Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 9 - Bài 7 : Áp suất

2. Công thức tính áp suất:

- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Công thức :

Áp suất kí hiệu là p

Áp lực kí hiệu là F (N)

Diện tích bị ép là S (m2)

 Đơn vị p suất l N/m2 = Pa (Paxcan)

 1Pa = 1N/m2

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4501 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 9 - Bài 7 : Áp suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 9 
Ngày soạn: 21/10/2014
Bài 7 : ÁP SUẤT
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất. 
- Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức. 
- Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất. Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật, dùng nó để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
2.Kĩ năng: 
+ Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và 2 yếu tố S và áp lực F.
3.Thái độ: 
- Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
 	- Kỹ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi.
III. TÍCH HỢP LIÊN MÔN:
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV:
 - Mỗi nhóm: 1 khay (hoặc chậu) đựng cát hoặc bột, 3 miếng kim loại hình chữ nhật hoặc 3 hòn gạch.
 - Cả lớp: Tranh vẽ tương đương hình 7.1, 7.3, bảng phụ kẻ sẵn bảng 7.1.
 - Máy tính - Projector.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, tìm hiểu về áp suất
V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: Khánh (8A); Hiếu (8B); Sinh (8C)
Có những lực ma sát nào? Nêu khái niệm và cho VD.
Ma sát có lợi và có hại ntn? Cho VD minh hoạ.
 	2. Bài mới : 
GV chiếu hình 7.1 (bằng đoạn phim) lên bảng và đặt câu hỏi: Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên đất mềm còn ôtô nhẹ hơn nhiều lại không thể chạy được trên quảng đường này? Để giúp các em trả lời các câu hỏi trên hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài: Áp suất.
HĐ 1: Tìm hiểu áp lực là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Yêu cầu học sinh đọc thông báo ở SGK.
? Áp lực là gì . Cho ví dụ?
- GV chiếu hình 7.3 lên bảng
- Yêu cầu học sinh trả lời C1: 
- GV chiếu câu trả lời C1
- Vì sao lực của máy kéo tác dụng lên khúc gỗ không phải là áp lực?
- GV chiếu đáp án
 I. Áp lực là gì? 
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. 
Ví dụ: Người đứng trên sàn nhà đã ép lên sàn nhà một lực F = P có phương vuông góc với sàn nhà.
F1 = F2 = (F1, F2 áp lực của 2 bàn chân lên sàn nhà)
a. Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường (F = P ).
b. Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh Lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ.
Pmáy không vuông góc với S bị ép. 
Chú ý: Lực tác dụng mà không vuông góc với diện tích bị ép thì không phải là áp lực.
HĐ 2: Tìm hiểu về áp suất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV thông báo: Kết quả tác dụng của áp lực là độ lún xuống của vật.
- Xét kết quả tác dụng của áp lực vào 2 yếu tố là độ lớn của áp lực và S bị ép.
- HS hãy nêu phương án thí nghiệm để xét tác dụng của áp lực vào các yếu tố ?
- GV chiếu thí nghiệm H 7.4 lên bảng
- HS làm thí nghiệm hình 7.4 và ghi kết quả vào bảng 7.1( phiếu học tập)
- Chiếu phiếu học tập lên bảng, các nhóm nhận xét cho nhau
- Gọi đại diện nhóm HS đọc kết quả để điền vào bảng phụ.
- Độ lớn của áp lực lớn tác dụng của áp lực?
S bị ép lớn -> tác dụng áp lực như thế nào ?
-Yêu cầu HS hoàn thành C3
 ? Công thức tính áp suất, đơn vị?
II. Áp suất.
1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào?
Áp lực (F)
Dtích bị ép (S)
Độ lún (h)
F2 > F1 
S2 = S1 
h2 > h1
F3 = F1 
S3 < S1
h3 > h1
* Nhận xét:
F lớn -> tác dụng áp lực lớn
S lớn -> tác dụng áp lực nhỏ
* Kết luận:
- Tác dụng của ép lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
- Tăng tác dụng của áp lực có thể bằng các biện pháp:
+ Tăng F
+ Giảm S
+ Cả hai.
- Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố là áp lực và diện tích bị ép.
2. Công thức tính áp suất:
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức : 	
Áp suất kí hiệu là p
Áp lực kí hiệu là F (N)
Diện tích bị ép là S (m2)
 Đơn vị p suất l N/m2 = Pa (Paxcan)
 1Pa = 1N/m2 
HĐ 3: Vận dụng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời C4 
- GV chiếu đề C4 lên bảng
- Hãy nêu ví dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế?
- HS trả lời, nhận xét, sau đó GV chiếu đáp án đúng để Hs tham khảo
- GV chiếu C5 lên bảng
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời C5 
- Xác định áp suất của xe tăng lên mặt đường .
- Dựa vào kết quả giải thích vì sao xe tăng có thể đi trên đất mềm?
III. Vận dụng:
* C4: Dựa vào nguyên tắc p phụ thuộc vào áp lực và diện tích bị ép.
* Tăng p : tăng F, giảm S
* Giảm p: ngược lại
VD: Lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắc vì dưới tác dụng của một áp lực nếu lưỡi dao càng nhỏ thì tác dụng của áp lực càng lớn.
- Xe tăng làm bản xích lớn để giảm được áp suất.
* C5: pxe tăng = 340 000N
 Sxe tăng = 1,5m2 Pxe tăng = ?
 pôtô = 20 000N	
 Sôtô = 250 cm2 = 0,025m2 Pôtô = ?
- Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang:
pxtăng = = 226,7 N/m2
- Áp suất của ô tô:
pôtô = = 800.000N/m2
Máy kéo chạy được trên đất mềm là do máy kéo dùng xích bản rộng nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của máy kéo nhỏ
3. Củng cố : 
- Áp lực là gì ?
- Áp suất là gì ? Biểu thức tính áp suất. Đơn vị áp suất là gì?
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà : 
GV chiếu phần dặn dò lên bảng
- Học thuộc ghi nhớ SGK đọc có thể em chưa biết
- Làm bài tập 7.1, 7.6 SBT
- Đọc trước bài 8: tìm hiểu áp suất chất lỏng và công thức tính
VI. RÚT KINH NGHIỆM : 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......................

File đính kèm:

  • docTiet 9 Li 8.doc
Giáo án liên quan