Bài giảng Môn ngữ văn lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1 - Văn bản: Con rồng cháu tiên

ý nghĩa của câu chuyện ?

 5. Hướng dẫn học bài:(3 phút)

 Học thuộc ghi nhớ. Nắm ý nghĩa của câu chuyện.

 Soạn bài: “Danh từ”

 

doc379 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn ngữ văn lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1 - Văn bản: Con rồng cháu tiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả(34’)
GV nói chậm: Quan sát, cầm, nghe, nhìn, ngửi, sờ…bằng các giác quan mắt, mũi, tai,da…tưởng tượng , hình dung ra sự vật.
So sánh: dùng cái đã biết để làm rõ, làm nổi cái chưa biết rõ .
Nhận xét: đánh giá, khen, chê …
* Gọi HS đọc 3 đoạn văn SGK.
Đoạn 1: Tả cái gì? đặc điểm nổi bật của đối tượng miêu tả của đoạn văn này là gì? Được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào? 
Đoạn 2: Tả cái gì? Cảnh đẹp và hùng vĩ của sông nước Cà Mau thể hiện qua từ ngữ hình ảnh nào? 
Đoạn 3: Tả cảnh gì? Cảnh cây gạo vào mùa xuân như thế nào? Chi tiết, hình ảnh nào thể hiện ở đoạn văn ấy?
Để tả được các đoạn văn trên người viết cần có những năng lực cơ bản nào? 
Tìm những câu văn có sự liên tượng, tượng tượng và so sánh trong các đoạn trên
Sự tưởng tượng và so sánh đó có gì đặc sắc?
Gọi HS đọc phần 3 (à) SGK/28. Cho biết so với đoạn gốc, đoạn này đã bỏ đi những từ ngữ nào?
Những từ ngữ bỏ đi ấy ảnh hưởng như thế nào đến đoạn văn
Bài học cần ghi nhớ những gì? 
(HS đọc to ghi nhớ SGK/28)
I.Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
1. Ví dụ: sgk
2. Nhận xét
à Đoạn 1: Tái hiện hình ảnh ốm yếu , tội nghiệp của chú Dế Choắt .
Cụ thể: gầy gò, lêu nghêu, bè bè nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
à Đoạn 2: Tả cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà Mau .
Cụ thể (từ ngữ thể hiện) : bủa giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, cây xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác,...
à Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân.
Chim ríu rít, cây gạo như tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.
=> Để tả được các đoạn văn trên cần có năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
à Tất cả những chữ bỏ đi đều là những những hình ảnh so sánh, liên tưởng và tượng tượng làm cho đoạn văn trở mất đi sự sinh động, không gợi trí tưởng tượng trong người đọc.
2. Ghi nhớ (SGK/28)
4.Củng cố(2'):
- Nhắc lại nội dung bài học : Vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?
 5.Hướng dẫn tự học(2') :
-Nhớ được mục đích của quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
-Nhận biết được điểm nhìn miêu tả , các chi tiết tưởng tượng, so sánh trong một đoạn văn miêu tả.
- Làm bài tập.
IV.Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************************************
Ngày soạn:13 /1/2012 Tiết 80 
Ngày dạy: 
QUAN SÁT,TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ
NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ(tiếp)
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
 3.Thái độ: - Ý thức học tập, rèn luyện thể loại văn miêu tả .
III.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài,dự kiến ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức đã học về văn miêu tả ở cấp I 
2.Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
II. PHƯƠNG PHÁP
 Đọc, Vấn đáp Thảo luận nhóm….
IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
 1.Ổn định lớp(1'): Kiểm diện sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ
 Trong giờ học
 3. Bài mới(34'): 
 Để viết được bài văn miêu tả hay , nhất thiết người viết cần có năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Những năng lực và thao tác này được thể hiện qua tiết học hôm nay
Hoạt động dạy học
Nội dung
*Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài tập1: Gv cho hs điền từ vào chỗ trống bằng hình thức thực hiện bài tập nhanh.
- Gv thu ba bài làm nhanh nhất chấm, sau đó cho hs nhận xét và gvkl ghi bảng:
? Em có nhận xét gì về cách quan sát và lựa chọn những hình ảnh của tác giả để miêu tả cảnh Hồ Gươm?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng
? Em có nhận xét gì về những từ vừa điền vào trong dấu ngoặc đơn?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng.
