Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 12 - Tuần 9 - Đọc văn: Việt Bắc

Bốn câu tiếp : Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến :

- Người ra đi trả lời gián tiếp, bằng câu hỏi : tiếng ai tha thiết bên cồn.

- Các từ láy : thiết tha, bồn chồn, bâng khuâng diễn đạt cảm xúc nao nao của người đi.

- Đại từ phiếm chỉ ai hàm ý chỉ người ở lại.

 

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 10619 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 12 - Tuần 9 - Đọc văn: Việt Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09 	 Ngày soạn: 09/10/2014 
Tiết PPCT: 25, 26 	 Ngày dạy: 14/10/2014 
ĐỌC VĂN: VIỆT BẮC .
 -Tố Hữu -.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt bắc, với nhân dân, đất nước ;
 - Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
B . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức :
 - Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc, trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến ; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
- Tính dân tộc đậm nét : thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp ; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
2. Kĩ năng : 
- Đọc- hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
- Giao tiếp : trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ, về giai điệu, về cảm xúc kẻ ở người đi trong bài thơ.
- Tư duy sáng tạo : phân tích, so sánh, bìnhl uận về vẻ đẹp của lối nói giao duyên trong bài thơ, về cách xưng hô, về hình ảnh kẻ ở người đi, về tình cảm cách mạng cao đẹp của bài thơ.
- Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung cách mạng của những con người Việt Bắc, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân.
3. Thái độ : 
- Tình cảm ân tình sâu nặng của người cán bộ cách mạng đối với Việt Bắc.
- Thấy được phong thái của vị lãnh tụ ; giản dị, gần gũi, ung dung tự tại trong những ngày tháng ở chiến khu Việt Bắc.
C. PHƯƠNG PHÁP: Đọc hiểu sáng tạo.
 Đàm thoại : phát vấn phát hiện, lí giải tím tòi, minh họa. Thảo luận nhóm trên lớp.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy nêu các chặng dường thơ của Tố Hữu
- Hãy trình bày phong cách thơ Tố Hữu.
3. Bài mới: Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị. Nói chuyện mình hay kể chuyện người cũng chỉ hướng đến nguồn cảm xúc lớn lao về đời sống chính trị của dân tộc mà thôi. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc đã cho anh/ chị thấy phần nào khía cạnh nội dung trữ tình trong thơ Tố Hữu? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Em hãy cho biết bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Vậy đoạn trích giảng thuộc phần nào của bài thơ ? Vị trí của bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu và thơ ca thời chống Pháp ? 
- Bài thơ Việt Bắc gồm 3 phần : Những kỉ niệm thân thiết, đẹp đẽ về khắng chiến .Tình cảm của Việt Bắc đối với Đảng và Bác .
.C uộc kiến thiết Việt Bắc trong tương lai;
Cảm hứng bao trùm đoạn trích ? Ngôn ngữ trong đoạn trích ? Ví dụ ? Kết cấu “ mình –ta” chuyển hóa như thế nào ? ( So với ca dao, dân ca). Giọng điệu bao trùm bài thơ ? Ví dụ ? Vậy chủ đề bao trùm là gì ?
 .Trước cách mạng : Việt Bắc là nơi thành lập Mặt trận Việt Bắc (1941), Uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Trong kháng chiến : chiến khu cách mạng.
 .Mình với ta như cà với muối 
 Ta với mình như cuội với trăng 
Trong đoạn thơ, lời của ai lên tiếng trước ? Tại sao ? Trong cảnh chia tay, người ở lại đã nói gì ? 
Tại sao lại dùng cụm thiết tha mặn nồng để nói về thời gian 15 năm? Đại từ mình –ta linh hoạt ra sao?
 - Dòng hồi tưởng giúp ta trở về thuở ban đầu của những ngày kháng Nhật, phong trào Việt Minh, nơi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, tiền thân của quân đội Việt Nam sau này, nơi Quốc dân Đại hội phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
 Những thăng trầm ấy chưa phải thông điệp mà người ở muốn nhắn nhủ. Vậy theo em, đâu là mối quan tâm lớn nhất trở thành cảm xúc được điệp đi nhấn lại trong lời của Việt Bắc? 
 “ Mình về thành thị xa xôi .
 Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng?
 Phố đông còn nhớ bản là
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng”
Hãy đọc diễn cảm khổ thơ Tiếng ai ….hôm nay. Hai câu lục bát giúp em hình dung như thế nào về khung cảnh cuộc chia tay và tâm trạng của người ra đi ? Chỉ ra cách ngắt nhịp ? 
