Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh

. Kiến thức:

 - Đặc điểm của khởi ngữ.

 - Công dụng của khởi ngữ.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.

 - Đặt câu có khởi ngữ.

 3. Thái độ:

 HS có ý thức học tập, vận dụng.

 

doc324 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................................................................................................
 * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 ************************
Ngày soạn:12 /12/2012 
Ngày giảng: 13/12/2012 
 Tiết 77: CỐ HƯƠNG
 (Lỗ Tấn)
A. MỤC TIÊU:
I. Chuẩn:
 1. Kiến thức: 
 - Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
 - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
 - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
 - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố Hương.
 2. Kỹ năng:
 - Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
 - Kể và tóm tắt được truyện.
 3. Thái độ: 
 HS có niềm tin vào cuộc sống.
II. Nâng cao - mở rộng:
 Tác giả, sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn.
B. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: Bài soạn, tác phẩm của Lỗ Tấn.
 - Trò: Soạn bài theo câu hỏi Sgk.
C. PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 Đàm thoại, nêu vấn đề, bình giảng, phân tích ...
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định tổ chức:
II. Bài cũ: 
 - Tóm tắt nội dung văn bản" Chiếc lược ngà"- Nguyễn Quang Sáng.
 - Nêu cảm nhận của em về tình cảm của hai cha con ông Sáu và bé Thu.
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.( Phương pháp thuyết trình)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức.
Hoạt động 2:Hướng dẫn hs tìm hiểu chung
Phương pháp: vấn đáp tái hiện, nêu vấn đề...
- Đọc thầm phần chú thích về tác giả, tác phẩm. Nêu vài nét về Lỗ Tấn và "Cố Hương"?
-Đọc giọng chậm, buồn.
- Gọi 3 HS nối nhau đọc
- Tóm tắt tác phẩm: Kể về chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật "tôi" để bán nhà, đưa cả gia đình đi sinh sống ở nơi khác.
- Văn bản chia làm mấy phần (3 phần theo trình tự thời gian)
- Truyện có nhiều nhân vật, đâu là nhân vật chính? Đâu là nhân vật trung tâm? (Nhân vật chính là Nhuận Thổ, còn "tôi" là nhân vật trung tâm)
- Phương thức biểu đạt nào được sử dụng ở đây? (tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và lập luận)
- Tại sao truyện có tên là "Cố Hương"
=>Cố Hương là quê hương cũ, làng quê cũ, nơi sinh ra và đã từng gắn bó với cuộc sống của một con người. 
I.Tìm hiểu chung. 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
 a. Tác giả: Lỗ Tấn (1881-1936)
- Là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc
- Bối cảnh xã hội Trung quốc trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người Trung Quốc đầu thế kỷ XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả.
- Lỗ Tấn để lại công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có hai tập truyện Gào thét,và Bàng hoàng.
 b. Tác phẩm: Cố hương là truyện ngắn tiêu biểu trong tập "Gào thét"
2. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích.
3.Bố cục: 3 phần
 -Tình cảm và tâm trạng của"tôi" trên đường về quê.
 - Tình cảm và tâm trang của "tôi" trong những ngày ở quê: Cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương, với bố con Nhuận Thổ.
 -Tâm trạng và ý nghĩ của "tôi" trên đường rời quê. 
E. TỔNG KẾT – RÚT KINH NGHIỆM:
 - Em học được gì trong cách kể chuyện của Lỗ Tấn.
 - Em ước mong gì cho làng quê của mình.
 - Học kỹ phần bài học
 - Chuẩn bị tiếp bài Cố hương.
* Đánh giá chung về buổi học: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 ************************
 Ngày soạn:14/12/2012
Ngày giảng:17/12/2012
 Tiết 78. CỐ HƯƠNG
 (Lỗ Tấn)
A. MỤC TIÊU:
I. Chuẩn:
 1. Kiến thức: 
 - Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
 - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
 - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
 - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố Hương.
 2. Kỹ năng:
 - Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
 - Kể và tóm tắt được truyện.
 3. Thái độ: 
 HS có niềm tin vào cuộc sống.
II. Nâng cao - mở rộng:
 Tác giả, sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn.
B. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: Bài soạn, tác phẩm của Lỗ Tấn.
 - Trò: Soạn bài theo câu hỏi Sgk.
C. PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 Đàm thoại, nêu vấn đề, bình giảng, phân tích ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
I. Ổn định tổ chức:
II. Bài cũ:
 - Tóm tắt nội dung đoạn: Những ngày ở quê của nhân vật "tôi".
III. Bài mới:
 Hoạt động 1:Giới thiệu bài.(Phương pháp thuyết trình)
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức.
Hoạt động 2: Tiếp tục hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, phân tích, bình giảng.
- Hình ảnh Nhuận Thổ trong quá khứ được miêu tả như thế nào?
- Hình ảnh Nhuận Thổ ở hiện tại thay đổi như thế nào?
- Vì sao lại có sự thay đổi đó? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật sự thay đổi....? Sự thay đổi đó nói lên điều gì?
- Hình ảnh làng quê được miêu tả như thế nào?
- "Tôi" có tâm trạng gì?
- Những ngày ở quê Tấn nhận ra điều gì?
- Tâm trạng của " Tôi" khi xa quê?
- Mong muốn của " Tôi" khi xa quê là gì?
- Hình ảnh" con đường" có ý nghĩa gì?
- Qua hàng loạt sự đối chiếu tác giả nhằm làm gì?
HS:- Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX.
- Phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy.
- Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động.
- Qua miêu tả sự thay đổi của con người, cảnh vật ở cố hương tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ gì và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?
 HS: Thái độ , tình cảm đau xót.......
- Đặt ra vấn đề: phải xây dựng một cuộc đời mới......
- Thành công về mặt nghệ thuật?
- Ý nghĩa của văn bản?
- Khái quát giá tri nội dung, nghệ thuật của văn bản?
HS đọc ghi nhớ (sgk)
II. Tìm hiểu văn bản:
 1.Nhân vật Nhuận Thổ.
 * Nhuận Thổ trong quá khứ:
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc sáng loáng, đầu đội mũ lông chiên.
- Tính cách:ngây thơ, cởi mở, lễ phép.
- Nhanh nhẹn, tháo vát, có cả một kho chuyện lạ
 * Nhuận thổ ở hiện tại: thay đổi đến tội nghiệp.
- Người cao gấp hai trước, nước da vàng xạm, những nếp nhăn sâu hóm.
- Đó là sự thay đổi tàn tạ gợi lên nỗi xót xa ngậm ngùi.
- Sự thay đổi sâu xa nhất là về tinh thần: Như người vô cảm, một pho tượng.
- Xưng hô trịnh trọng, xa cách-> sự mặc cảm về thân phận.
- Biện pháp nghệ thuật: Hồi ức và đối chiếu -> làm nổi bật sự thay đổi từ diện mạo đến tính cách của nhân vật.
 * Nguyên nhân của sự thay đổi:
- Đông con, mất mùa, thuế má, trộm cướp, quan lại cường hào áp bức.
- Mê tín, lạc hậu, đầu óc nô lệ quá nặng.
-> Đó đều là những căn bệnh lớn của xã hội Trung Quốc. Hình ảnh Nhuận Thổ chính là hình ảnh của người Trung Quốc suy nhược, ốm yếu. Hình ảnh cố hương chính là hình ảnh xã hội Trung Quốc thu nhỏ.
 2. Nhân vật " Tôi".
 * Trên đường về quê:
- Hình ảnh làng quê hiện ra trên đường về thật buồn-> đã sa sút hơn trước.
- " Tôi" rất xúc động và buồn.
 * Những ngày ở lại quê: Tấn nhận ra sự thay đổi.
- Một số nhà chuyển đi nơi khác nên cảnh tượng càng hiu quạnh.
- Gặp lại người xưa nhưng cũng đã thay đổi.
- Gặp bạn cũ, Tấn xúc động không thốt được thành lời-> đau xót vì bạn đã thay đổi quá nhiều.
 * " Tôi" Trong ngày xa quê:
- Không chút lưu luyến với quê cũ.
- Niềm hy vọng nhen nhóm từ tình bạn giữa Thủy Sinh- cháu Hoàng-> khơi dậy niềm tin tưởng vào tương lai.
- Hình ảnh " con đường"-> bày tỏ một niềm tin chắc chắn vào sự xuất hiện tất yếu của một "con đường" mới, một cuộc sống mới, một xã hội mới. 
3. Vấn đề đặt ra:
 Phải xây dựng “ một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”.
4. Nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- Kết hợp giữa kể và tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc.
* Ý nghĩa của văn bản:
 Cố hương là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
 III. Tổng kết: ( Ghi nhớ - sgk)
E. TỔNG KẾT – RÚT KINH NGHIỆM:
 - Văn bản là niềm mong mỏi của tác giả về một sự đổi thay, về một con đường cho quê hương.Hãy nêu cảm nhận của em về điều đó.
 - Đọc, tóm tắt nội dung văn bản.
 - Học kỹ nội dung bài học
 - Chuẩn bị bài mới: " Ôn tập Tập làm văn"
* Đánh giá chung về buổi học: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
***************************
Ngày soạn : 15/12/2012
Ngày giảng: 17/12/2012 Tuần 17 
Tiết 79: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU:
I. Chuẩn:
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 - Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
 - Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minhvà tự sự đã học.
 2. Kĩ năng:
 - Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 3. Thái độ:
 HS có ý thức học tập chuẩn bị tốt cho thi học kì 1.
II. Nâng cao - mở rộng:
 Tạo lập văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: Nội dung các câu hỏi ôn tập, một số bài tập, bảng phụ.
 - Trò: Soạn bài ở nhà.
C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Thuyết trình, đàm thoại.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
II. Bài cũ: Kết hợp trong giờ ôn tập.
III. Bài mới:
 1.Các nội dung lớn và trọng tâm:
a. Văn bản thuyết minh: Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận, giải thích, miêu tả.
b. Văn bản tự sự: Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
- Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
2. Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Thuyết minh là giúp cho người đọc, người nghe hiểu biết về đối tuợng, do đó:
- Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người nghe, người đọc dễ dàng hiểu được đối tượng.
- Cần phải miêu tả để giúp cho người nghe, người đọc có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, giúp cho người nghe, người đọc dễ dàng hiểu được đối tượng, tránh sự khô khan, nhàm chán.
3. Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự.
a. Thuyết minh:
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng 1 cách khách quan, khoa học.
- Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người nghe, người đọc.
b. Lập luận, giải thích.
- Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và thu lượm qua các phương tiện thông tin đại chúng) để giải thích 1 vấn đề nào đó, giúp cho người đọc, người nghe hiểu vấn đề đó.
- Giới thiệu cho người nghe, người đọc 1 cách hiểu vấn đề theo 1 quan điểm, lập trường nhất định
c. Văn bản miêu tả.
- Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của ngưòi viết.
- Mang đến cho người đọc, người nghe 1 cảm nhận mới về đối tượng.
4. Nội dung văn bản tự sự ở sgk ngữ văn 9 tập 1.
- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Thấy rõ vai trò, tác dụng của các yếu tố trên trong văn bản tự sự.
- Kĩ năng kết hợp các yếu tố trên trong một văn bản tự sự.
- Ví dụ: HS tìm, GV nhận xét.
E. TỔNG KẾT – RÚT KINH NGHIỆM:
 - Khái quát lại toàn bộ phần nội dung.
 - Cung cấp thêm 1 số bài tập vận dụng
 - Tiếp tục ôn tập.
* Đánh giá chung về buổi học: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ************************** 
Ngày soạn: 16/12/2012
Ngày giảng: 19/12/2012 
 Tiết 80:	 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU.
I. Chuẩn:
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 - Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
 - Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minhvà tự sự đã học.
 2. Kĩ năng:
 - Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 3. Thái độ:
 HS có ý thức học tập chuẩn bị tốt cho thi học kì 1.