Bài tập 2: 
? Em hãy chỉ ra những từ chỉ đặc điểm và tính cách ương bướng, kiêu căng của Dế Mèn?
? Những hình ảnh đó làm nổi bật điều gì?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng.
Bài tập 3:
 HS: Làm việc theo nhóm, các nóm trình bày kết quả…
Bài tập 4: Gv gợi ý cho hs thực hiện theo sgk để liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật
Chẳng hạn:
- Mặt trời như một chiếc mâm lửa.
- Bầu trời trong sáng và mát mẻ như khuôn mặt của em bé sau một giấc ngủ dài.
- Những hàng cây như những bức tường thành cao vút. Gọi HS đọc đoạn văn SGK
- Tìm hình ảnh, chi tiết tả Dế Mèn – một thanh niên cường tráng nhưng kiêu căng, hợm hĩnh.
-HS đọc yêu cầu của đề? GV hướng dẫn và định hướng cho HS viết? 
- Hướng nhà, nền nhà, mái, tường cửa, trang trí trong nhà?
* GV gợi ý cho HS một số hình ảnh nổi bật
Mặt trời?
Bầu trời?
Hàng cây?
Núi?
Những ngôi nhà?
II. Luyện tập
Bài tập1: Điền từ và nhận xét
(1) gương bầu dục; (2) cong cong; (3) lấp ló; (4) cổ kính; (5) xanh um.
" Tác giả đã quan sát và lựa chọn được những hình ảnh rất tiêu biểu, đặc sắc. Những hình ảnh đó là: mặt hồ... sáng long lanh; cầu Thê Húc...màu son; đền Ngọc Sơn; gốc đa già rễ lá xum xuê; tháp rùa xây trên gò đất giữa hồ. đó là những đặc điểm mà các hồ khác không có.
] Những từ ngữ trong dấu ngoặc đơn đều là những từ ngữ chỉ tính chất của Hồ Gươm. Nếu thay những từ đó bằng những từ khác thì không hợp với đặc điểm của hồ.
Bài 2/29. Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc miêu tả Dế Mèn cường tráng, bướng bỉnh, kiêu căng: Cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được, răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp, đầu to nổi từng tảng rất bướng.
Trịnh trọng, khoan thai, vuốt râu và lấy làm hãnh diện lắm.
Râu dài, rất đỗi hùng dũng.
Bài 3/29. Quan sát và ghi chép những đặc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở? Trong những đặc điểm đó đặc điểm nào nổi bật nhất?
(GV lưu ý HS chỉ nêu những khả năng tiêu biểu đặc sắc nhất.) 
Bài 4/29. Nếu tả lại quang cảnh 1 buổi sáng trên quê hương em, em sẽ liên tưởng và so sánh những hình ảnh sự vật sau đây với những gì? 
Mặt trời: như chiếc mâm lửa, như chiếc quả cầu lửa, như một hòn than đỏ rực…
Bầu trời trong sáng và mát mẻ như khuôn mặt của bé sau một giác ngủ dài, như cái lồng bàn khổng lồ, như nửa quả cầu xanh,...
Những hàng cây như những bức tường thành cao vút,...
Núi, đồi như cái bát úp,...
Những ngôi nhà như những bao diêm, như những trạm gác,...
Bài 5/29. Tả con suối, dòng sông, ngọn thác, biển cả, mà em từng quan sát bằng 1 đoạn văn ngắn từ 8 à 12 câu?
 4.Củng cố(2'): Nhắc lại nội dung bài học : Vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?
 5.Hướng dẫn tự học(2') :
 - Làm lại các bài tập
- Chuẩn bị bài : “Bức tranh của em gái tôi” 
V.RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Ngày.....tháng.....năm 2014
Tổ trưởng
Nguyễn Thị Tuyên
******************************************************
Ngày soạn: 18/1/2014 Tiết 81 
Ngày dạy: 
Văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
 - Tạ Duy Anh -
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
-Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng , nhân hậu đối với lòng ghen ghét, dố kị.
 2.Kĩ năng: -Đọc diễn cảm , giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
-Đọc- hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
-Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác .
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả. 
 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm,......
