Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 12 - Tiết 12 - Ôn tập kiến thức chương I

 Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch trong cùng một đơn vị thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn bằng nikelin lớn hơn vì điện trở của dây Nikelin lớn hơn.

Bài tập 2:

Tóm tắt.

U = 110V;

I = 5A

t0 = 15 phút/ngày

a. =? (W)

b. t =30 ngày, A =? (kWh)

c. t =30 ngày, Q = ? (kJ)

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 12 - Tiết 12 - Ôn tập kiến thức chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12	 Ngày soạn: 3/11/2013
Tiết: 12	 
ÔN TẬP KIẾN THỨC CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học trong chương I.
2. Kĩ năng: Vận dụng hợp lí vào các dạng bài tập.
3. Thái độ: Tự giác học tập
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi phù hợp, bài tập vừa sức với HS.
2. Học sinh: Ôn kiến thức cơ bản đã học trong chương I.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1 Ôn tập kiến thức
1. Phát biểu nội dung định luật Ôm, viết công thức và nêu rõ đơn vị các đại lượng trong công thức.
2. Nêu công thức tính điện trở của dây dẫn, đơn vị các đại lượng trong công thức.
3.Nêu công thức tính công suất, đơn vị các đại lượng trong công thức?
4. Công của dòng điện là gì?
Công thức tính công của dòng điện?
Đơn vị các đại lượng trong công thức?
Một số điện tương ứng với bao nhiêu kWh? Bao nhiêu J?
5. Phát biểu nội dung định luật Jun-Len xơ. Viết công thức, nêu đơn vị các đại lượng trong công thức?
6. Nêu công thức tính U, I, R, , A, trong đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp, song song và các mối liên quan.
1. Định luật Ôm: Công thức: 
2. Công thức tính điện trở của dây dẫn: 
3. Công thức tính công suất : =U.I 
1 W=1V.1A
4. Công của dòng điện: A=.t=U.I.t
1J=1W.1s=1V.1A.1s.
Ngoài ra công của dòng điện được đo bằng đơn vị kilôat giờ (kW.h):
1kW.h=1000W.3600s=3600000J=3,6.106J.
1 “số” điện tương ứng với 1kW.h.
5.Định luật Jun-len xơ:
Hệ thức của định luật: Q=I2.R.t
Trong đó: I đo bằng ampe (A)
R đo bằng ôm (Ω)
t đo bằng giây (s) thì Q đo bằng jun (J).
Q=0,24 I2.R.t (calo)
6. Trong đoạn mạch nối tiếp R1ntR2:
I=I1=I2; R=R1+R2; U=U1+U2; =1+2;
A=A1+A2; 
Trong đoạn mạch mắc song song R1//R2:
=1+2
A=A1+A2;
 Nếu R1//R2 và R1=R2 thì .
Bài 1: Một đoạn mạch gồm hai đoạn dây dẫn mắc nối tiếp. Một bằng Nikelin dài 3m, có tiết diện là 1mm2, một đoạn bằng bằng sắt dài 8 m có S tiết diện 0,5mm2. Hỏi khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một đơn vị thời gian thì nhiệt lượng tỏa trên trên dây nào nhiều hơn? Biết điện trở suất của Nikelin và của sắt lần lượt là: 1,1.10-6 m và 0,4.10-8 m.
Bài 2: Khi mắc một bàn là vào hiệu điện thế 110V thì dòng điện chạy qua có cường độ 5A. Bàn là được sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày.
a. Tính công suất tiêu thu điện của bàn là theo đơn vị W?
b. Tính điện năng mà bàn là tiêu thụ trong 30 ngày ra đơn vị kWh?
c. Tính nhiệt lượng mà bàn là tỏa ra trong 30 ngày theo đơn vị kJ, cho rằng điện năng mà bàn là tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng?
Bài 3: Trong mùa đông, một lò sưởi điện có ghi 220V - 880 W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ mỗi ngày.
a. Tính điện trở của dây đốt nóng của lò sưởi và cường độ dòng điện qua nó khi đó?
b. Tính nhiệt lượng mà lò sưởi tỏa ra mỗi ngày theo đơn vị kJ?
c. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng lò sưởi như trên trong 30 ngày. Biết giá tiền điện là 1000đ/ kWh
Bài tập 1: 
Tóm tắt:
l1 = 3m; = 1,1.10-6 m; S = 1mm2
l2 = 8m;=0,4.10-8m; S = 0,5mm2
 Cho dòng điện đi qua thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn nào lớn hơn?
Giải:
 Điện trở của dây bằng Nikelin là: 
R1 = = 1,1.10-6. = 3,3
Điện trở của dây dẫn bằng sắt là:
R2== 0,4.10-8.= 0,064
 Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn được tính theo: 
 Q = I2Rt
 Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch trong cùng một đơn vị thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn bằng nikelin lớn hơn vì điện trở của dây Nikelin lớn hơn.
Bài tập 2: 
Tóm tắt.
U = 110V; 
I = 5A
t0 = 15 phút/ngày
 =? (W)
t =30 ngày, A =? (kWh)
t =30 ngày, Q = ? (kJ)
Giải:
a. Công suất tiêu thụ của bàn là là:
 = U.I = 110. 5 = 550W
 = 0,55 kW
b. Thời gian sử dụng bàn là trong 30 ngày là:
 t = 15. 30 = 450 phút = 7,5 h
 Điện năng mà bàn là tiêu thụ trong 30 ngày là:
A = .t = 0,55. 7,5 = 4,125 kW.
c. Nhiệt lượng mà bàn là tỏa ra trong 30 ngày là:
Q = 4,125. 3600000 = 14850000J
 = 14850 kJ
Bài tập3: 
Tóm tắt:
U = 220V; 
 = 880W
t =4h/ngày
R = ?
Q =? (kJ)
Tính tiền điện phải trả trong 30 ngày, biết giá điện 1000đ/kWh
Giải:
a. Điện trở của dây đốt nóng của lò sưởi:
R = = = 55 
 Cường độ dòng điện qua lò sưởi khi đó là:
I = = = 4 A
b. Nhiệt lượng mà lò sưởi tỏa ra mỗi ngày là:
Q = UIt = 220.4. 4.3600 = 12672000J
 = 12672 kJ
c. Điện năng mà lò sưởi tiêu thụ trong 30 ngày là:
A = .t = 880.4.30 = 105600Wh
 = 105,6kWh
 Vậy tiền điện phải trả cho việc sử dụng lò sưởi là:
T = 105,6 . 1000 = 105600 đ
4. Củng cố:
 - Nhắc lại kiến thức cơ bản.
- Lưu ý một số điểm khi giải bài tập.
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập và xem lại các bài tập đã chữa.
- Về nhà ôn tập lại tất cả các công thức đã học ở chương 1 để vận dụng vào bai tập tổng hợp
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docLý 9 TC12.doc