 Nhủ rồi tay lại cầm tay
Bước đi một bước giây giây lại dừng
 Chinh phụ ngâm
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo bàn 4 phút : Hãy chỉ ra nét truyền thống và cách tân trong hai đại từ “ Mình –ta” ? Tìm ví dụ để chứng minh? 
 - “Mình đi, mình có nhớ mình”.(1)
 - “Mình đi mình lại nhớ mình” . (2) 
- Đại từ “ mình –ta” (1) ngôi thứ 1- cán bộ cách mạng. Đại từ “ mình –ta” (2) ngôi thứ 2- cán bộ cách mạng. Người ra đi nhớ thiên nhiên ,con người và cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng.
I. TÌM HIỂU CHUNG :
1. Hoàn cảnh sáng tác :
- Ngày 7-5- 1954 chiến thắng Điện Biên Phủ
- Tháng 7- 1954 kí hiệp định Giơnevơ .
- Tháng 10 – 1954 cơ quan Trung ương Đảng, chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội 
- Tố Hữu nhân danh thời đại bày tỏ tình cảm với quê hương cách mạng.® sáng tác bài thơ .
- Việt Bắc là cơ quan đầu não của Đảng.
2. Vị trí của bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu : Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu - tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời chống Pháp 
3. Vị trí: Phần đầu của tác phẩm, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến.
 4. Bố cục:
II. ĐỌC - HIÊỦ VĂN BẢN :
1. ĐỌC:
a. Cảm nhận chung : 
- Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ với nhiều sắc thái khác nhau.
- Thể thơ lục bát uyển chuyển, linh hoạt
- Ngôn ngữ tình yêu( bồn chồn, bâng khuâng, nhớ…..)nghĩa tình cách mạng đến với người đọc bằng con đường của tình yêu
- Kết cấu theo lối đối đáp “ mình- ta” tạo sự hô ứng đồng vọng:
+ Thực chất đối thoại là độc thoại.
+ Tác giả phân thân để bộc lộ cảm xúc.
- Giọng điệu: ngọt ngào sâu lắng…có phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian.
b. Chủ đề : ân tình cách mạng
- Ca ngợi con người và cuộc sống kháng chiến gian khổ hào hùng.
- Tình nghĩa thuỷ chung giữa chiến sĩ cách mạng và nhân dân Việt Bắc .
2. Tìm hiểu đoạn trích : 
a. Tám dòng thơ đầu : Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người : 
* Bốn câu trên : Lời ướm hỏi khéo léo tình tứ của người ở lại - đồng bào Việt Bắc :
- Người ở lại nhạy cảm, lên tiếng trước, gợi nhắc kỉ niệm về :
+ Mười lăm năm cách mạng gian khổ, hào hùng.
+ Chiến khu cách mạng trở thành quê hương.
+ Việt Bắc là cội nguồn của chiến thắng.
+ Cảnh và người Việt Bắc có biết bao gắn bó tình nghĩa với kháng chiến.
- Câu hỏi khéo léo, ngọt ngào, không chỉ để hỏi mà còn khẳng định tấm lòng chung thuỷ của mình.
- Nghĩa tình được biểu hiện qua các đại từ mình- ta, điệp từ nhơ và lời nhắn nhủ mình có nhớ ta, mình có nhớ không.
- Các từ láy : thiết tha, mặn nồng thể hiện tình cảm gắn bó.
- Cây, núi, sông, nguồn gợi không gian của một căn cứ cách mạng.
* Bốn câu tiếp : Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến :
- Người ra đi trả lời gián tiếp, bằng câu hỏi : tiếng ai tha thiết bên cồn. 
- Các từ láy : thiết tha, bồn chồn, bâng khuâng diễn đạt cảm xúc nao nao của người đi.
- Đại từ phiếm chỉ ai hàm ý chỉ người ở lại.
- Sắc áo chàm( hoán dụ) có giá trị khắc hoạ trang phục của người Việt Bắc, đồng thời khẳng định : cả Việt Bắc đều ra đưa tiễn.
- Người đi khẳng định sẽ nhớ và nhớ chi tiết : nhớ tiếng, nhớ cồn, nhớ áo chàm, nhớ cảnh, nhớ kỉ niệm…--> tấm lòng son sắt, uống nước nhớ nguồn của người ra đi. 
- Câu cuối bỏ lửng, ngập ngừng, nghẹn ngào
b. Tám mươi hai câu sau : Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm: 
b1 Mười hai câu hỏi : gợi lên : 
 - Xoáy vào kỉ niệm không thể nào quên của những ngày cách mạng còn trong trứng nước – thời kì vận động cách mạng gian nan, khổ cực : địa điểm: mưa lũ, mây mù( hình ảnh thực và ẩn dụ)
- Khơi gợi về sức mạnh đấu tranh: kháng Nhật.