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
 1.Ổn định lớp(1'): Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ(5'): Hãy tóm tắt văn bản “Sông nước Cà Mau” . Dòng sông Năm Căn được tác giả miêu tả như thế nào?
 3. Bài mới(34') Tiết ngữ văn trước ta đã học chương 18 của tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Hôm nay cô giới thiệu với các em truyện ngắn rất hay của Tạ Duy Anh với tác phẩm "Bức tranh của em gái tôi". 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Giới thiệu chung
HS đọc phân chú thích * SGK .
Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Tạ Duy Anh và truyện ngắn " Bức tranh của em gái tôi ".
GV giới thiệu và chốt lại nội dung chính .
HS: đọc diễn cảm văn bản.
GV uốn nắn ,nhận xét . 
GV giải thích một số từ khó.
Truyện kể theo ngôi kể nào ? 
Truyện kể về ai? Về vấn đề gì? 
Ai là nhân vật chính? 
H: Bố cục văn bản?
P1: Từ đầu “ là được” giới thiệu về nhân vật người em.
P2: Người em bí mật vẽ, tài năng được phát hiện( tiếp theo... tài năng)
P3: Tâm trạng thái độ của người anh
( tiếp theo... chọc tức tôi)
P4: Đi thi đoạt giải, người anh hối hận
( còn lại)
Hoạt động II: Tìm hiểu văn bản
HS đọc từ đầu đến "có vẻ vui lắm"
 Qua đoạn truyện vừa đọc. Khi thấy mặt em gái hãy bị bôi bẩn, người anh đã làm gì? ?Thái độ người anh được thể hiện qua chi tiết nào khi thấy em hay lục lọi đồ vật? 
? Khi biết em tự chế thuốc vẽ, người anh đã làm gì? Tâm trạng người anh thế nào?
?Nhận xét gì về thái độ của người anh đối với em gái mình? 
?Tìm chi tiết trong truyện thể hiện tâm trạng người anh khi em gái có tài năng hội hoạ? Theo em đó là tâm trạng gì?
=>Từ tâm trang đó, người anh đối xử với người em như thế nào? Nhận xét của em về tâm trang ấy?
?Vì sao người anh không thân với em nữa?
Trước tài năng của em gái, người anh đã hành động như thế nào? Tâm trạng của người anh khi đó ra sao?
?Dưới con mắt của người anh, những bức tranh ấy như thế nào?Thái độ của người anh khi xem tranh? Em có nhận xét gì về thái độ của người anh lúc này? 
Vẻ mặt ngộ nghĩnh của em gái trước kia nay người anh thấy thế nào? 
Đó là tâm trạng gì? (Ghen tị)
Thái độ của người anh như thế nào khi nghe tin em gái sẽ tham dự trại thi vẽ quốc tế? 
GV: Khái quát lại nội dung bài học.
I.Giới thiệu chung:
1. Tác giả :Tạ Duy Anh sinh 1959, quê ở Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội )
2.Tác phẩm: “Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh đạt giải Nhì của báo thiếu niên tiền phong tổ chức với chủ đề "Tương lai vẫy gọi".
3.Đọc, giải nghĩa từ khó.
a. Đọc
bGiải nghĩa từ khó
 Theo sgk
4. Bố cục
 4 phần
II. Tìm hiểu văn bản
1. Diễn biến tâm trạng nhận vật người anh :
 à Từ trước cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ :
Gọi em là Mèo khi thấy mặt em bị bôi bẩn .
Khó chịu khi thấy em lục lọi đồ vật.
Bí mật theo dõi em gái khi thấy em tự pha chế thuốc vẽ .
=>Nhìn em bằng con mắt kể cả, không chú ý, quan tâm .
à Khi tài năng hội hoạ của em được phát hiện 
-Thấy em có tài năng hội hoạ, cảm thấy thất vọng, mình bất tài, muốn khóc. 
à Tự tị, mặc cảm .
-Không thân với em như trước nữa, chỉ một lỗi nhỏ cũng gắt um lên à Tự ái, xa lánh em .
Xem trộm tranh của em gái .
Thấy tranh đẹp thì thở dài .
à Thầm cảm phục em nhưng không công khai, biểu lộ .
Cảm thấy vẻ mặt em ngộ nghĩnh trước kia nay như chọc tức mình .
-> Ghen tị .
