Bài giảng Môn Tin học lớp 3 - Tuần 2 - Tiết 3: Bài 2: Thông tin xung quanh ta

Lắng nghe câu hỏi.

- Thảo luận – trả lời.

+ Bàn phím, chuột: đưa thông tin vào để máy tính xử lí.

+ Phần thân máy: Thực hiện quá trình xử lí.

+ Màn hình: Đưa thông tin ra sau khi xử

 

doc9 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 3 - Tuần 2 - Tiết 3: Bài 2: Thông tin xung quanh ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
 Ngày soạn: 30 tháng 08 năm 2014
Thứ hai ngày 1 tháng 9 năm 2014
Tiết 3: BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA (Lớp 3)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được 3 dạng thông tin cơ bản
- Biết con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau cho những mục đích khác nhau
- Giúp các em biết được máy tính là công cụ tiếp nhận, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin
II. Chuẩn bị:
- Tranh, biển báo,…
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 * Hoạt động 1: 
- Ổn định lớp
- KTBC: Các bộ phận của máy tính, cách bật/tắt máy
- NX, ghi điểm
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
Đặt vấn đề: Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với nhiều dạng thông tin, hôm nay chúng ta tìm hiểu 3 dạng thông tin cơ bản
1. Thông tin dạng văn bản:
- Cho HS quan sát đoạn văn, bài báo, … 
- Yêu cầu HS trình bày em thấy được những gì?
à Thông tin văn bản
- Yêu cầu HS nêu ví dụ khác
à NX
2. Thông tin dạng âm thanh:
Thế nào gọi là âm thanh?
- Yêu cầu HS nêu ví dụ
(Tiếng trống, tiếng chuông, các buổi phát thanh, trò chuyện với nhau,…)
à Thông tin âm thanh
- Yêu cầu HS cho vài vd khác. (tiếng chuông điện thoại, 2 người nói chuyện với nhau,…)
à Nhận xét
3. Thông tin dạng hình ảnh:
- Cho HS quan sát tranh
- Thảo luận nhóm (tranh cho ta biết gì được vẽ và mô tả)
- Gọi nhóm trình bày
à Thông tin hình ảnh
- Nêu vài dạng thông tin dạng hình ảnh :
+ Những bức ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, trên các tờ báo, …
+ Đèn giao thông.
- Yêu cầu HS cho vài vd khác. (thầy đang đánh trống trường,…)
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Bài tập
B2, B3. HS quan sát tranh SGK và tìm thông tin 
- Gọi HS nêu thông tin tìm được à lớp NX
à NX chung
B4,5. Thực hiện cá nhân (làm vào SGK)
- Gọi HS sửa bài
à NX
- Đổi SGK KT chéo 
- Gọi HS báo cáo
à NX chung
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Thi đua 2 nhóm ghép thông tin.
à NX, tuyên dương
- Chốt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Nêu
- Lắng nghe
- Trình bày
- Nêu
- Lắng nghe
- Nêu 
- Lắng nghe
- Trình bày
- Lắng nghe
- Quan sát
- Thảo luận
- Trình bày
- Lắng nghe
- Nêu VD
- Lắng nghe
- Quan sát
- Nêu
- Lắng nghe
- Thực hiện tìm
- Sửa bài
- Lắng nghe
- KT chéo
- Báo cáo
- Lắng nghe.
- Thi đua
- Lắng nghe
Thứ ba ngày 2 tháng 9 năm 2014
Tiết 3: BÀI 2:
THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRÊN MÁY TÍNH NHƯ THÊ NÀO? (Lớp 5)
I. MỤC TIÊU
Cho hs biết:
Thông tin được lưu trong máy tính như thế nào?
Tệp là gì:
Thư mục là gì?
Tệp và thư mục được sắp xếp như thế nào?
Xem các thư mục và tệp như thế nào?
II. CHUẨN BỊ
 Giáo viên:	Giáo án + SGK.
 Học sinh:	SGK + Vở ghi + Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Chương trình máy tính là gì?
Chương trình máy tính được lưu ở đâu?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài:
Em đã được hướng dẫn cách lưu lại và mở ra các bài thực hành của mình rồi nhưng chắc hẳn các em vẫn chưa biết chúng được sắp xếp như thế nào, hôm nay thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu về điều này.
HĐ1: cá nhân
Các em hãy quan sát hình 1 và hình 2/tr6/sgk và hãy nhận xét cách xắp xếp của 2 tủ sách?
Gv nhận xét, bổ sung.
Tương tự như sự sắp xếp sách của thư viện thì máy tính cũng cần sự xắp xếp hợp lí, đẹp mắt để chúng ta dễ dàng tìm kiếm dữ liệu khi cần thiết.
