Bài giảng Môn Tin học lớp 12 - Tiết 1 - Một số khái niệm cơ bản (tiết 1)

GV: Dưới đây chúng ta xét kĩ hơn hai chế độ làm việc với biểu mẫu thường dùng là chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế.

Gv: Trong chế độ biểu mẫu, cho phép thực hiện các thao tác nào?

HS:1 HS trả lời

• Tìm kiếm thông tin.

• Lọc thông tin.

• Sắp xếp thông tin.

 

doc143 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 12 - Tiết 1 - Một số khái niệm cơ bản (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ dữ liệu tương ứng vào mỗi trường. 
- Cũng có thể nháy chuột trực tiếp vào bản ghi trống ở cuối bảng rồi gõ dữ liệu tương ứng.
b) Chỉnh sửa.
Để chỉnh sửa giá trị một trường của một bản ghi chỉ cần nháy chuột vào ô chứa dữ liệu tương ứng và thực hiện các thay đổi cần thiết.
c) Xóa bản ghi.
Chọn bản ghi cần xoá.
Nháy nút (Delete Record) hoặc nhấn phím Delete.
Trong hộp thoại khẳng định xoá (h. 26), chọn Yes. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu thao tác Sắp xếp và lọc
GV: Đưa ra ví dụ đã được lập sẵn và thực hiện thao tác sâp xếp bản các bản ghi theo yêu cầu.
HS: Chú ý quan sát và ghi bài.
GV: Cho hình 27 SGK trang 43. Em hãy nêu các thao tác để sắp xếp các bản ghi theo tên?
HS: 1 HS lên bảng thực hiện.
Để sắp xếp các bản ghi theo tên:
Chọn trường Ten; 
Nháy nút . Các bản ghi sẽ được sắp xếp tên tăng dần theo bảng chữ cái.
GV: Từ ví dụ trên em hãy nêu thao tác sắp xếp bản ghi theo thứ tự giảm dần của ngày sinh?
HS: 1 HS lên bảng thực hiện thao tác.
1. Chọn trường NgSinh; 
2. Nháy nút .
GV: Chức năng của lọc dữ liệu?
HS: Lọc dữ liệu là một công cụ của hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho phép tìm ra những bản ghi thỏa mãn một số điều kiện nào đó phục vụ tìm kiếm.
GV: Thế nào là lọc theo ô dữ liệu đang chọn?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Thế nào là lọc theo mẫu?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Chú ý: Sau khi kết thúc, có thể nháy lại vào nút để trở về dữ liệu ban đầu. 
GV: Cho hình 27 SGK trang 43. Em hãy nêu cách để tìm tất cả các học sinh có tên là Hải?
GV: Thực hiện mẫu thao tác.
HS: Quan sát GV thực hiện.
GV: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện lại thao tác.
2. Sắp xếp và lọc
a) Sắp xếp
Access có các công cụ cho phép sắp xếp các bản ghi theo thứ tự khác với thứ tự chúng được nhập.
Chọn trường cần sắp xếp trong chế độ hiển thị trang dữ liệu; 
Dùng các nút lệnh (tăng dần) hay (giảm dần) để sắp xếp các bản ghi của bảng dựa trên giá trị của trường được chọn;
Lưu lại kết quả sắp xếp.
b) Lọc
Access cho phép lọc ra những bản ghi thoả mãn điều kiện nào đó bằng cách sử dụng các nút lệnh sau đây trên thanh công cụ Table Datasheet (h. 25):
Lọc theo ô dữ liệu đang chọn
Lọc theo mẫu, điều kiện được trình bày dưới dạng mẫu
Lọc / Huỷ bỏ lọc
+ Lọc theo ô dữ liệu đang chọn: Chọn ô rồi nháy nút , Access sẽ lọc ra tất cả các bản ghi có giá trị của trường tương ứng bằng với giá trị trong ô được chọn.
+ Lọc theo mẫu: Nháy nút , rồi nhập điều kiện lọc vào từng trường tương ứng theo mẫu, sau đó nháy nút để lọc ra tất cả các bản ghi thoả mãn điều kiện 
* Để tìm tất cả các học sinh có tên là Hải:
- Chọn một ô trong cột Ten có giá trị là "Hải" (h. 28).
- Nháy nút , Access hiển thị danh sách các học sinh có tên là Hải (h. 29).