-Không vui khi được tin em tham dự trại thi vẽ quốc tế .
Đẩy nhẹ em khi em ôm cổ mình trong niềm vui đạt giải .
4. Củng cố(3')
- Em có cảm nhận ntn về nhân vật người anh? 
5. Hướng dẫn học ở nhà :
	- Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện.
	- Soạn tiếp phần còn lại giờ sau học tiếp.
V.RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************
 Ngày soạn: 16/1/2014 Tiết 82 
Ngày dạy: 
Văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
 - Tạ Duy Anh -
I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
-Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng , nhân hậu đối với lòng ghen ghét, dố kị.
 2.Kĩ năng: -Đọc diễn cảm , giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
-Đọc- hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
-Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác .
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Đối với GV: 
+ Soạn bài.
+ Đọc sách giáo viên, SGK.
+ Ảnh chân dung nhà văn Tạ Duy Anh, bức tranh (SGK, Tr 31).
2/ Đối với Học sinh: 
	Soạn bài, học bài, SGK.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.....
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
 1.Ổn định lớp(1'): Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ(5'): Hãy tóm tắt văn bản “Bức tranh của em gái tôi” ? 
 3. Bài mới(33') 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1(28’)
H: Thái độ của người anh như thế nào khi nghe tin em gái sẽ tham dự trại thi vẽ quốc tế? 
Trong niềm vui đạt giải nhất khi em gái lao vào ôm anh, người anh có hành động gì? 
Quan sát đoạn truyện từ “trong gian phòng …” đến hết và cho biết :
Bức tranh ấy vẽ về ai? Vẽ như thế nào? Đứng trước bức tranh ấy, người anh có thái độ, cử chỉ như thế nào?
? Vì sao người anh lại sững người, ngỡ ngàng? Vì sao lại hãnh diện? 
? Tại sao người anh lại xấu hổ?
Khi nghe mẹ hỏi “Con có nhận ra con không?” Người anh có tâm trạng gì? 
? Người anh đã nhận ra cách xử sự của mình với em gái có đúng đắn không? 
HS: Làm việc theo nhóm(3’)Quan sát phần đầu truyện, người em gái được giới thiệu qua những chi tiết nào? (từ lời của người anh)
? Kiều Phương là em bé có nét gì đáng chú ý ở phần 1 của câu chuyện? Sau khi được phát hiện là có tài hội hoạ Kiều Phương có thay đổi gì không trong quan hệ với anh trai và mọi người? Tranh em gái được đánh giá như thế nào? 
? Khi hay tin em mình đạt giải nhất, cô em gái đã có hành động gì với anh 
? Nhận xét gì về nhân vật Kiều Phương ?
Nêu vài nét về nghệ thuật của truyện ?
-Kể chuyện bắng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện .
-Miêu tả chân thực diến biến tâm lí của nhân vật.
Em hãy nêu ý nghĩa văn bản ?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động IV: Luyện tập(5’)
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Diễn biến tâm trạng nhận vật người anh :
* Khi đứng trước bức tranh giải nhất của em gái 
+ Giật đứng người, ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ ,muốn khóc .
+ Muốn nói với mẹ rằng không phải con đâu, đấy là tâm hồn, là lòng nhân hậu của em con đấy .
àÍch kỷ được thức tỉnh và tự nhận ra lỗi lầm của mình .
2. Nhân vật cô gái Kiều Phương 
Mặt luôn bị bôi bẩn, thích thú lục lọi các đồ vật .
Tự chế thuốc vẽ .
Tranh vẽ rất độc đáo .
Nghe tin đạt giải nhất, lao vào ôm cổ anh muốn cùng anh đi nhận giải .
=> Hồn nhiên, trong sáng, say mê hội họa, nhân hậu .
* Ghi nhớ - SGK
III. Luyện tập
Bài 1/ 35 Viết 1 đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái .
 4.Củng cố(4'): GV khái quát lại nội dung bài theo sơ đồ tư duy.
 5.Hướng dẫn tự học (2')
 - Về nhà làm lại bài tập 1&2. Mỗi bài một đoạn văn.
 - Học thuộc ghi nhớ. Phân tích được 2 nhân vật.
 - Chuẩn bị bài tiếp:
 Luyện nói: “ Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả”.
 Soạn hết 5 bài tập để học tốt hơn.