II. Nâng cao - mở rộng:
 Tạo lập văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: Nội dung các câu hỏi ôn tập, một số bài tập, bảng phụ.
 - Trò: Soạn bài ở nhà.
C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Thuyết trình, đàm thoại.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
II. Bài cũ: Kết hợp trong giờ ôn tập.
III. Bài mới:GVhướng dẫn HS thực hiện các câu hỏi SGK
 7. So sánh sự giống nhau và khác nhau.
a. Giống nhau: Văn bản tự sự phải có:
+ Nhân vật chính và một số nhân vật phụ.
+ Cốt truyện: Sự việc chính và một số sự việc phụ
b. Khác nhau: Ở lớp 9 có thêm.
+ Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
+ Sự kết hợp giữa tự sự với các yếu tố nghị luận.
+ Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
+ Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
 8. Nhận diện văn bản.
a. Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Ví dụ:
- Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan: Miêu tả
- Phương thức lập luận: văn bản nghị luận.
- Phương thức tác động vào cảm xúc: biểu cảm.
b. Trong 1 văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là "Kể lại hiện thực bằng con người và sự việc"
c. Trong thực tế, ít gặp hoặc không có 1 văn bản nào "thuần khiết" đến mức chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
9. Khả năng kết hợp:
- Tự sự + miêu tả + nghị luận + biểu cảm + thuyết minh.
- Miêu tả + tự sự + biểu cảm + thuyết minh
- Biểu cảm + tự sự + miêu tả + nghị luận.
 Câu 10: Giải thích
 a) Bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài là bố cục mang tính "quy phạm" đối với học sinh khi viết bài tập làm văn. Nó giúp cho hs bước đầu làm quen với" tư duy cấu trúc" khi xây dựng văn bản, để sau này học cao lên có thể viết luận văn, luận án, viết sách
 b) Một số tác phẩm tự sự được học từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục 3 phần nói trên vì các nhà văn không bị câu thúc bởi tính "quy phạm trường ốc" nữa, mà điều quan trọng nhất đối với họ là vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo.
Câu 11: Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc Đọc - Hiểu văn bản - tác phẩm văn học tương ứng trong sgk ngữ văn. 
 Ví dụ: 
 1) Khi học về đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về các nhân vật trong Truyện Kiều
 - Đoạn trích" Kiều ở lầu Ngưng Bích" với những suy nghĩ nội tâm thấm nhuần đạo hiếu và đức hy sinh:
 Xót người tựa cửa hôm mai
 Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
 Sân lai cách mấy nắng mưa
 Có khi gốc tử đã vừa người ôm
 Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
 Buồn trông ngọn nước mới sa
 Hoa trôi man mác biết là về đâu
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
 - Đoạn trích"Thuý Kiều báo ân báo oán" với cuộc đối thoại tuyệt hay giữa hai kì nữ Kiều - Hoạn Thư
 2) Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân có 2 đoạn đối thoại giữa bà chủ nhà và vợ chồng ông Hai rất thú vị:
 a. Cuộc đối thoại thứ nhất: Bà chủ nhà trục xuất vợ chồng ông Hai: 
 " Sáng hôm nay, lúc bà Hai sắp sữa đi hàng thì mụ chủ nhà không biết đi đâu về, mụ đứng dạng háng ở ngoài sân nói chõ vào:
 - Bà lão chưa đi hàng cơ à? Muộn mấy?...
 - Chưa bà ạ. Mời bà vào chơi trong này.
 - Vâng bà để mặc em À bà Hai này...
 Câu 12: Những kiến thức và kỹ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc- hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp học sinh học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện. Chẳng hạn, các văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã cung cấp cho học sinh các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc,...
E. TỔNG KẾT – RÚT KINH NGHIỆM:
 Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
 * Đánh giá chung về buổi học: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 * Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9.doc