Hoạt động 3. Tìm kiếm đơn giản
GV: Có thể tìm những bản ghi thoả mãn một số điều kiện nào đó. Chức năng tìm kiếm và thay thế trong Access tương tự như chức năng này trong Word.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Thực hiện mẫu thao tác tìm kiếm đơn giản trên máy chiếu.
HS: Chú ý theo dõi hướng dẫn của giáo viên.
GV: Lệnh Replace khác với lệnh Find như thế nào?
HS: Sau khi tìm được cụm từ thì thay thế nó bởi cụm từ cho trong ô Replace With. Chẳng hạn, khi cần phải thay đổi để dữ liệu trong CSDL được nhất quán, ví dụ ta có "HN" và "Ha Noi" trong một CSDL, điều này sẽ khiến cho mẫu hỏi và báo cáo không chính xác. Khi đó ta dùng lệnh Replace để dữ liệu được nhất quán. Cụm từ thay thế được gõ vào ô Replace With (h. 33). 
3. Tìm kiếm đơn giản.
Để tìm bản ghi trong bảng của Access (chứa một cụm từ nào đó), chuyển con trỏ lên bản ghi đầu tiên rồi thực hiện theo một trong các cách sau:
Cách 1: Chọn Edit®Find...
Cách 2: Nháy nút (Find). 
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F.
Khi đó hộp thoại Find and Replace (h. 32) mở ra. Có thể cung cấp thêm thông tin cho việc tìm kiếm:
Trong ô Find What gõ cụm từ cần tìm.
Trong ô Look In 
Chọn tên bảng (nếu muốn tìm cụm từ đó ở tất cả các trường);
Hoặc chọn tên trường hiện tại chứa con trỏ.
Trong ô Match, chọn cách thức tìm kiếm:
Any Part of Field (tìm tất cả các cụm từ chứa cụm từ cần tìm);
Whole Field (cụm từ cần tìm là nội dung một ô);
Start of Field (cụm từ cần tìm phải nằm ở đầu các cụm từ kết quả).
Nháy nút Find Next để đến vị trí tiếp theo thoả mãn điều kiện tìm kiếm.
Hoạt động 4. Tìm hiểu thao tác in dữ liệu
GV: Có thể in dữ liệu từ bảng không?
HS: Có
GV: Nếu đã áp dụng các điều kiện lọc/sắp xếp, thì có thể giới hạn những bản ghi mà Access sẽ in và xác định thứ tự in. Cũng có thể chọn để chỉ in một số trường.
GV: Thực hiện mẫu thao tác định dạng bảng dữ liệu.
HS: Theo dõi và ghi nhớ.
GV: Thực hiện mẫu thao tác xem trước khi in.
HS: Theo dõi và ghi nhớ.
GV: Thực hiện mẫu thao tác thiết đặt trang và in.
HS: Theo dõi và ghi nhớ.
4. In dữ liệu
a) Định dạng bảng dữ liệu
Chọn phông cho dữ liệu bằng cách dùng lệnh Format®Font...
Đặt độ rộng cột và độ cao hàng bằng cách kéo thả chuột hoặc chọn các lệnh Column Width... (độ rộng cột) và Row Height... (độ cao hàng) trong bảng chọn Format.
b) Xem trước khi in
Sau khi đã định dạng bảng dữ liệu để in theo ý muốn, nháy nút hoặc chọn lệnh File®Print Preview để xem trước các dữ liệu định in trên trang.
c) Thiết đặt trang và in
Thiết đặt trang in tương tự như trong Word gồm xác định kích thước trang giấy và đặt lề bằng lệnh File®Page Setup...
Chọn lệnh File®Print... để chọn máy in, số bản in và các tham số in khác.
5. Củng cố:
	+ Gọi HS lên máy thực hiện lại các thao tác trên bảng: sắp xếp, lọc, tìm kiếm, định dạng trang in…
6.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Dặn BTVN: 1; 2; 3 trang 47
ÔN TẬP
Tiết PPCT: 17
Ngày:
I. Mục tiêu
Hệ thống lại các kiến thức và kỹ năng đã học trong suốt học kỳ 1
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, phòng máy tính, máy chiếu.
b. Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.
III . Tiến trình bài dạy
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
GV lần lượt nhắc lại, một cách tóm tắt và cô đọng, từng nội dung đã học, cho HS thấy được một cách hệ thống và logic những chủ điểm đã học. Đồng thời GV cũng củng cố lại những ý chính và quan trọng mà HS cần phải ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi HK1.
