Bài giảng Môn Tin học lớp 10 - Tuần 3 - Tiết 6 - Bài 3 - Giới thiệu về máy tính

 Biết hoạt động của máy tính được điều khiển bằng chương trình;

 Biết các thông tin chính về một lệnh và lệnh là dạng dữ liệu đặc biệt được máy tính lưu trữ, xử lý tương tự như dữ liệu thông thường.

Thái độ:

 HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 10 - Tuần 3 - Tiết 6 - Bài 3 - Giới thiệu về máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần: 3	Tiết: 6
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:	24/8/2008
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của Tin học
§3. Giíi thiÖu vÒ m¸y tÝnh (tt)
Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
HS biết được cấu trúc chung của các loại máy tính thông qua máy vi tính;
Biết máy tính được đIều khiển bằng chương trình;
Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính;
Thái độ:
HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc.
Phương pháp - phương tiện dạy học:
Minh họa trực quan.
Đặt vấn đề, dẫn dắt HS giải quyết vấn đề.
Tóm tắt và ghi ý chính
Giáo viên chuẩn bị: Máy tính tháo rời để minh họa; giáo án; sách giáo viên; sơ đồ cấu trúc máy tính.
Học sinh chuẩn bị: Xem trước nội dung bài; sách giáo khoa, vở ghi.
NộI dung dạy – học:
Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định lớp.
Ghi sổ đầu bài
Chào thầy
Báo cáo sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
1. Vẽ sơ đồ cấu trúc máy tính.
2. Khái niệm hệ thống Tin học? Kể tên các thành phần của hê thống TH?
3. Định nghĩa CPU? Các thành phần của nó?
4. Chức năng của bộ nhớ trong? Các thành phần của nó?
Nêu câu hỏi 1. Gọi 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ cấu trúc máy tính.
Lần lượt nêu câu hỏi và gọi HS lên trả lời các câu hỏi tiếp theo bằng phương pháp vấn đáp.
Nhận xét, đánh giá, cho đIểm.
Gọi HS nhận xét sơ đồ trên bảng. 
Sửa bài, cho điểm.
Lên bàng vẽ sơ đồ cấu trúc máy tính
Lên trả lời câu hỏi.
5. Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash, …
Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
Đặt vấn đề vào bài mới: Tiết trước, các em đã được tìm hiểu về cấu trúc máy tính, chức năng và các thành phần của một số bộ phận. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các bộ phận còn lại. Đó là bộ nhớ ngoài, thiết bị vào, thiết bị ra.
Đặt vấn đề: RAM chỉ lưu dữ liệu trong lúc làm việc, muốn lưu trữ dữ liệu lâu dài thì máy tính lưu ở đâu?
Bộ nhớ ngoài thường gồm những thiết bị nào?
Gọi HS xung phong đứng lên trả lời và viết bảng câu trả lời của HS.
Chỉ cho học sinh thấy các thiết bị thuộc bộ nhớ ngoài, ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD,...
Chức năng của bộ nhớ ngoàI? 
Chốt lại định nghĩa.
Lắng nghe, ghi bài
Trả lời: BN ngoài.
Đọc sách, thảo luận và đưa ra câu trả lời.
Lắng nghe và ghi bài
Chú ý, quan sát
Trả lời câu hỏi.
Lắng nghe, ghi bài
6. Thiết bị vào.
Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím, chuột, máy quét, micrô, webcam,...
Chức năng:
Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính.
(Cầm bàn phím hỏi học sinh): Đây là loại thiết bị gì? Chức năng của nó dùng làm gì?
Các em có biết thêm thiết bị vào nào nữa không?
Ghi tên các thiết bị lên bảng và chốt lại định nghĩa.
Quan sát, lắng nghe, trả lời.
Đọc sách, trả lời
7. ThiÕt bÞ ra
Có nhiều loại thiết bị ra như: Màn hình, máy in, ổ đĩa…
Chức năng:
Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu trong máy ra môi trường bên ngoài.
(Chỉ vào màn hình máy tính) Tác dụng của chiếc màn hình này là gì?
Các em có biết thêm thiết bị ra nào nữa không?
Ghi tên các thiết bị lên bảng. 
Chức năng của thiết bị vào?
Chốt lại ý chính.
Sử dụng sơ đồ cấu trúc máy tính và giải thích cho học sinh rõ các chiều của mũi tên trong sơ đồ.
Quan sát, lắng nghe, trả lời.
Trả lời câu hỏi:
máy in, loa,...
Trả lời câu hỏi
Lắng nghe, ghi bài.
Kiểm tra 15 phút:
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ cấu trúc máy tính và nêu tóm tắt chức năng của các bộ phận trong sơ đồ.
Ghi câu hỏi kiểm tra lên bảng.
Quan sát, nhắc nhở học sinh nghiêm túc làm bài.
Chép câu hỏi.
Làm bài lên giấy.
IV. Củng cố:
Chức năng của bộ nhớ ngoài? Kể tên các thiết bị thuộc bộ nhớ ngoài?