- Cuộc sống tình người: miếng cơm chấm muối….
- Những ngày gian nan: hắt hiu lau xám
à đậm đà lòng son 
- Biện pháp tiểu đối 4/4:
+ Cụ thể hoá gian khổ và mối thù của cách mạng Miếng cơm …..vai 
+ Gợi nhớ về những mái nhà tranh nghèo và tấm lòng son đỏ dành cho cán bộ, chiến sĩ. Hắt hiu..
- Đại từ “ mình –ta” điệp từ- đã tạo ra một giọng điệu trữ tình, êm ái, gợi âm hưởng của ca dao, góp phần diễn tả nỗi nhớ về Việt Bắc.
- Điệp từ –câu hỏi: có nhớ không
+ Điệp 7 lần liên tiếp ở dòng lục, giọng hỏi day dứt, sợ thời gian làm thay đổi lòng người
+ Rút lại ở dòng thứ 12: Mình đi mình lại nhớ mình.
Củng cố: Nắm sơ bộ về tác giả,tác phẩm…… Lời người ở lại đầy băn khoăn, day dứt….
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 TIẾT 2
Đoạn thơ nào khẳng định sắt son tình cảm của người ra đi ? Kỉ niệm hiện về theo thời gian và cả không gian. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả những kỉ niệm ấy là gì ? ( cảm xúc nối kết kỉ niệm, dấu hiệu nghệ thuật) sợi nhớ sợi thương 
Thiên nhiên và con người được tái hiện trong nỗi nhớ của nhà thơ ra sao ? Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào ? Cảnh đẹp hơn khi nào ? 
 Trong buổi giã bạn, Việt Bắc đã trở thành người yêu, người thương 
 “ Ve kêu …” : liên tưởng lạ lùng .
 - Một tiếng chim kêu sáng cả rừng .
Vẻ đẹp mang đậm màu sắc phương Đông với cách diễn tả độc đáo gợi vẻ riêng. Giọng thơ: tiết tấu ngân nga, dìu dặt, giọng thơ thủ thỉ tâm tình .
Cuộc sống, con người được nhà thơ tái hiện như thế nào? Bức tranh có màu sắc, ánh sáng, âm thanh và đường nét ra sao?
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh, mẹ khóc
 ( Bóng cây kơ-nia-Ngọc Anh)
Mặt trời của bắp thi nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
 (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Em có nhận xét gì về nhịp điệu, hình ảnh và hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc khắc hoạ cuộc sống chiến đấu ở đây? 
Đoạn trên ngọt ngào thiết tha thì đoạn này khắc hoạ cuộc sống mang âm điệu mạnh mẽ, dồn dập, sôi nổi, hào hùng. Hình ảnh hoành tráng, sử thi
 - Về nội dung: Ông ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại.
 - Về nghệ thuật: Sử dụng điệp từ, thủ pháp tương phản, trùng điệp, ngoa du, âm hưởng sử thi, nhịp đều nhanh …….khẳng định Việt Bắc anh hùng. 
 - Thơ Quang Dũng gợi nhắc những vùng hoang sơ, bí hiểm
 - Thơ Hoàng cầm gợi nhắc địa danh gắn với truyền thống dân gian.
Vị trí của Việt Bắc trong lòng người dân Việt Nam ? Em có nhận xét gì về nguồn lực cách mạng và dân tộc trong thơ Tố Hữu? 
- Kết cấu đối đáp trong khung cảnh chia tay.
- Đại từ “ mình -ta” và cấu trúc lời hỏi dáp hô ứng, gợi nhớ nhiều câu ca dao về tình cảm lứa đôi.
- Những hình ảnh ước lệ của ca dao, dân ca.
- Am điệu thiết tha, quyến luyến như những lời ru trong ca dao ,dân ca.
- Đề cao đạo lí thuỷ chung, son sắt, vốn là những quan niệm và cách sống đã thành truyền thống của dân tộc và được thể hiện sâu đậm trong ca dao, dân ca.
- Sự hài hoà giữa nội dung mang tính cách mạng với truyền thống tinh thần và thẩm mĩ của dân tộc, làm tư tưởng cho tình cảm hiện thực mới của thời đại nhập vào nguồn mạch dân tộc một cách tự nhiên
b2 Bảy mươi câu đáp :
* Bốn câu đầu : Khẳng định nghĩa tình thuỷ chung, son sắt :
 - Thấu tỏ nỗi băn khoăn, người ra đi ( tác giả ) khẳng định: Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
- Đại từ “ mình –ta” ngày càng xoắn xuýt, bền vững.