KIỂM TRA HỌC KỲ I
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 3
Tiết PPCT: 19
Ngày:
THAO TÁC TRÊN BẢNG 
I. Mục tiêu
a. Về kiến thức:
Thực hiện được các thao tác trên bảng, làm việc với bảng trong cả hai chế độ;
b. Về kĩ năng
Luyện kĩ năng thao tác trên bảng;
Sử dụng các công cụ lọc, sắp xếp để kết xuất thông tin từ bảng. 
c. Về thái độ
GV động viên HS tìm thêm các tài liệu tham khảo để hiểu biết thêm và tự nâng cao kĩ năng sử dụng Access.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, phòng máy tính.
b. Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.
III . Tiến trình bài dạy
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Trong bảng HOC_SINH (h. 25), hãy chỉ ra các thao tác sắp xếp các bản ghi tăng dần theo trường MaSo.
Câu 2. Trong bảng HOC_SINH (h. 25), hãy chỉ ra các thao tác để lọc các học sinh nữ, sinh sau ngày 1/9/1991.
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập 1.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu HS mở bảng HOC_SINH đã được tạo cấu trúc trong bài thực hành 2.
HS: Thực hiện thao tác mở bảng HOC_SINH.
GV: Thực hiện mẫu thao tác trên máy chiếu.
* GV thực hiện mẫu thao tác chỉnh sửa các lỗi trong các trường.
* GV thực hiện mẫu thao tác Xóa bản ghi.
Chọn bản ghi cần xoá.
Nháy nút (Delete Record) hoặc nhấn phím Delete.
Trong hộp thoại khẳng định xoá (h. 26), chọn Yes. 
* GV: Thực hiện thao tác thêm bản ghi mới (Record)
- Chọn Insert®New Record hoặc nháy nút (New Record) trên thanh công cụ rồi gõ dữ liệu tương ứng vào mỗi trường. 
HS: Quan sát GV thực hiện các thao tác và thực hành trên máy của mình.
GV. Quan sát, giải đáp khi có thắc mắc của học sinh.
1. Bài tập 1.
Sử dụng bảng HOC_SINH đã được tạo cấu trúc trong bài thực hành 2.
Sử dụng các cách di chuyển trong bảng (được cho cuối bài thực hành) để:
- Chỉnh sửa các lỗi trong các trường (nếu có);
- Xoá hoặc thêm bản ghi mới.
* Thao tác Xóa bản ghi.
Chọn bản ghi cần xoá.
Nháy nút (Delete Record) hoặc nhấn phím Delete.
Trong hộp thoại khẳng định xoá (h. 26), chọn Yes. 
* Thao tác thêm bản ghi mới (Record)
- Chọn Insert®New Record hoặc nháy nút (New Record) trên thanh công cụ rồi gõ dữ liệu tương ứng vào mỗi trường.
Họat động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
GV: Hướng dẫn HS thực hiện công việc hiển thị các học sinh nam trong lớp.
Để hiển thị danh sách các học sinh nam trong lớp:
Nháy nút ;
Trong hộp thoại Filter by Form, nhập điều kiện lọc: nhập "Nam" trong cột GT (h. 30); 
Hình 2. Mẫu lọc
Nháy nút để thực hiện lọc (h. 31). 
Hình 3. Kết quả lọc theo mẫu
HS: Quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên.
GV: Quan sát học sinh thực hiện và hướng dẫn khi cần thiết.
GV: Yêu cầu HS làm các ý tiếp theo:
Lọc ra danh sách các bạn chưa là đoàn viên.
 Tìm các học sinh có điểm ba môn Toán, Lí, Hóa đều trên 8.
HS: Thực hiện trên máy của mình.
GV: Quan sát và hướng dẫn.
Bài 2. 
Sử dụng bảng HOC_SINH đã tạo trong bài thực hành 2. Hãy thực hiện các nội dung sau:
Hiển thị các học sinh nam trong lớp.
 Lọc ra danh sách các bạn chưa là đoàn viên.
 Tìm các học sinh có điểm ba môn Toán, Lí, Hóa đều trên 8.
* Lọc ra danh sách các bạn chưa là đoàn viên.
Để hiển thị danh sách các học sinh chưa là đoàn viên:
1. Nháy nút ;
2. Trong hộp thoại Filter by Form, nhập điều kiện lọc: nhập trong cột DoanVien :
Mẫu lọc
3. Nháy nút để thực hiện 
Kết quả lọc theo mẫu
* Tìm các học sinh xó điểm ba môn Toán, lí, hóa đều trên 8.0.