 -Soạn bài “Luyện nói ... "
 V.RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............................................................................................
******************************
Ngày soạn: 18/1/2014 Tiết 83 
Ngày dạy: 
LUYỆN NÓI QUAN SÁT,TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
 VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói .
-Thực hành kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
-Rèn kĩ năng lập dàn ý và luyện nói trước tập thể lớp.
 2.Kĩ năng: -Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.
-Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
-Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm , nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự học, tự rèn của HS .
II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài,dự kiến ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức đã học về văn miêu tả ở cấp I 
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.....
 IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
 1.Ổn định lớp(1'): Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ(5') Vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và miêu tả nhận xét trong văn miêu tả ?
 3. Bài mới(35'): Các em vừa học xong tiết “Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” . Để giúp các em củng cố chắc hơn những kiến thức về quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả và đặc biệt là kĩ năng nói trước tập thể, chúng ta học tiết tập nói
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
HĐ1: Củng cố kiến thức
- GV: Gọi một số học sinh đọc phần dàn ý đã chuẩn bị.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, yêu cầu bổ sung vào dàn ý.
- HS: được chuẩn bị 3 phút trước khi trình bày trước lớp.
HĐ2: Luyện nói
- GV: Cho HS chuẩn bị 7- 10 phút
- HS ( Tổ 1): Kiều Phương là một em gái hồn nhiên, có tài năng hội hoạ, có tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu. Em hồn nhiên ở chỗ luôn vui vẻ, thân thiện với mọi người, mặt luôn tự bôi bẩn, còn miệng thì hát hò vui vẻ thậm chí khi bị anh mắng thì mặt xiụ xuống, miệng dẩu ra trông rất ngộ chứ không bực tức, cãi lại. Cô bé ấy còn có tài năng hội hoạ đặc biệt. Tuy còn rất bé mà đã tự mày mò chế thuốc vẽ. Em vẽ tất cả những gì thân thuộc quanh mình: con mèo vằn, bát múc cơm, mà cái gì vào tranh cũng ngộ nghĩnh, sinh động, đáng yêu…
- HS 2 nhận xét.
- GV: nhận xét.
- HS( Tổ 2): Trình bày trước lớp dựa theo gợi ý trong SGK:
? Đó là một đêm trăng như thế nào?
(nhận xét)
? Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu:
 + Bầu trời
 + Đêm
 + Vâng trăng
 + Cây cối
 + Làng bản
 ? Tìm những hình ảnh tưởng tượng, so sánh để cảnh đêm trăng đẹp và sinh động.
- GV đọc “ Vầng trăng quê em” ( trang 31 sách “ Văn miêu tả” “ Trăng lên”(trang 36 sách đã dẫn)
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
- Vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói.
- Yêu cầu của việc luyện nói:
 + Dựa vào dàn ý, nói rõ ràng, mạch lạc
 + Nói âm lượng vừa đủ, có ngữ điệu, diễn cảm.
 + Tác phong mạnh dạn tự tin.
II. LUYỆN NÓI 
1. Miêu tả hình ảnh Kiều Phương:
 - Hình dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn, tóc ngắn buộc hai bên như hai chiếc đuôi gà hoe vàng, mắt đen tròn sáng long lanh, khuôn mặt tròn hay tự bôi bẩn như cô bé lọ lem trong truyện cổ tích.
 - Tính tình: Vui vẻ, hồn nhiên, tinh nghịch, ưa hoạt động, thích sáng tạo, say mê vẽ, độ lượng và nhân hậu.
àĐáng yêu, đáng mến.
2. Miêu tả đêm trăng:
- Đó là một đêm trăng tròn ( trăng rằm ) rất đẹp.
- Bầu trời là một tấm áo màu xám nhạt với những bông hoa sao li ti.
- Mặt trăng tròn vành vạnh như chiếc cúc áo bằng bạc đính khéo léo trên chiếc áo da trời.
- Bóng trăng lồng bóng cây in bóng xuống mặt đất như hàng ngàn đốm hoa lửa đang nhảy nhót.
- Làng bản huyền ảo hơn, sang trọng hơn trong ánh sáng dịu dàng, lan toả của trăng đêm.
4. Củng cố(3'). 
 - Nhận xét khả năng

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 HHUNG.doc
Giáo án liên quan