Bài giảng Môn Tin học lớp 12 - Tiết 10: Bài 4 - Bài toán và thuật toán (tiết 1)

Hoạt động 2: Giới thiệu ngôn ngữ máy

 - Gọi 1 HS đọc bài

 - Em hãy giới thiệu về ngôn ngữ máy?

 - Em hãy cho biết ưu và nhược điểm của ngôn ngữ máy?

 

doc39 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 12 - Tiết 10: Bài 4 - Bài toán và thuật toán (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có giá trị bằng k, rồi kết thúc;
B8: Quay lại B3.
Hoạt động 8: Biểu diễn thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng sơ đồ khối
 - Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ sơ đồ khối.
 - GV nhận xét và treo bảng phụ sơ đồ khối của thuật toán đó.
- HS lên bảng vẽ
Hoạt động 9: Mô phỏng việc thực hiện thuật toán.
- Yêu cầu học sinh quan sát ví dụ trong SGK - 44.
- HS: theo dõi, nhận xét và ghi chép vào vở
5. Củng cố
 	- Việc xác định bài toán và đưa thuật toán bài toán tìm kiếm.
6. Bài tập về nhà
 	- Về nhà dựa vào thuật toán tìm giá trị max của dãy số nguyên dương hãy viết thuật toán tìm giá trị min của dãy số nguyên dương.
	- Viết thuật toán giải bài toán tìm nghiệm của phương trình bậc 2
Ngày soạn: 7/10/2014
Tiết 15: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng cách liệt kê và sơ đồ khối.
	- Hiểu một số thuật toán thông dụng.
2. Kỹ năng
	- Xây dựng được thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản theo cách liệt kê và sơ đồ khối. 
3. Thái độ
	- Các kiến thức trên góp phần phát triển khả năng tư duy khi giải quyết các vấn đề trong khoa học cũng như trong cuộc sống. 
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo máy chiếu (nếu có)
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp. 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đồ dùng học tập: SGK, vở ghi, bút …
III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
	- Ổn định lớp.
	- Chỉnh đốn trang phục.
	- Sĩ số:.........Vắng:......
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Hãy nêu ý tưởng và mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự theo phương pháp liệt kê?
Câu 2: Hãy nêu ý tưởng và mô tả thuật toán tìm kiếm nhị phân theo phương pháp liệt kê?
3. Đặt vấn đề
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tg
Hoạt động 1: Yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức về bài toán, thuật toán: Khái niệm bài toán, khái niệm thuật toán, các cách biểu diễn thuật toán, các tính chất của thuật toán.
- HS đứng tại chỗ trả lời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán tìm nghiệm của phương trình bậc nhất tổng quát: 
- Yêu cầu HS xác định bài toán:
- Yêu cầu HS trình bày ý tưởng của bài toán.
- Nhận xét và yêu cầu học sinh lên bảng trình bày thuật toán bằng phương pháp liệt kê.
- Dựa vào phương pháp liệt kê, GV yêu cầu HS lên bảng biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối.
- Input: Hai số thực a và b
- Output: Kết luận về nghiệm của phương trình: ax + b = 0
- HS đứng tại chỗ trình bày ý tưởng.
* Thuật toán:
 Liệt kê:
- B1. Nhập các số thực a, b. 
- B2. Nếu a=0, b0 thì thông báo vô nghiệm rồi kết thúc.
- B3. Nếu a=0 và b=0 thì thông báo pt có nghiệm đúng với mọi giá trị rồi kết thúc;
- B4. Nếu a0 thì x-b/2a, thông báo pt có nghiệm duy nhất là x rồi kết thúc;
- HS lên bảng vẽ sơ đồ khối của bài toán.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán tìm nghiệm của phương trình bậc 2 tổng quát: 
 ax2 + bx + c = 0 ( a0)
- Yêu cầu học sinh xác định bài toán.
- Yêu cầu học sinh trình bày ý tưởng.
- Nhận xét và yêu cầu học sinh lên bảng trình bày thuật toán bằng phương pháp liệt kê.
 - Nhận xét và giảng giải từng bước của thuật toán để học sinh nắm rõ về thuật toán.
 - Dựa vào phương pháp liệt kê, GV yêu cầu HS lên bảng biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối.
Bài 1: Tìm và đưa ra nghiệm của phương trình bậc 2 tổng quát:
 ax2 + bx + c = 0 (a0)
- Input: 3 số thực a, b, c (a0).