1. Nháy nút ;
2. Trong hộp thoại Filter by Form, nhập điều kiện lọc: trong cột Toán, Lí, Hóa ta gõ >8.0:
3. Nháy nút để thực hiện 
IV. Củng cố - Luyện tập
Về nhà các em thực hiện được các thao tác trên bảng, làm việc với bảng trong cả hai chế độ;
V. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
	Các em về nhà nghiên cứu tiếp Bài 3, Bài 4 trong SGK trang 49. Giờ sau thực hành tiếp.
Tiết PPCT: 20
Ngày:
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 3
THAO TÁC TRÊN BẢNG (tiếp)
I. Mục tiêu
a. Về kiến thức:
Thực hiện được các thao tác trên bảng, làm việc với bảng trong cả hai chế độ;
b. Về kĩ năng
Luyện kĩ năng thao tác trên bảng;
Sử dụng các công cụ lọc, sắp xếp để kết xuất thông tin từ bảng. 
c. Về thái độ
GV động viên HS tìm thêm các tài liệu tham khảo để hiểu biết thêm và tự nâng cao kĩ năng sử dụng Access.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, phòng máy tính.
b. Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.
III . Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Sử dụng bảng HOC_SINH đã được tạo cấu trúc trong bài thực hành 2.
Hiển thị các học sinh nam trong lớp.
Tìm các học sinh có điểm các môn Toán, Lí, Hoá trên 8.
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 3.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu HS mở bảng HOC_SINH đã được tạo cấu trúc trong bài thực hành 2.
HS: Thực hiện thao tác mở bảng HOC_SINH.
GV: Thực hiện mẫu thao tác trên máy chiếu.
a) GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện sắp xếp tên học sinh trong bảng HOC_SINH theo thứ tự bảng chữ cái. 
HS: Quan sát GV thực hiện các thao tác và thực hành trên máy của mình.
b) GV: Hướng dẫn học sinh sắp xếp điểm Toán theo thứ tự giảm dần để biết bạn nào có điểm Toán cao nhất.
HS: Quan sát GV thực hiện các thao tác và thực hành trên máy của mình.
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện thao tác sắp xếp điểm văn theo thứ tự tăng dần.
HS: Thực hành trên máy theo yêu cầu của giáo viên.
1. Bài tập 3.
a. Sắp xếp tên học sinh trong bảng HOC_SINH theo thứ tự bảng chữ cái.
- Chọn trường Ten; 
- Nháy nút . Các bản ghi sẽ được sắp xếp tên tăng dần theo bảng chữ cái.
b. Sắp xếp điểm Toán theo thứ tự giảm dần để biết bạn nào có điểm Toán cao nhất.
- Chọn trường Toan; 
- Nháy nút . Các bản ghi sẽ được sắp xếp theo điểm giảm dần.
c. Tương tự như vậy sắp xếp điểm Văn theo thứ tự tăng dần.
Họat động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm trong bảng những học sinh có điểm trung bình một môn nào đó là 10.
HS: Theo dõi và thực hành trên máy của mình.
Bài 4
Tìm trong bảng những học sinh có điểm trung bình một môn nào đó là 10.
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú ý sau
GV: Hướng dẫn học sinh đọc các chú ý trong SGK.
HS: Đọc chú ý theo yêu cầu của giáo viên.
HS: Chú ý một số thao tác di chuyển trong bảng.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện một số cách di chuyển khác.
HS: Tiến hành thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Quan sát HS thực hành và nhắc nhở khi cần thiết.
Chú ý
- Có thể chọn rồi xoá nhiều bản ghi cùng lúc.
- Trong chế độ trang dữ liệu, Access tự động lưu những thay đổi trên bản ghi và người dùng không cần phải dùng lệnh Save. Trong khi làm việc, một biểu tượng hình bút chì () chỉ ra rằng ta đang thực hiện thay đổi tại bản ghi nào đó và những thay đổi hiện chưa được lưu. Khi chuyển sang một bản ghi khác, biểu tượng này chuyển thành hình tam giác () cho biết những thay đổi trên bản ghi đã được lưu. 
Di chuyển trong bảng
- Có thể dùng chuột để chuyển tới một bản ghi hoặc một trường bất kì. 
- Các nút lệnh trên thanh di chuyển (h. 34) ở góc dưới bên trái cửa sổ cho phép di chuyển qua lại giữa các bản ghi.
