Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 7 - Áp suất (tiếp)

HS lắng nghe thông báo của GV về công thức tính áp suất và đơn vị áp suất

HS tóm tắt đề bài

Tóm tắt

F = 450 N

S = 300cm2 = 0.03m2

P = ?

Giải

Vận dụng công thức

P = F/S = 450 /0.03 = 15000N/m2

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 7 - Áp suất (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07
Ngày soạn: 25/09/2014
Tiết: 07
Ngày dạy: 29/09/2014
BÀI 7
ÁP SUẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng công thức 
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận,nghiêm túc khi làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
	GV chuẩn bị cho mỗi nhóm:- Ba miếng kim loại hình hộp chữ nhật, bột mì. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài mới.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh phòng học.
8A1:…………
8A2:…………
8A3:…………
8A4:…………
8A5:…………
8A6:…………
Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra 15 phút (vào cuối giờ học)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1: Áp lực là gì?. Viết công thức tính áp suất và giải thích rõ các đại lượng có trong công thức? 
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Công thức tính áp suất: 
Trong đó: p là áp suất
F là áp lực, có đơn vị là niuton(N)
S là diện tích bị ép, có đơn vị là mét vuông (m2)
2.0 điểm
1.0 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 2: Một bánh xe xích có trọng lượng 45000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất.
Tóm tắt (2.0 đ)
P=45000N
S = 1,25m2
P =?
Bài làm ( 4.0 đ)
Áp suất của xe tác dụng lên mặt đất là:
6.0 điểm
3. Tiến trình: 
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt được
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Xe tăng nặng hơn ô tô.Tại sao xe tăng không bị lún trên đất mềm,đất xốp, còn ô tô thường bị xa lầy? Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu.
HS chú ý lắng nghe
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm áp lực 
GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 7.2 SGK phân tích đặc điểm của các lực để tìm ra áp lực.Sau đó yêu cầu HS nêu thêm VD về áp lực,phân tích 
? Yêu cầu HS làm C1
Quan sát hình 7.2 SGK
- Các lực trong hình có phương vuông góc với mặt bị ép.
Nêu thêm ví dụ về áp lực trong đời sống.
C1: - Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường.
- Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh.
- Lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ.
I. ÁP LỰC LÀ GÌ?
Ap lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Hoạt động 3: Tìm hiểu áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV nêu vấn đề và hướng dẫn HS làm TN theo nhóm về sự phụ thuộc của áp suất vào F và S thông qua TN 7.4 SGK. 
- Yêu cầu HS điền vào bảng so sánh 7.1 SGK.
? Yêu cầu HS hoàn thành câu kết luận C3.
HS làm TN theo nhóm về sự phụ thuộc của áp suất vào F và S qua TN h7.4 SGK
HS điền vào bảng so sánh 7.1 SGK
HS hoàn thành câu kết luận
II. ÁP SUẤT:
1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
Hoạt động 4: Giới thiệu công thức tính áp suất.
GV giới thiệu công thức tính áp suất, đơn vị áp suất 
Thí dụ: tính áp suất Của người đứng trên sàn nhà. cho biết trọng lượng của người là 450N, diện tích hai bàn chân ép lên sàn nhà là 300 cm2.
GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài và giải bài toán.
HS lắng nghe thông báo của GV về công thức tính áp suất và đơn vị áp suất
HS tóm tắt đề bài
Tóm tắt
F = 450 N
S = 300cm2 = 0.03m2 
P = ?
Giải
Vận dụng công thức 
P = F/S = 450 /0.03 = 15000N/m2
2.Công thức tính áp suất: 
Ap suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
 p = 
Trong đó: 
F là áp lực(N)
S là diện tích bị ép(m2)
Đơn vị của áp suất là N/m2
Còn gọi là Paxcan, kí hiệu Pa: 
1 Pa = 1N/m2 
Hoạt động 5: Vận dụng
GV Hưỡng dẫn HS trả lời và thảo luận các câu hỏi C4 và C5 SGK 
? Tóm tắt đề bài 
? Nêu hướng giải bài tập.
C4/ Lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắc, vì dưới tác dụng của cùng một áp lực, nếu diện tích bị ép càng nhỏ (lưỡi dao càng mỏng) thì tác dụng của áp lực càng lớn (dao càng dễ cắt gọt các vật)
F1=340000N
S1=1,5m2
F2= 20000N
S2=250cm2
- Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang.
- Tính áp suất của xe ô tô lên mặt đường nằm ngang.
III. VẬN DỤNG
C4. – Tăng áp suất: tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
- Giảm áp suất: Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.
C5. Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là:
p1 = F1/S1 = 340000/1.5 
= 226666.6N/m2
Áp suất của xe ô tô lên mặt đường nằm ngang
p2 = F2/S2 = 20000/0.025
 = 800000N/m2
Áp suất của xe tăng lên mặt đường nhỏ hơn áp xuất của xe ôtô lên mặt đường
IV. Củng cố: 
? Hãy trả lời câu hỏi ở phần mở bài?
? Giải thích: máy kéo có các bản xích giống như xe tăng, áp xuất do máy kéo tác dụng xuống mặt đường cũng nhỏ hơn so với áp xuất của ô tô tác dụng xuống mặt đường. chính vì vậy máy kéo chạy được bình thường trên nền dất mềm còn ô tô thì rất khó chạy trên nền đất mềm và thường bị xa lầy.
V. Hướng dẫn về nhà: 
- Làm bài tập từ 7.1 – 7.6 SBT 
- Xem trước bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG .
VI. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docli 8 tuan 7 tiet 7.doc