- Output: Kết luận nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0.
- HS: Trả lời.
- HS lên bảng viết thuật toán theo phương pháp liệt kê.
- B1: Nhập a, b, c (a0).
- B2: ß b2 - 4ac;
- B3: Nếu < 0 thì thông báo phương trình vô nghiệm rồi kết thúc.
- B4: Nếu = 0 thì x ß -b/2a, thông báo phương trình có nghiệm kép x rồi kết thúc;
- B5: Nếu > 0 thì:
; và thông báo phương trình có 2 nghiệm phân biệt x1, x2 rồi kết thúc.
- HS: Lắng nghe.
- HS lên bảng vẽ sơ đồ khối của bài toán.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán tìm giá trị nhỏ nhất của một dãy số nguyên.
 - Tương tự như bài tìm giá trị max, chỉ cần 1 thao tác chuyển đổi nhỏ là chúng ta có thể viết được thuật toán này.
 - Bài này HS đã được chuẩn bị ở nhà, nên GV yêu cầu HS lên bảng trình bày thuật toán theo 2 cách liệt kê và sơ đồ khối.
- HS lên bảng viết thuật toán.
5. Củng cố, dặn dò.
	- Nắm được các cách giải bài toán bằng liệt kê và sơ đồ khối của các bài toán đã học.
	- Nhắc HS ôn tập tất cả các kiến thức đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
6. Bài tập về nhà
 	- Về nhà các em làm các câu hỏi và bài tập của §4: Bài toán và thuật toán trong SBT.
Ngày soạn: 10/10/2014
Tiết 16: KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Đánh giá khả năng nắm bắt, tiếp thu kiến thức của từng học sinh.
2. Thái độ
	- Nghiêm túc, tập trung làm bài. 
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
Ổn định lớp
Sĩ số:.........
Vắng:.........
2. Nội dung kiểm tra
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 2
ĐỀ KIỂM TRA 45’ MÔN TIN HỌC 10
Tổ Toán – Tin
(Mã đề 01)
Điểm
Họ Và Tên: …………………………..
Lớp: …………………………………
I. TRẮC NGHIỆM (5đ): Hãy khoanh tròn vào những đáp án mà anh (chị) cho là đúng.
Câu 1 : 
Bộ nhớ trong của máy tính gồm:
A.
Memory
B.
Đĩa cứng và đĩa mềm
C.
Rom và Ram
D.
Thiết bị nhớ flash
Câu 2 : 
1CE16 = ?(10)
A.
454
B.
446
C.
448	
D.
462
Câu 3 : 
Trong các số sau số nào thể hiện ở dạng dấu phẩy động là đúng?
A.
0.25789x102
B.
1.05234x105
C.
0.000984x106
D.
25.879x103
Câu 4 : 
Bộ nhớ trong là nơi:
A.
Lưu trữ dữ liệu đang được xử lí
B.
Thực hiện và điều khiển
C.
Lưu trữ lâu dài dữ liệu	
D.
Thực hiện chương trình
Câu 5 : 
Trong các thiết bị sau thiết bị nào là thiết bị ra?
A.
Máy quét
B.
Máy in
C.
Webcam
D.
Chuột
Câu 6 : 
10112 = ?(10)
A.
19
B.
16
C.
11
D.
21
Câu 7 : 
Dãy 10102 là biểu diễn nhị phân của số nào trong hệ thập phân trong các phương án sau?
A.
1x2-3 + 0x2-2 + 1x2-1 + 0x2-0
B.
0x2-3 + 1x2-2 + 0x2-1 + 1x2-0
C.
0x23 + 1x22 + 0x21 + 1x20
D.
1x23 + 0x22 + 1x21 + 0x20
Câu 8 : 
Trong các dạng thông tin sau, dạng nào không phải là dạng thông tin hình ảnh?
A.
Băng hình
B.
Bản đồ
C.
Biển báo
D.
Tấm bia
Câu 9 : 
Thông tin là:
A.
Công thức tính toán
B.
Hiểu biết về một thực thể
C.
Văn bản và số liệu
D.
Hình ảnh và âm thanh
Câu 10 : 
Một đĩa có dung lượng 50 KB có thể chứa được lượng thông tin là bao nhiêu Byte?
A.
51196 Byte
B.
51200 Byte
C.
51204 Byte
D.
51208 Byte	
II. TỰ LUẬN (5đ)
	Hãy trình bày thuật toán giải phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0 (a0) dưới dạng sơ đồ khối.