Trong máy tính dữ liệu có tên chung là tệp và thư mục, vậy tệp là gì và thư mục là gì?
1. Tệp và thư mục
HĐ2: hoạt động nhóm đôi
Theo em tệp là gì?
Thư mục là gì?
Gv nhận xét, bổ sung
Thông tin được lưu trên các tệp, vd: tệp hình vẽ, tệp văn bản….
Mỗi tệp có một tên để phân biệt, các tệp được sắp xếp trong các thư mục, mỗi thư mục cũng có một thư mục và tên. Một thư mục có thể chứa các thư mục con.
Vậy để xem các thư mục và tệp ta làm thế nào?
2. Xem các thư mục và tệp
Hđ3: cả lớp
Trên màn hình có một biểu tượng máy tính với tên: My computer
Tất cả các thông tin đều được nằm trong My computer, vì vậy để xem các tệp và thư mục em nháy đúp chuột lên biểu tượng My computer, khi đó màn hình hiện ra như hình 7/tr8:
Cho thầy biết khi đó của sổ hiện ra như thế nào?
Cho hs quan sát: màn hình hiện ra với:
Các đĩa cứng: C,D,..
O đĩa mềm
Các ổ đĩa CD
Thiết bị nhớ Flash: biểu tượng của nó chỉ hiện ra khi ta cắm thiết bị nhớ Flash vào máy.
Nếu em nhày nút Folders cửa sổ sẽ chuyển sang có hình dạng như hình 8.
Ch hs quan sát các hình chụp trong SGK
Lắng nghe
Một số hs nhận xét:
Ngăn nắp, bừa bộn
Các nhóm thảo luận 
Trả lời
Lắng nghe, ghi chép
Hs quan sát, lắng nghe
Hs quan sát trả lời
Quan sát, lắng nghe
IV. Củng cố -Dặn dò
Trong máy tính thông tin được lưu ở đâu?
Tệp và thư mục khác nhau như thế nào?
Để xem các thư mục và tệp ta làm thế nào?
Tiết 3: BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (Lớp 4)
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính.
- Biết được bộ phận nào là quan trọng nhất của máy tính.
- Biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. 
Sau khi học xong bài này các em có khả năng:
- Nhận biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình.
- Nhận biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án.
	- Phương tiện dạy học: SGK, ảnh minh hoạ và các đồ dùng hỗ trợ khác.
	- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định lớp:
 Báo cáo sĩ số:
 Tên học sinh vắng mặt:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới:
 Chúng ta đã được học về máy tính, nhưng chúng ta có biết lịch sử ra đời của máy tính và hiện nay nó đã được cải tiến như thế nào không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết điều đó.
* Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Máy tính xưa và nay:
 - Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945, có tên là ENIAC, nặng gần 27 tấn, chiếm diện tích gần 167m2 (H2- trang 5) 
 - Máy tính ngày nay nặng khoảng 15kg, chiếm diện tích 0.5 m2.
 - Máy tính ngày nay nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện hơn, rẻ hơn…
Hỏi: Các em đã biết khá nhiều về máy tính rồi thế nhưng em có biết nhiệm vụ từng bộ phận của máy tính không?
b. Hoạt động 2: 
Nhắc lại câu hỏi: Các bộ phận của máy tính làm nhiệm vụ gì?
Hỏi: Bộ phận nào của máy tính quan trọng nhất?
- ổn định.
- Lắng nghe.
- Quan sát, ghi bài.
- Lắng nghe câu hỏi.
- Thảo luận – trả lời.
+ Bàn phím, chuột: đưa thông tin vào để máy tính xử lí.
+ Phần thân máy: Thực hiện quá trình xử lí.
+ Màn hình: Đưa thông tin ra sau khi xử lí.
- Nghe rút kinh nghiệm – ghi bài.
- Trả lời câu hỏi.
 + Phần thân máy.
- Lắng nghe.
IV. Củng cố - Dặn dò
- Khái quát sự phát triển của máy tính, và nhiệm vụ của từng bộ phận máy tính.
- Nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 4 tháng 9 năm 2014
Tiết 4: BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (Lớp 4)
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính.
- Biết được bộ phận nào là quan trọng nhất của máy tính.
- Biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. 
Sau khi học xong bài này các em có khả năng:
- Nhận biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình.
- Nhận biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án.
	- Phương tiện dạy học: SGK, ảnh minh hoạ và các đồ dùng hỗ trợ khác.
	- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định lớp:
 Báo cáo sĩ số:
 Tên học sinh vắng mặt:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới:
* Các hoạt động:
c. Hoạt động 3: 
* Bài tập
 Gọi học sinh lên bảng tính:
- Tính xem chiếc máy tính xưa nặng gấp mấy lần chiếc máy tính hiện nay.
- Tính xem chiếc máy tính xưa chiếm diện tích bao nhiêu căn phòng rộng 20 m2.
- Tính tổng của 15, 21 thông tin vào là gì, thông tin ra là gì?
- Tính hiệu của 200 và 177; thông tin vào là gì, thông tin ra là gì?
- ổn định.
- Lắng nghe.
- Thực hành làm bài tập.
- Thực hành tính toán.
- Lấy 27 tấn đổi ra kg (= 27.000 kg). Sau đó lấy 27.000 kg chia cho 15 kg.
27.000 : 15 = 1800 lần.
- Thực hành tính toán.
- Lấy 167 m2 chia cho 20 m2.
167 : 20 = 8.35 căn phòng.
- Trả lời câu hỏi.
+ Thông tin vào là: 15, 21, dấu (+)
+ Thông tin ra là: kết quả của phép tính (=36)
+ Thông tin vào là: 200, 177, dấu (-)
+ Thông tin ra là: kết quả của phép tính (=23)
- Lắng nghe.
IV. Củng cố - dăn dò:
 - Khái quát sự phát triển của máy tính, và nhiệm vụ của từng bộ phận máy tính.
 - Về nhà học lại bài.
Thứ sáu ngày 5 tháng 9 năm 2014
Tiết 4: BÀI 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH (Lớp 3)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS làm quen với bàn phím (khu vực phím chính và 2 phím có gai), phím xuống dòng (ENTER), phím khoảng cách,…
- HS có thể gõ một vài phím để tập làm quen với bàn phím (gõ tên mình,…)
II. Chuẩn bị:
- Máy tính, phần mềm Word
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
*Hoạt động 1:
- Ổn định lớp
- KTBC: 3 dạng thông tin
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
1. Bàn phím
- Gọi HS nhắc lại 4 thành phần cơ bản của máy tính 
à Giới thiệu bàn phím là một trong 4 thành phần mà chúng ta đã học
2. Khu vực phím chính của bàn phím
- Yêu cầu HS quan sát bàn phím 
+ Thảo luận chia bàn phím thành bao nhiêu khu vực
+ Nhóm trình bày
+ Nhóm khác NX
à NX chung, chốt ý
- Yêu cầu HS quan sát khu vực chính của bàn phím (hình 19 SGK/16) 
- HS quan sát trực tiếp bàn phím của mình và chỉ ra được khu vực phím chính.
- KT chéo
à Quan sát, sửa sai HS
- Giới thiệu HS các hàng phím trên khu vực phím chính
+ Hàng phím số.
+ Hàng phím trên.
+ Hàng phím cơ sở à Hàng cơ sở là quan trọng nhất và có 2 phím có gai F,J
+ Hàng phím dưới à Phím dài nhất là phím cách
* Hoạt động 3: Bài tập
B1,2. Thực hiện nối tiếp
B3. Thực hiện cá nhân
- Mở Word cho HS gõ tên mình
+ Đặt tay đúng vị trí
à Quan sát, sửa sai HS
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Thi đua (bài tập B4)
- NX, tuyên dương
- Chốt lại nội dung chính
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Nêu
- Lắng nghe
- Quan sát 
- Thảo luận
- Trình bày
- NX
- Lắng nghe
- Quan sát bàn phím, tìm
- KT chéo
- Lắng nghe, sửa sai
- Lắng nghe, quan sát
- Xác định được 2 phím có gai
- Thực hiện
- Thực hành gõ
- Sửa sai
- Thi đua
- Lắng nghe.
Tiết 4: BÀI 2:
THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRÊN MÁY TÍNH NHƯ THÊ NÀO?
I. MỤC TIÊU
Cho hs biết:
Thông tin được lưu trong máy tính như thế nào?
Tệp là gì:
Thư mục là gì?
Tệp và thư mục được sắp xếp như thế nào?
Xem các thư mục và tệp như thế nào?
II. CHUẨN BỊ
 Giáo viên:	Giáo án + SGK.
 Học sinh:	SGK + Vở ghi + Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Chương trình máy tính là gì?
Chương trình máy tính được lưu ở đâu?
	 3. Bài mới
Thực hành : Gv yêu cầu HS thực hành vói nội dung sau
Hs tiến hành mở My computer tìm các thư mục và tệp, xem các thư mục và tệp xắp xếp như thế nào?
Nhận biết các ổ đĩa lưu trữ.
Làm bài thực hành theo hướng dẫn trong SGK
Gv hướng dẫn thực hiện.
IV. CŨNG CỐ:
 	Hs về nhà học lại bài. 
 	 Đọc trước bài tổ chức thông tin trong máy tính.

File đính kèm:

  • docgiao an tin tieu hoc tuan 2 20142015.doc