* Hai mươi tám câu tiếp : Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống Việt Bắc: 
- Cảnh vật hiện ra chân thực, thơ mộng, hiền hoà: vầng trăng thấp thoáng nơi đầu núi, một ánh nắng chiều lấp ló lưng nương, ánh trăng đêm, bếp lửa hồng trong đêm, những bản làng bồng bềnh trong sương, rừng nứa, bờ tre, núi đèo, ngòi Thia, sông Đáy, suối lê….
- Đẹp nhất là sự hoà hợp giữa cảnh và con người: 
+ Mùa đông: màu đỏ át màu xanh của rừng già gợi sự ấm áp. Con nghười trở thành điểm sáng di động nhờ con dao trần gài ở thắt lưngà con người tôn thêm vẻ đẹp của cảnh 
+ Mùa xuân với màu tinh khiết của hoa mơ. Trắng rừng biểu hiện sự ngỡ ngàng của con người trước vẻ đẹp của mùa xuân. Con người là chủ nhân của mùa xuân
+ Mùa hạ lung linh âm thanh và sắc màu vàng. Con người cô đơn hái măng khiến ta rung động
+ Mùa thu: ánh trăng dát vàng ở an toàn khu. Tiếng hát yêu đời từ quá khứ vọng về giúp nhà thơ khép lại đoạn thơ.
à bức tranh tứ bình với chủ đề Xuân –Hạ-Thu –Đông đậm nét cổ điển 
- Con người gắn với cảnh :tần tảo đi nương; chịu thương chịu khó, khéo léo mềm mại trong công việc chuốt giang -hái măng mà lạc quan yêu đời, chung thuỷ nghĩa tình trong tiếng hát.
à Họ đã góp phần làm nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.
=> Nỗi nhớ triền miêm theo năm tháng, bức tranh sống động có hồn, đan cài, đối xứng, hòa hợp.
- Nhớ cuộc sống, con người Việt bắc:
+ Con người: chịu thương, chịu khó, giàu tình nghĩa, lạc quan, yêu đời.
+ Cuộc sống: nghèo khó, cơ cực, thanh bình, yên ả lớp học i tờ 
® Nghĩa tình đẹp hơn trong gian nan thử thách -gợi rung động ở người đọc.
* Hai mươi hai câu tiếp : Cuộc kháng chiến anh hùng 
-Tám dòng đầu: Khí thế của quân ta trong kháng Pháp:
+ Ban ngày kẻ thù đánh phá ác liệt, ban đêm ưu thế thuộc về ta của ta 
+ Khí thế ra trận: khoẻ khoắn, gân guốc, giàu giá trị tượng thanh.
+ Hình ảnh lãng mạn, hiện thực, trẻ trung: Ánh sao đầu súng 
+ Nhiều chi tiết nói về ánh sáng: sao trời, lửa đuốc, đèn pha..
+ Phép so sánh Đèn pha bật sáng như ngày mai lên phản ảnh đúngniền phấn chấn 
+ Cội nguồn chiến thắng là lòng căm thù giặc, đoàn kết, tình yêu thương, gắn bó con người với thiên nhiên
- Bốn dòng sau: Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác:
+ Tin thắng trận dồn dập đổ về Việt Bắc từ khắp các chiến trường trong cả nước
+ Cụm từ vui về, vui lên, vui từ tạo không khí phấn chấn, tíu tít vừa biểu đạt; Việt Bắc chính là cơ quan đầu não của cách mạng, để từ đó lại toả đi trăm ngả.
+ Địa danh : có nét độc đáo, lừng lẫy chiến công
à giàu chất sử thi, chất thơ
* Mười sáu câu cuối : Nỗi nhớ cảnh và người Việt bắc, những kỉ niệm kháng chiến : 
- Việt Bắc – thủ đô kháng chiến: 
- Là cái nôi của cuộc kháng chiến toàn quốc để triển khai các chiến dịch.
- Có uy tín với cả nước –địa danh thiêng liêng trên bản đồ Tổ quốc. 
 - Vần thơ mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình.
3. Tổng kết: 
 a. Nghệ thuật : Bài thơ dậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu : thể thơ lục bát, hình ảnh dân dã, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tiết tấu nhịp nhàng, giọng ngọt ngào, lối đối đáp, cách xưng hô mình- ta, ngôn ngừ mộc mạc giàu sức gợi…
b. Ý nghĩa : Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến ; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
1. Học bài: 
- Tìm phong vị dân gian, dân tộc trong bài thơ 
 “ Việt Bắc” của Tố Hữu ?
- Phân tích giá trị biểu cảm của cách xưng hô mình - ta trong bài thơ ? 
2, Soạn bài: Luậ thơ tiếp theo
E. RÚT KINH NGHIỆM: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN K12(1).doc
Giáo án liên quan