BÀI LÀM
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 2
ĐỀ KIỂM TRA 45’ MÔN TIN HỌC 10
Tổ Toán – Tin
(Mã đề 02)
Điểm
Họ Và Tên: …………………………..
Lớp: …………………………………
TRẮC NGHIỆM (5đ): Hãy khoanh tròn vào những đáp án mà anh (chị) cho là đúng.
Câu 1 : 
Bộ nhớ trong là nơi:
A.
Lưu trữ lâu dài dữ liệu	
B.
Lưu trữ dữ liệu đang được xử lí
C.
Thực hiện và điều khiển
D.
Thực hiện chương trình
Câu 2 : 
Thông tin là:
A.
Văn bản và số liệu
B.
Hình ảnh và âm thanh
C.
Công thức tính toán
D.
Hiểu biết về một thực thể
Câu 3 : 
Một đĩa có dung lượng 50 KB có thể chứa được lượng thông tin là bao nhiêu Byte?
A.
51196 Byte
B.
51208 Byte	
C.
51204 Byte
D.
51200 Byte
Câu 4 : 
Bộ nhớ trong của máy tính gồm:
A.
Rom và Ram
B.
Memory
C.
Đĩa cứng và đĩa mềm
D.
Thiết bị nhớ flash
Câu 5 : 
Trong các thiết bị sau thiết bị nào là thiết bị ra?
A.
Máy quét
B.
Máy in
C.
Webcam
D.
Chuột
Câu 6 : 
Dãy 10102 là biểu diễn nhị phân của số nào trong hệ thập phân trong các phương án sau?
A.
1x2-3 + 0x2-2 + 1x2-1 + 0x2-0
B.
0x2-3 + 1x2-2 + 0x2-1 + 1x2-0
C.
1x23 + 0x22 + 1x21 + 0x20
D.
0x23 + 1x22 + 0x21 + 1x20
Câu 7 : 
1CE16 = ?(10)
A.
462
B.
454
C.
446
D.
448	
Câu 8 : 
10112 = ?(10)
A.
16
B.
11
C.
19
D.
21
Câu 9 : 
Trong các dạng thông tin sau, dạng nào không phải là dạng thông tin hình ảnh?
A.
Biển báo
B.
Bản đồ
C.
Băng hình
D.
Tấm bia
Câu 10 : 
Trong các số sau số nào thể hiện ở dạng dấu phẩy động là đúng?
A.
0.25789x102
B.
25.879x103
C.
0.000984x106
D.
1.05234x105
TỰ LUẬN (5đ)
	 Hãy trình bày thuật toán giải phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0 (a0) dưới dạng sơ đồ khối.
BÀI LÀM
3. Hướng dẫn chấm điểm
	Phần trắc nghiệm mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
	Phần tự luận: + Xác định được Input, Output được 0.5 điểm
	 +Xây dựng đúng ý tưởng bài toán được 0.5 điểm. 
	 + Biểu diễn được thuật toán dưới dạng sơ đồ khối được 4.0 điểm
Ngày soạn: 17/10/2014
Tiết 17: §5. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp HS thấy được ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt cho máy tính những việc con người muốn máy thực hiện.
	- Giúp HS biết được thế nào là ngôn ngữ máy, ưu điểm cũng như những nhược điểm của nó.
	- Giúp HS biết được thế nào là hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao và các chương trình dịch.
	- Giúp HS thấyđược muốn sử dụng máy tính, ngoài việc hiểu biết sơ lược về cấu trúc máy tính, còn cần hiểu biết về phần mềm ở mức độ có thể làm một số việc thiết thực. 
2. Kỹ năng
- Phân biệt được các loại ngôn ngữ lập trình.
3. Thái độ
	- Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo máy chiếu (nếu có)
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp. 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đồ dùng học tập: SGK, vở ghi, bút …
III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
	- Ổn định lớp.
	- Chỉnh đốn trang phục.
	- Sĩ số:.........Vắng:......
2. Kiểm tra bài cũ
3. Đặt vấn đề
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tg
Hoạt động 1: Giới thiệu ngôn ngữ lập trình
 Sau khi chúng ta đã diễn tả thuật toán dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối, máy tính vẫn chưa thực hiện thuật toán được. Vì vậy chúng ta cần phải đi diễn tả thuật toán bằng một ngôn ngữ để máy tính hiểu và thực hiện được. Ngôn ngữ đó được gọi là ngôn ngữ lập trình.