Hình 4. Thanh di chuyển
Một số cách di chuyển khác
- Nhấn phím Tab hoặc Shift+Tab để chuyển tới hoặc lùi lại giữa các trường trong bảng.
- Nhấn các phím mũi tên để chuyển giữa các ô trong bảng.
- Nhấn phím Home và End để chuyển tới trường đầu và trường cuối trong một bản ghi.
- Nhấn Ctrl+Home để chuyển đến ô đầu của bảng, Ctrl+End để chuyển tới ô cuối của bảng.
IV. Củng cố - Luyện tập.
Yêu cầu học sinh luyện kĩ năng thao tác trên bảng và sử dụng các công cụ lọc, sắp xếp để kết xuất thông tin từ bảng
V. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.	
Yêu cầu học sinh về nhà đọc và nghiên cứu bài BIỂU MẪU	
Tiết PPCT: 21, 22
Ngày:
§6. BIỂU MẪU
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức: 
Hiểu khái niệm biểu mẫu, công dụng của biểu mẫu;
Biết các chế độ làm việc với biểu mẫu: chế độ trang dữ liệu, chế độ thiết kế, chế độ biểu mẫu;
Biết cách tạo biểu mẫu đơn giản và dùng chế độ thiết kế để chỉnh sửa cấu trúc biểu mẫu;
Biết sử dụng biểu mẫu để nhập và chỉnh sửa dữ liệu;
b) Về kĩ năng:
Sử dụng được biểu mẫu để nhập và chỉnh sửa dữ liệu
c) Về thái độ
Hướng cho một số HS có nguyện vọng sau này học tiếp đạt trình độ phục vụ được công việc quản lí trong tương lai. 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, bảng phụ;
+ Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.
3. Nội dung giảng dạy chi tiết:
	a) Khái niệm biểu mẫu
	b) Tạo biểu mẫu mới
	c) Các chế độ làm việc của biểu mẫu: 
+ Chế độ thiết kế
+ Chế độ biểu mẫu
4 . Tiến trình bài dạy
a) Ổn định lớp:
b)Kiểm tra bài cũ: học sinh lên máy GV thực hiện các thao tác tạo bảng theo yêu cầu GV
c) Nội dung giảng dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về biểu mẫu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Làm thế nào để xem và nhập dữ liệu vào bảng?
HS: Mở bảng ở trang dữ liệu
GV: Ngoài cách nhập dữ liệu trực tiếp vào bảng ở trang dữ liệu, cón cách nào khác không?
HS: Sử dụng biểu mẫu
GV: Biểu mẫu là gì?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
GV: Biểu mẫu là một đối tượng trong Access được thiết kế dùng để làm gì?
HS: - Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa dữ liệu. 
 - Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh.
GV: Chú ý: 
- Do chưa học về mẫu hỏi nên các biểu mẫu mà ta xét ở đây chỉ dựa trên các bảng. Tuy nhiên dữ liệu nguồn cho biểu mẫu cũng có thể là mẫu hỏi.
- Một bảng hiển thị nhiều bản ghi cùng lúc thành các hàng và cột, còn biểu mẫu thường hiển thị từng bản ghi.
1. Khái niệm 
* Khái niệm biểu mẫu.
- Là đối tượng giúp cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện hoặc để điều khiển thực hiện một ứng dụng. 
* Biểu mẫu là một loại đối tượng trong CSDL Access được thiết kế để :
- Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa dữ liệu.
- Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh (do người thiết kế tạo ra).
* Để làm việc với biểu mẫu, chọn Forms trong bảng chọn đối tượng (h. 35).
Hình 5. Cửa sổ CSDL QuanLi_HS với trang biểu mẫu
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách tạo biểu mẫu mới
GV: Hãy nêu các cách tạo biểu mẫu mới.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Làm mẫu tạo một biểu mẫu mới bằng thuật sĩ (giải thích cụ thể các bước).
HS: Quan sát GN thực hiện.
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày lại các bước tạo biểu mẫu mới bằng thuật sĩ.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Trong chế độ thiết kế, ta thực hiện những công việc nào để thay đổi hình thức biểu mẫu?
HS: 
Thay đổi nội dung các tiêu đề.
 Sử dụng Font tiếng Việt.
 Thay đổi kích thước trường.
 Di chuyển các trường.
GV: Tiến hành thực hiện chỉnh sửa biểu mẫu về font chữ, cỡ chữ, màu sắc chữ, vị trí các trường … à ta có thể thiết kế biểu mẫu theo thuật sĩ sau đó có thể chỉnh sửa, thiết kế lại.
