhiệt lượng bình nhôm nhận được :
Q2 = m2. c2 . Dt = 880.0,078.9,5 = 652,08 (J)
 - Nhiệt lượng mà nước và bình nhôm nhận được :
Q = Q1 + Q2 = 8632,08 (J)
C3 : Nếu tính cả phần nhiệt lượng truyền ra môi trường thì Q = A
Hoạt động 5: Phát biểu định luật Jun- Len xơ .
- Thông náo : Nếu tính cả phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh thì A = Q . Vậy hệ thức Định luật Jun – LenXơ đã khẳng định qua thí nghiệm kiểm tra . 
- Dựa vào biểu thức Q = I2 .R.t phát biểu nội dung . 
- Thông báo : Mối quan hệ Q và I2 , Q và R, Q và t 
- Giới thiệu tiểu sử của Jun – len xơ . 
- Nêu tên , đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức của định luật . 
- Nhiệt lượng Q ngoài đơn vị J còn lấy đơn vị calo. 
1 calo = 0,24J nên nếu Q tính bằng đơn vị calo thì 
Q = 0,24 . I2 . R. t 
- Hướng dẫn cách đổi từ jun sang calo và ngược lại
- Phát biểu và viết được công thức của định luật Jun – Lenxơ 
- Nêu được các đơn vị trong công thức. 
- Nắm được thông tin hoàn tất vào vở nội dung trên .
- 1J = 0,24 calo Ò 1calo = 4,18 J 
3.Phát biểu định luật 
 a.Nội dung định luật (SGK)
 b.Công thức của định luật . 
A : Đo bằng ampe(A)
R : Đo bằng ôm ( W)
 t : Đo bằng giây (s) Lưu y : Nếu đo nhiệt lượng Q bằng calo thì: Q = 0,24. I2.R. t
1J = 0,24 calo hay1calo = 4,18 J 
Q = I2.R.t
Hoạt động 6:Vận dụng
Hướng dẫn học sinh làm C4,C5
Nhiệt lượng cung cấp tính theo công thức nào?
Thời gian t tính ntn?
*Nội dung phụ đạo.
- Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập 16.1,16.2,16.3 trong SBT.
- Kiểm tra hs làm BT.
Hs làm C4,C5
 C4 : Rhkim >> Rdây nối theo định luật Jun – Lenxơ è Qdây nối << Qdây tóc làm bằng hợp kim 
 C5:Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2 lít nước:
Q= cm (t2 – t1 )
Theo định luật bảo toàn năng lượng A = Q è Pt = cm (t2 – t1)
t ==672 (s)
HS làm BT theo sự hướng dẫn của GV
III.Vận dụng : 
 C4 : Rhkim >> Rdây nối theo định luật Jun – Lenxơ è Qdây nối << Qdây tóc làm bằng hợp kim 
 C5:Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2 lít nước:
Q= cm (t2 – t1 )
Theo định luật bảo toàn năng lượng A = Q è Pt = cm (t2 – t1)
t ==672 (s)
IV. Củng cố : 
 - Kể tên các dụng cụ hay thiết bị điện biến đổi điện năng đồng thời thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng ? đồng thời nhiệt năng và cơ năng ? 
- Nêu nội dung và công thức định luật Jun – Lenxơ
V. Hướng dẫn về nhà :
 - Yêu cầu học sinh về nhà học bài và làm bài tập trong sách bài tập.
 - Làm trước các bài trong bài 17.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan9ly9t17.doc