Vậy 1 em cho cô biết NNLT là gì?
 Có nhiều loại NNLT chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu.
 - HS trả lời.
 Ghi bảng:
 Là ngôn ngữ để viết chương trình cho MTĐT
Hoạt động 2: Giới thiệu ngôn ngữ máy
 - Gọi 1 HS đọc bài
 - Em hãy giới thiệu về ngôn ngữ máy?
 - Em hãy cho biết ưu và nhược điểm của ngôn ngữ máy?
- Từ đó theo các em NN này có dùng phổ biến không?
1. Ngôn ngữ máy
- 1 HS đứng dậy đọc bài, cả lớp chú ý theo dõi
- HS trả lời
- HS trả lời
 Ghi bài:
- Là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
- Các loại ngôn ngữ khác muốn máy hiểu và thực hiện phải được dịch ra ngôn ngữ máy thông qua chương trình dịch
- HS trả lời.
Hoạt động 3: Giới thiệu hợp ngữ.
- Mặc dù NNM là ngôn ngữ mà máy có thể trực tiếp hiểu nhưng không phải ai cũng có thể viết chương trình bằng ngôn ngữ máy bởi nó khá phức tạp và khó nhớ. Chính vì thế đã có rất nhiều loại ngôn ngữ xuất hiện để làm thuận tiện hơn cho người viết chương trình. Song muốn máy thực hiện được thì phải chuyển đổi sang ngôn ngữ máy.
 - Gọi 1 HS đọc bài
 - Em hãy giới thiệu về Hợp ngữ
2. Hợp ngữ.
- HS đọc bài
- HS trả lời: Hợp ngữ sử dụng các từ (thường là những từ viết tắt trong tiếng Anh) làm thành các lệnh.
- HS giải thích lệnh: ADD AX, BX--> đây là phép cộng giá trị chứa trong thanh ghi AX và BX và kết quả được đặt vào thanh ghi AX.
Ghi bài:
- Sử dụng một số từ (thường là những từ viết tắt trong tiếng Anh) để thực hiện lệnh trên thanh ghi
VD: ADD AX , BX
- Muốn máy hiểu được ngôn ngữ này cần phải chuyển đổi nó sang ngôn ngữ máy
Hoạt động 4: Giới thiệu ngôn ngữ bậc cao
 Hợp ngữ là một ngôn ngữ đã thuận lợi hơn cho các nhà lập trình chuyên nghiệp nhưng nó chưa thật thích hợp với đông đảo người lập trình bởi nó sử dụng địa chỉ của các thanh ghi trong máy tính, điều này khiến nhiều người ái ngại. Vậy còn có ngôn ngữ nào khác mà nhiều người có thể sử dụng được không?
GV: ngôn ngữ bậc cao xuất hiện đầu tiên là ngôn ngữ FORTRAN, hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ bậc cao khác rất thuận tiện cho người lập trình.
3. Ngôn ngữ bậc cao.
Ghi bài:
- Là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể,
Ví dụ: FORTRAN ra đời năm 1954; COBOL ra đời năm 1959, hiện nay có các ngôn ngữ như PASCAL, C, C++, BASIC...
- Muốn máy hiểu được ngôn ngữ này cần phải chuyển đổi nó sang ngôn ngữ máy
Hoạt động 5: Chương trình dịch
- Ta luôn nói phải chuyển đổi các ngôn ngữ sang ngôn ngữ máy, vậy làm cách nào để có thể chuyển đổi được, đó là nhờ Chương trình dịch
4. Chương trình dịch
- Là chương trình dịch từ các ngôn ngữ khác nhau ra ngôn ngữ máy
5. Củng cố, dặn dò.
	- Máy tính chỉ hiểu được ngôn ngữ nào?
	- Các ngôn ngữ khác để MT hiểu được và thực hiện thì phải làm thế nào
6. Bài tập về nhà
 	- Đọc sách trước bài sau: §6. Giải bài toán trên máy tính.
Ngày soạn: 20/10/2014
Tiết 18: §6. GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố và làm rõ hơn các khái niệm như bài toán, thuật toán, dữ liệu, lệnh, ngôn ngữ lập trình và chương trình.
- Giúp HS nắm được nội dung cụ thể các bước cần thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính.
2. Thái độ
	- Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
Đồ dùng: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo máy chiếu (nếu có)
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp. 
2. Chuẩn bị của học sinh
Đồ dùng học tập: SGK, vở ghi, bút …
III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
	- Ổn định lớp.