HS: Quan sát và ghi nhớ.
2. Tạo biểu mẫu mới
Dưới đây là hai cách tạo biểu mẫu mới: 
Cách 1: Nháy đúp vào Create form in Design view để tự thiết kế biểu mẫu.
Cách 2: Nháy đúp vào Create form by using wizard để dùng thuật sĩ.
Cũng có thể kết hợp cả việc dùng thuật sĩ và tự thiết kế để tạo biểu mẫu. Dưới đây chúng ta xét cách làm này. 
Nháy đúp Create form by using wizard;
Trong hộp thoại Form Wizard (h. 36): 
- Chọn bảng (hoặc mẫu hỏi) từ ô Tables/Queries;
- Chọn các trường đưa vào mẫu hỏi từ ô Available Fiels;
- Nháy Next để tiếp tục.
 Hình 6. Tạo biểu mẫu dùng thuật sĩ
* Chỉnh sửa biểu mẫu trong chế độ thiết kế
Ta chuyển sang chế độ thiết kế (h. 41) để thay đổi hình thức biểu mẫu. 
Tại đây ta có thể thực hiện:
- Thay đổi nội dung các tiêu đề;
- Sử dụng phông chữ tiếng Việt; 
- Thay đổi kích thước trường (thực hiện khi con trỏ có dạng mũi tên hai đầu như các hình 41a và 41b); 
- Di chuyển vị trí các trường (thực hiện khi con trỏ có dạng bàn tay như hình 41c),...
 a) b) c)
Sau khi thay đổi, nháy nút để lưu biểu mẫu.
Hoạt động 3. Tìm hiểu các chế độ làm việc với biểu mẫu
GV: Dưới đây chúng ta xét kĩ hơn hai chế độ làm việc với biểu mẫu thường dùng là chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế.
Gv: Trong chế độ biểu mẫu, cho phép thực hiện các thao tác nào?
HS:1 HS trả lời
Tìm kiếm thông tin.
 Lọc thông tin.
 Sắp xếp thông tin.
GV: Trong chế độ thiết kế, cho phép thực hiện các thao tác nào?
HS: 1 HS trả lời.
Thêm/bớt, thay đổi vị trí, kích thước các trường dữ liệu.
 Định dạng Font chữ cho các trường dữ liệu và các tiêu đề.
 Tạo những nút lệnh để người dùng thao tác với dữ liệu thuật tiện hơn. 
3. Các chế độ làm việc với biểu mẫu
* Chế độ biểu mẫu.
Biểu mẫu trong chế độ này thường có giao diện thân thiện và thường được sử dụng để cập nhật dữ liệu (h. 43).
Để làm việc trong chế độ biểu mẫu, thực hiện: 
- Cách 1: Nháy đúp chuột lên tên biểu mẫu.
- Cách 2: Chọn biểu mẫu rồi nháy nút .
Cách 3: Nháy nút (Form View) nếu đang ở chế độ thiết kế.
* Chế độ thiết kế 
Để làm việc trong chế độ thiết kế, thực hiện:
- Cách 1: Chọn biểu mẫu rồi nháy nút .
- Cách 2: Nháy nút nếu đang ở chế độ biểu mẫu.
 Một số thao tác có thể thực hiện trong chế độ thiết kế:
- Thêm/bớt, thay đổi vị trí, kích thước các trường dữ liệu;
- Định dạng phông chữ cho các trường dữ liệu và các tiêu đề;
Tạo những nút lệnh (đóng biểu mẫu, chuyển đến bản ghi đầu, bản ghi cuối,...) để người dùng thao tác với dữ liệu thuận tiện hơn.
4. Củng cố - Luyện tập:
Hãy cho biết sự khác nhau giữa hai chế độ làm việc với biểu mẫu.
Hãy nêu thứ tự các thao tác tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ.
Hãy nêu các bước tạo biểu mẫu để nhập và sửa thông tin cho mỗi học sinh.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 
Xem trước Bài tập và thực hành 4 : TẠO BiỂU MẪU ĐƠN GiẢN
Tiết PPCT: 23
Ngày:
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 4
TẠO BIỂU MẪU ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu
a. Về kiến thức:
Biết tạo biểu mẫu đơn giản (dùng thuật sĩ sau đó chỉnh sửa thêm bằng chế độ thiết kế);
Biết dùng biểu mẫu đ

File đính kèm:

  • docGiao an tin hoc 12.doc