Chức năng của thiết bị vào? Kể tên các thiết bị vào?
Chức năng của thiết bị ra? Kể tên các thiết bị ra?
GọI HS lên chỉ, nêu tên, chức năng của các thiết bị máy tính có trên bàn.
V. Dặn dò:
Đọc sách giáo khoa mục 8. Hoạt động của máy tính.
	Tuần: 4	Tiết: 7
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:	29/8/2008
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của Tin học
§3. Giíi thiÖu vÒ m¸y tÝnh (tt)
I. Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
Biết hoạt động của máy tính được điều khiển bằng chương trình;
Biết các thông tin chính về một lệnh và lệnh là dạng dữ liệu đặc biệt được máy tính lưu trữ, xử lý tương tự như dữ liệu thông thường.
Thái độ:
HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
Đặt vấn đề, dẫn dắt HS giải quyết vấn đề.
Tóm tắt và ghi ý chính;
Giáo viên chuẩn bị: giáo án; sách giáo viên; sách bài tập.
Học sinh chuẩn bị: Xem trước nội dung bài; sách giáo khoa, vở ghi.
III. NộI dung dạy – học:
Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định lớp.
Ghi sổ đầu bài
Chào thầy
Báo cáo sĩ số
Kiểm tra bàI cũ:
1. Chức năng của bộ nhớ ngoài? Kể tên một số thiết bị thuộc bộ nhớ ngoài.
2. Chức năng của thiết bị vào, thiết bị ra? Kể tên một số thiết bị vào, ra.
Lần lượt nêu câu hỏi và gọi HS lên trả lời các câu hỏi bằng phương pháp vấn đáp.
Nhận xét, đánh giá, cho đIểm.
Lắng nghe, lên bảng trả lời câu hỏi.
8. Hoạt động của máy tính.
Nguyên lí điều khiển bằng chương trình.
Máy tính hoạt động theo chương trình.
Thông tin về một lệnh bao gồm:
- Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ;
- Mã của thao tác cần thực hiện;
- Địa chỉ các ô nhớ liên quan.
Nguyên lí lưu trữ chương trình
Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.
Nguyên lí truy cập theo địa chỉ
Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.
Nguyên lí Phôn Nôi-man
Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi-man.
Khác với các công cụ tính toán khác, máy tính điện tử có thể thực hiện được một dãy lệnh cho trước (chương trình) mà không cần sự tham gia trực tiếp của con người.
Vậy máy tính hoạt động dựa vào đâu?
Chương trình là gì?
Nhận xét, nhắc lại khái niệm về chương trình.
Thông tin về một lệnh gồm những gì?
Cho ví dụ và phân tích các thông tin về một lệnh.
Dữ liệu được lưu trữ trong máy tính ở dạng nào?
Lệnh cũng được lưu trong MT dưới dạng mã nhị phân và được xử lý như các dữ liệu khác. Đó chính là nội dung nguyên lý lưu trữ chương trình.
Để truy cập đến dữ liệu lưu trong bộ nhớ cần thông qua điều gì?
Đó chính là nội dung nguyên lý truy cập theo địa chỉ.
Khi tham gia thiết kế một trong các máy tính điện tử đầu tiên, nhà toán học người Mĩ gốc Hung-ga-ri Phôn Nôi-man (J. Von Neumann) đã phát biểu nguyên lí tổng hợp cho thấy bản chất sự hoạt động của máy tính. Người ta đã lấy tên của ông đặt cho tên của nguyên lí này. Đó chính là nguyên lý: Phôn Nôi-man.
Các em hãy đọc sách và phát biểu nguyên lý Phôn Nôi-man.
Lắng nghe, ghi bài.
Đọc sách và đưa ra câu trả lời: Máy tính hoạt động dựa vào chương trình.
Trả lời: Chương trình là một dãy các lệnh, mỗi lệnh chỉ cho MT biết thao tác cần thực hiện.
Đọc sách và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe, ghi bài
Trả lời câu hỏi:
Dữ liệu được lưu trữ trong máy tính ở dạng dãy bít (mã nhị phân).
Lắng nghe, ghi bài
Đọc sách và trả lời: Thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.
Lắng nghe, ghi bài
Chú ý, lắng nghe.
Đọc sách, phát biểu nguyên lí.
Ghi bài.
Làm các câu hỏi và bài tập 1.13 – 1.31 sách bài tập.
Hướng dẫn cách làm các bài tập trang 12-17 sách bài tập Tin học.
Yêu cầu HS làm các bài tập theo nhóm (mỗi bàn 1 nhóm).
Gọi các nhóm lên làm bài trên bảng, kiểm tra bài làm của các nhóm còn lại.
Nhận xét, sửa bài, cho điểm.
Chú ý lắng nghe.
Làm bài theo nhóm.
Đại diện nhóm lên trình bày bài làm.
Lắng nghe, ghi bài
IV. Củng cố:
Phát biểu lại nguyên lý điều khiển bằng chương trình?
Phát biểu lại nguyên lý lưu trữ chương trình?
Phát biểu lại nguyên lý truy cập theo địa chỉ?
Phát biểu lại nguyên lý Phôn NôI-man?
V. Dặn dò:
Làm các bài tập 1-6 trang 28 (sgk)
Đọc trước nội dung bài tập và thực hành 2: Làm quen với máy tính. 
Để chuẩn bị tiết sau thực hành.

File đính kèm:

  • docT67.doc