	- Chỉnh đốn trang phục.
	- Sĩ số:.........Vắng:......
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Em hiểu ngôn ngữ lập trình là gì? Hãy nêu các loại NNLT? Chương trình dịch dùng để làm gì?
	Câu 2: Vì sao phải phát triển các ngôn ngữ bậc cao? 
3. Đặt vấn đề
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tg
Hoạt động 1: Giới thiệu các bước giải bài toán trên máy tính
- Máy tính là công cụ hỗ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống, học sử dụng máy tính thực chất là học cách giao cho máy tính việc mà ta muốn nó làm. Con người muốn máy thực hiện giải bài toán thì phải đưa lời giải bài toán đó vào máy dưới dạng lệnh. Vậy việc giải bài toán trên máy tính Được tiến hành theo những bước nào?
 - HS trả lời.
Ghi bài:
B1: Xác định bài toán
B2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
B3: Viết chương trình
B4: Hiệu chỉnh
B5: Viết tài liệu
Hoạt động 2: Giới thiệu cách xác định bài toán:
 - Xác định bài toán tức cần xác định cái gì?
 Đúng vậy, trước mỗi bài toán ta cần phải xác định đợc Input và Output của nó nhằm lựa chọn thuật toán và ngôn ngữ lập trình thích hợp.
 VD: Bài toán tìm UCLN của 2 số nguyên dương M,N
 GV: Sau khi xác định đợc Input và Output của bài toán ta sang bước tiếp theo: Lựa chọn và xây dựng thuật toán.
1. Xác định bài toán
 - HS trả lời.
+ Input: 2 số nguyên dương M,N
+ Output: UCLN của 2 số đó
 Ghi bài:
 - Xác định 2 thành phần Input và Output của bài toán. Từ đó xác định ngôn ngữ lập trình và cấu trrúc dữ liệu một cách thích hợp.
Hoạt động 3: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.
 a. Lựa chọn thuật toán
 - Thuật toán là gì?
 - Theo em thuật toán của bài toán này có thể giải được bài toán khác không?
 - Với mỗi bài toán có phải chỉ có 1 thuật toán duy nhất?
 - Có phải thuật toán tối ưu là thuật toán có thời gian thực hiện lâu, càng tốn nhiều bộ nhớ càng tốt, thuật toán càng phức tạp càng tốt?
 Cũng giống như lựa chọn cách giải 1 bài toán, có nhiều cách giải, ta nên chọn cách nào dễ hiểu nhất, làm nhanh nhất.
 Sau khi chọn được thuật toán thích hợp ta đi tìm cách diễn tả thuật toán, việc làm đó gọi là biểu diễn thuật toán. 
b) Diễn tả thuật toán:
 - Có mấy cách diễn tả thuật toán?
Ví dụ: Tìm UCLN của hai số nguyên dương M và N.
 - Yêu cầu HS xác định bài toán
 - Yêu cầu HS trình bày ý tưởng 
 - Mời 2 học sinh lên bảng trình bày thuật toán bằng liệt kê và bằng sơ đồ khối
- Yêu cầu HS theo dõi mô phỏng thuật toán ở SGK trang 49
 - GV hướng dẫn cho HS thuật toán khác để tìm UCLN của 2 số nguyên dương M và N.
B1: Nhập M,N
B2: Lấy M chia N tìm số dư R
B3: Nếu R=0 thì thông báo UCLN là N rồi kết thúc
B4: M<--N; N<--R;
B5: Quay lại B2
 - Yêu cầu học sinh mô phỏng thuật toán này với 2 số nguyên dương bất kì.
 - Đến đây ta đã có đợc thuật toán của bài toán, công việc tiếp theo là phải chuyển đổi thuật toán đó sang chương trình.
2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
a. Lựa chọn thuật toán
 - HS trả lời.
 - HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
Ghi bài:
- Mỗi thuật toán chỉ giải 1 bài toán, song 1 bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải. Vậy ta phải chọn thuật toán tối ưu nhất trong những thuật toán đưa ra.
- Thuật toán tối ưu: Là thuật toán có các tiêu chí sau:
+ Dễ hiểu
+ Trình bày dễ nhìn
+ Thời gian chạy nhanh
+ Tốn ít bộ nhớ
- Khi thiết kế hoặc lựa chọn thuật toán để giải 1 bài toán cụ thể cần căn cứ vào lượng tài nguyên mà thuật toán đòi hỏi và lượng tài nguyên thực tế cho phép.
b) Diễn tả thuật toán:
 - HS trả lời
Ví dụ: Tìm UCLN của hai số nguyên dương M và N.
 - HS trả lời.
 - HS trả lời
 - HS lên bảng viết thuật toán.
 Ghi bài:
*) Ý tưởng: sử dụng những điều đã biết:
- Nếu M=N thì giá trị chung đó là UCLN của M và N
 - Nếu M<N thì UCLN(M,N) = UCLN(M,N-M);
- Nếu M>N thì UCLN(M,N) = UCLN(M-N,N)
 *) Liệt kê:
B1: Nhập M, N
B2: Nếu M=N thì lấy giá trị chung này làm UCLN rồi kết thúc.
B3: Nếu M>N thì M<-- M-N rồi quay lại B2
B4: N<--N-M rồi quay lại B2
 *) Vẽ sơ đồ khối (HS lên bảng vẽ)
 - HS lên bảng mô tả thuật toán.
 Hoạt động 4: Giới thiệu bước viết chương trình.
 - Trước tiên phải lựa chọn NNLT thích hợp
 - Có mấy loại NNLT, là những loại nào?
 - Do có nhiều loại ngôn ngữ dùng để viết thuật toán nên việc chọn ngôn ngữ nào là tuỳ thuộc vào bài toán, vào người viết chương trình... Khi viết chương trình phải tuân theo những quy định của ngôn ngữ đó.
- Chú ý: Chương trình dịch chỉ có thể phát hiện và thông báo những lỗi về mặt ngữ nghĩa.
3. Viết chương trình
 - HS trả lời
 - HS lắng nghe
Ghi bài:
- Là việc lựa chọn cấu trúc dữ liệu và ngôn ngữ lập trình để diễn đạt thuật toán trên máy.
- Khi viết chương trình cần chọn ngôn ngữ thích hợp, viết chương trình trong ngôn ngữ nào thì phải tuân theo quy định ngữ pháp của ngôn ngữ đó
Hoạt động 5: Giới thiệu bước Hiệu chỉnh
- Chương trình được viết không phải lúc nào cũng đảm bảo là hoàn toàn đúng đắn, do đó phải thử chương trình bằng các bộ Input đặc trưng để phát hiện sai sót
 VD các Test tiêu biểu để kiểm thử chương trình giải pt bậc hai (tương ứng với TH deta=0, deta>0, deta<0) - (a,b,c)=(1,-4,4)
 - ( (a,b,c)=(1,-5,6)
 - (a,b,c)=(1,4,8) 
5. Hiệu chỉnh
- HS lấy ví dụ
 Ghi bài: 
- Sau khi viết xong chương trình cần phải thử chương trình bằng 1 số bộ Input đặc trưng, Trong quá trình thử này nếu phát hiện sai sót thì phải sửa chương trình. Quá trình này gọi là hiệu chỉnh.
Hoạt động 6: Giới thiệu bước viết tài liệu
 - Sau khi chương trình đã hoàn thiện công việc còn lại là viết tài liệu mô tả thuật toán, chương trình và hướng dẫn sử dụng chương trình.
 * Các bước trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi ta cho rằng chương trình đã làm việc đúng đắn và hiệu quả.
6. Viết tài liệu
- HS lắng nghe
Ghi bài:
- Viết mô tả chi tiết bài toán, thuật toán, chương trình và hướng dẫn sử dụng chương trình.
5. Củng cố, dặn dò.
	- Củng cố lại kiến thức bài học.
6. Bài tập về nhà
 	- Làm bài tập trong SBT và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc sách trước những bài sau: Phần mềm máy tính và những ứng dụng của tin học.
Ngày soạn: 26/10/2014
Tiết 19: 
Ngày soạn: 29/10/2014
Tiết 20: §9. TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tin học có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển mọi mặt của xã hội.
- Qua việc sử dụng các thành tựu của tin học, xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức và cách tiến hành các hoạt động.
- Cần nhận thức được sự cần thiết phải tôn trọng các quy định của pháp luật khi sử dụng các tài nguyên thong tin chung, đồng thời cần học tập không ngừng để có thể thích ứng được với nhịp điệu phát triển của xã hội hiện đại. 
2. Kỹ năng
	- Biết được vai trò của tin học đối với sự phát triển của xã hội
3. Thái độ
	- Có tính kỷ luật cao
	- Ý thức, tr

File đính kèm:

  • docGiao an tin hoc 10 nam hoc 2014 2015.doc